Kế hoạch 265/KH-UBND Hà Nội 2021 khuyến nông năm 2022

thuộc tính Kế hoạch 265/KH-UBND

Kế hoạch 265/KH-UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội về việc khuyến nông Thành phố Hà Nội năm 2022
Cơ quan ban hành: Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:265/KH-UBND
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Kế hoạch
Người ký:Nguyễn Mạnh Quyền
Ngày ban hành:25/11/2021
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Nông nghiệp-Lâm nghiệp
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------

Số: 265/KH-UBND

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Hà Nội, ngày 25 tháng 11 năm 2021

 

 

KẾ HOẠCH

KHUYẾN NÔNG THÀNH PHỐ HÀ NỘI NĂM 2022

 

Căn cứ: Nghị định số 83/2018/NĐ-CP ngày 24/5/2018 của Chính phủ về Khuyến nông; Quyết định số 449/QĐ-UBND ngày 22/01/2020 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về việc phê duyệt Chương trình Khuyến nông thành phố Hà Nội giai đoạn 2020-2025; Trên cơ sở kết quả thực hiện Kế hoạch khuyến nông Thành phố năm 2021, xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 412/TTr-SNN ngày 09/11/2021, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch Khuyến nông thành phố Hà Nội năm 2022, với các nội dung như sau:

I. Mục tiêu

1. Mục tiêu chung

- Thực hiện nghiêm túc và hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình Khuyến nông thành phố Hà Nội giai đoạn 2020-2025, phát huy vai trò định hướng, hỗ trợ chuyển giao công nghệ theo nhu cầu thực tiễn của các địa phương.

- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mở rộng sản xuất các sản phẩm thiết yếu, phù hợp với nhu cầu tiêu dùng, đảm bảo không đứt gãy chuỗi sản xuất cung ứng sản phẩm nông nghiệp.

- Tập trung nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp để tăng thu nhập, giảm nghèo, góp phần ổn định an sinh xã hội trong giai đoạn hiện nay.

- Phấn đấu từng bước mở rộng các mô hình có áp dụng công nghệ cao vào sản xuất, bảo quản, chế biến nông sản; tăng cường liên kết theo chuỗi giá trị; các mô hình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt và cấp chứng nhận xây dựng các vùng sản xuất hàng hóa tập trung có năng suất, chất lượng cao, an toàn vệ sinh thực phẩm gắn với bảo vệ môi trường sinh thái; chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu.

- Huy động nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tham gia chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp.

2. Mục tiêu cụ thể

- Bám sát định hướng, chỉ đạo của Trung ương, của Thành phố về Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tuyên truyền chủ trương chính sách thực hiện xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân, giới thiệu các sản phẩm nông sản chủ lực, sản phẩm theo chuỗi liên kết trên địa bàn Thành phố.

- Tập huấn cho hơn 14.000 học viên là các cộng tác viên, nông dân, người sản xuất được tiếp cận, nắm bắt tiến bộ khoa học, nâng cao trình độ tay nghề trong quản lý, sản xuất, đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ, chất lượng cao, an toàn thực phẩm, nâng cao giá trị sản phẩm.

- Chuyển giao công nghệ thông qua các mô hình trình diễn nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm tăng hiệu quả kinh tế tăng 10-20% so với sản xuất ngoài mô hình.

II. Nội dung Kế hoạch

1. Tập huấn thường xuyên

1.1. Tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phương pháp, kỹ năng khuyến nông

- Đối tượng tập huấn: Cho khoảng 90 cán bộ và cộng tác viên khuyến nông các cấp.

- Nội dung tập huấn: Nghiệp vụ và chuyên môn, phương pháp, kỹ năng khuyến nông; bồi dưỡng kiến thức về chính sách, pháp luật Nội dung tập huấn; Vai trò của cán bộ khuyến nông trong công tác thúc đẩy nông dân tham gia liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; Kỹ năng, phương pháp thuyết trình và làm việc nhóm cho cán bộ khuyến nông, ứng dụng kỹ thuật chuyển đổi số trong nông nghiệp,...

1.2. Tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật sản xuất, tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh nông nghiệp

a) Tập huấn cho các tổ chức, cá nhân tham gia chuỗi giá trị nông sản và các khâu hình thành chuỗi liên kết

- Đối tượng tập huấn: Cho khoảng 550 nông dân sản xuất hàng hóa, thành viên các hợp tác xã, trang trại sản xuất, doanh nghiệp kinh doanh, cơ sở chế biến tiêu thụ.

- Nội dung tập huấn: Tổ chức tập huấn các kiến thức về chuỗi giá trị nông sản và các khâu hình thành chuỗi, xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản, tạo dựng thương hiệu sản phẩm

b) Tập huấn trang bị kiến thức và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới cho nông dân.

- Đối tượng tập huấn: Cho khoảng 9.380 nông dân sản xuất hàng hóa.

- Nội dung tập huấn: Các kiến thức sản xuất nông nghiệp theo thời vụ, kỹ thuật chăm sóc một số cây trồng chính, vật nuôi chính từng thời vụ (trồng trọt, bảo vệ thực vật, chăn nuôi, thú y, thủy sản); một số bệnh thường gặp trên cây trông, vật nuôi và cách phòng trừ.

c) Bồi dưỡng nâng cao năng lực về kỹ thuật và quản lý, kiến thức thị trường, xây dựng thương hiệu, liên kết tiêu thụ sản phẩm cho các hộ sản xuất, mô hình trang trại.

- Đối tượng tập huấn: Cho khoảng 600 học viên là nông dân sản xuất hàng hóa, thành viên các hợp tác xã, trang trại sản xuất, doanh nghiệp kinh doanh, cơ sở chế biến tiêu thụ.

Nội dung tập huấn: Chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật mới và ứng dụng công nghệ cao (những vấn đề cơ bản về sản xuất nông nghiệp công nghệ cao; giải pháp trong sản xuất nông nghiệp công nghệ cao; tìm hiểu về nền nông nghiệp 4.0; chuyển đổi số trong ngành nông nghiệp; một số kỹ thuật canh tác trong nông nghiệp công nghệ cao,...); về quản lý, kiến thức thị trường, xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu, liên kết tiêu thụ sản phẩm cho các hộ sản xuất, mô hình trang trại, xử lý rác thải hữu cơ,...

1.3. Tập huấn nâng cao kiến thức về an toàn thực phẩm trong sản xuất, sơ chế, chế biến

- Đối tượng tập huấn: Cho khoảng 3.575 học viên là nông dân sản xuất hàng hóa, thành viên các hợp tác xã, trang trại sản xuất, doanh nghiệp kinh doanh, cơ sở chế biến tiêu thụ.

Nội dung tập huấn: Tổ chức tập huấn cách xây dựng, áp dụng quy trình quản lý sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế về an toàn thực phẩm, nông nghiệp hữu cơ tại các vùng chuyên canh trên địa bàn Thành phố hướng đến xuất khẩu vào thị trường quốc tế và phục vụ người tiêu dùng thủ đô. Thực hành đảm bảo an toàn thực phẩm, đáp ứng yêu cầu kỹ thuật trong chế biến, bảo quản, kinh doanh sản phẩm nông, lâm, thủy sản.

2. Thông tin tuyên truyền thường xuyên

2.1. Thông tin tuyên truyền

a) Xuất bản các ấn phẩm tuyên truyền ngành Nông nghiệp

- In, phát hành Bản tin Nông nghiệp và Nông thôn Hà Nội:

+ Nội dung Bản tin: Thông tin về chủ trương chính sách nông nghiệp mới của Đảng, Nhà nước, Thành phố; Các kết quả hoạt động của ngành nông nghiệp: Trồng trọt, Bảo vệ thực vật, Chăn nuôi, Thú y, Thủy sản, Xây dựng nông thôn mới,... trên địa bàn Thành phố; Phổ biến các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới trong sản xuất nông nghiệp,...

+ Đối tượng phát hành: Ủy ban nhân dân Thành phố; Lãnh đạo Ủy ban nhân dân, phòng Kinh tế các quận, huyện, thị xã; Cán bộ lãnh đạo, quản lý ngành nông nghiệp Hà Nội; Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn, các Hợp tác xã nông nghiệp, Khuyến nông viên cơ sở, các điểm văn hóa xã, các hội đoàn thể, nông dân chủ trang trại tiêu biểu trên địa bàn Thành phố; Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và Trung tâm Khuyến nông của 63 tỉnh thành trên cả nước.

- In, phát hành Bản tin Sản xuất và thị trường:

+ Nội dung Bản tin: Phản ánh tình hình sản xuất nông nghiệp; Phổ biến quy trình kỹ thuật mới trong các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản; Giới thiệu các gương sản xuất giỏi trên địa bàn Thành phố; Hỏi đáp kỹ thuật, giới thiệu các địa chỉ sản xuất, kinh doanh uy tín, chất lượng (địa chỉ xanh); Đánh giá thị trường nông sản trong nước và thế giới; giá cả các mặt hàng nông sản tại các chợ đầu mối khu vực thành phố Hà Nội và một số tỉnh khu vực phía Bắc; Thông tin dự báo nhu cầu mua, bán của các hộ; cơ sở sản xuất, kinh doanh; các trang trại; làng nghề trên địa bàn Hà Nội và tại một số tỉnh khu vực phía Bắc.

+ Đối tượng phát hành: Phòng kinh tế, Đài phát thanh các quận, huyện, thị xã; Cán bộ lãnh đạo, quản lý ngành nông nghiệp Hà Nội; Trung tâm Xúc tiến Thương mại Du lịch Thành phố; Các hội đoàn thể; các Hợp tác xã nông nghiệp, Khuyến nông viên cơ sở; nông dân chủ trang trại tiêu biểu trên địa bàn Thành phố; Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và Trung tâm Khuyến nông của 63 tỉnh thành trên cả nước.

- In, phát hành Nông lịch Hà Nội:

+ Nội dung Nông lịch: Đăng tải lịch thời vụ; thời tiết khí hậu, thủy văn hàng tháng; thời vụ sản xuất cây trồng, vật nuôi; những việc làm của nhà nông theo tháng (trồng trọt, bảo vệ thực vật, chăn nuôi, thú y, thủy sản, thủy lợi,...); những lưu ý về cây trồng và vật nuôi từng thời vụ; kỹ thuật chăm sóc một số cây trồng chính, vật nuôi chính từng thời kỳ; một số bệnh thường gặp trên cây trồng, vật nuôi và cách phòng trừ.

+ Đối tượng phát hành: Ủy ban nhân dân Thành phố; Lãnh đạo Ủy ban nhân dân, phòng Kinh tế các quận, huyện, thị xã; Cán bộ lãnh đạo, quản lý ngành nông nghiệp Hà Nội; Các hội đoàn thể; Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn; các Hợp tác xã nông nghiệp, Khuyến nông viên cơ sở, các điểm văn hóa xã, nông dân chủ trang trại tiêu biểu trên địa bàn Thành phố; Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và Trung tâm Khuyến nông của 63 tỉnh thành trên cả nước.

- In, phát hành Lịch Nông nghiệp Hà Nội:

+ Nội dung: Thể hiện những hình ảnh đẹp trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố Hà Nội; các mô hình nông nghiệp công nghệ cao, tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, tiên tiến, mùa màng bội thu; Lịch thời vụ, nhằm tuyên truyền trong dịp Tết.

+ Đối tượng phát hành: Phòng kinh tế Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã; Cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ chuyên môn ngành nông nghiệp Hà Nội; Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và Trung tâm Khuyến nông của 63 tỉnh thành trên cả nước.

b) Xây dựng các chuyên đề thông tin tuyên truyền

- Xây dựng clip chuyên đề hướng dẫn, tư vấn từ quản lý đến sản xuất, bảo quản, chế biến, tiêu thụ; chuyên mục khuyến nông giới thiệu các mô hình khuyến nông tiên tiến, hiệu quả, có khả năng nhân rộng qua đó giúp nông dân tiếp cận phương thức sản xuất nông nghiệp tiên tiến, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, từng bước chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, tạo thu nhập ổn định cho người nông dân;

- Xây dựng phóng sự giới thiệu mô hình tiêu biểu nổi bật, gương mặt điển hình trong sản xuất nông nghiệp nhằm phổ biến, nhân rộng và tạo sức lan tỏa trong phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.

c) Thông tin giá cả thị trường Nông nghiệp của ngành Nông nghiệp

Duy trì, kết nối liên thông hệ thống Thông tin Khuyến nông và thị trường từ 21 quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố và đến Trung ương (Thực hiện Chỉ thị số 2220/CT-BNN-KHCN ngày 03/08/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quản lý và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất kỹ thuật được đầu tư từ chương trình phát triển ngành nông nghiệp ASDP). Thông qua cán bộ vận hành và cán bộ cấp tin tại 21 quận, huyện, thị xã cung cấp thông tin giá cả thị trường các mặt hàng nông sản, thực phẩm, vật tư nông nghiệp tại các chợ đầu mối trên địa bàn thành phố Hà Nội; giới thiệu các địa chỉ cơ sở, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp an toàn trên địa bàn Thành phố thông qua các ấn phẩm của ngành và trên các báo, đài Trung ương và Hà Nội.

d) Thông tin tuyên truyền ngành nông nghiệp trên các báo đài phát thanh truyền hình trung ương và địa phương

Xây dựng các chương trình nông nghiệp và nông thôn Hà Nội, tuyên truyền trên Đài Phát thanh truyền hình Trung ương và Thành phố về các chủ trương chính sách, định hướng trong phát triển nông nghiệp; giới thiệu những gương điển hình sản xuất giỏi, những hộ làm kinh tế nông nghiệp đạt hiệu quả cao; Khoa giáo hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh trên cây trồng và phòng chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi; Giới thiệu tiến bộ khoa học kỹ thuật về lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, bảo quản chế biến,..; Thông tin về công tác thanh kiểm tra an toàn thực phẩm, chất lượng vật tư nông nghiệp; công tác thú y, bảo vệ thực vật; phát triển chăn nuôi, cây trồng; Thông tin về thị trường, sản phẩm nông sản, xúc tiến thương mại trong nông nghiệp;

Hình thức: Chuyên đề truyền hình hàng tuần; Chuyên đề phát thanh hàng tuần; Bản tin; phóng sự... phát trên các kênh, sóng của Đài Phát thanh truyền hình Trung ương và Thành phố.

e) Thông tin tuyên truyền trên Website Khuyến nông

Duy trì kỹ thuật, mở rộng hệ thống cơ sở dữ liệu, nội dung hình thức trên trang web. Cập nhật thường xuyên tin tức những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác khuyến nông.

2.2. Tổ chức hội nghị, hội thảo, diễn đàn, tọa đàm khuyến nông, tham quan học tập

- Tham dự hội nghị Câu lạc bộ Khuyến nông đô thị tại các tỉnh, thành phố trong nước:

+ Mục đích, nội dung hội nghị: Đánh giá những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế và xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Câu lạc bộ Khuyến nông đô thị các tỉnh, thành phố; hội thảo chuyên đề về phát triển nông nghiệp đô thị, xây dựng mô hình tiên tiến phục vụ sản xuất nông nghiệp đô thị hiệu quả, bền vững; tham quan học tập các mô hình tiên tiến hiệu quả.

+ Thành phần tham dự: Đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm Khuyến nông, chủ trang trại, nông dân tiêu biểu.

- Tổ chức Hội thảo tuyên truyền, quảng bá các sản phẩm, thương hiệu chủ lực của Thành phố và nhận diện các sản phẩm tham gia chuỗi giá trị nông nghiệp:

+ Mục đích, nội dung hội thảo: Chia sẻ các giải pháp trong sản xuất và liên kết chuỗi giá trị nông nghiệp; giới thiệu các sản phẩm tiềm năng, thế mạnh, quảng bá sản phẩm nông sản đặc trưng, các sản phẩm theo chuỗi giá trị nông nghiệp, đồng thời tham quan các cơ sở sản xuất uy tín có sản phẩm đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn Thành phố; tạo cơ hội, mối liên kết, tìm hiểu sản phẩm, từ đó góp phần thúc đẩy tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp chủ lực và các sản phẩm theo chuỗi trên địa bàn Thành phố.

+ Thành phần tham dự: Đại diện các doanh nghiệp kinh doanh, Hiệp hội bán lẻ Việt Nam; lãnh đạo, cán bộ quản lý các địa phương hợp tác xã, chủ trang trại, nông dân sản xuất sản phẩm hàng hóa tiêu biểu tham gia.

- Tổ chức hội nghị, hội thảo chuyên đề:

+ Mục đích, nội dung hội thảo: Đánh giá kết quả các mô hình khuyến nông trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và đưa ra được các định hướng, giải pháp để áp dụng, triển khai tại các địa phương khác nhằm góp phần tăng năng suất và hiệu quả kinh tế cho người sản xuất; các chính sách, định hướng để mở rộng, phát triển các mô hình khuyến nông có hiệu quả.

+ Thành phần dự: Có Nông dân tiêu biểu, chủ trang trại, hợp tác xã nông nghiệp; lãnh đạo Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, phòng Kinh tế, trạm khuyến nông, đại diện các sở, ban, ngành trên địa bàn Thành phố và các cục, vụ, viện thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Tổ chức hội nghị công tác thông tin tuyên truyền

+ Mục đích, nội dung hội nghị: Đánh giá kết quả phối hợp với các cơ quan thông tấn báo chí ở Trung ương và Hà Nội trong việc thực hiện công tác tuyên truyền về phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn Thành phố; đồng thời đưa ra được kế hoạch tuyên truyền trong năm tới phù hợp với định hướng, chủ trương của Đảng, Nhà nước và Thành phố.

+ Thành phần tham dự: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Sở, ban, ngành của Thành phố có liên quan; đại diện các cơ quan thông tấn, báo chí, các cộng tác viên.

- Tổ chức Hội nghị về phát triển nông nghiệp nông thôn giữa các tỉnh tại Hà Nội.

+ Mục đích, nội dung hội nghị: Là dịp chia sẻ kinh nghiệm trong việc tổ chức sản xuất và liên kết để tiêu thụ sản phẩm giữa các tỉnh, thành phố. Đồng thời giới thiệu các mô hình, các chuỗi hiệu quả của Hà Nội; góp phần mở thêm cơ hội hợp tác, mở rộng thị trường giao thương giữa Hà Nội và các địa phương, tăng sức cạnh tranh và thúc đẩy tiêu thụ cho các sản phẩm nông sản an toàn của các địa phương.

+ Thành phần tham dự: Lãnh đạo, cán bộ của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, và các đơn vị trực thuộc sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội và các tỉnh; đại biểu nông dân tiêu biểu.

- Tổ chức đoàn học tập, trao đổi tiến bộ khoa học kỹ thuật tại các tỉnh bạn:

+ Với nội dung làm việc: Tập trung trao đổi về tình hình phát triển sản xuất nông nghiệp giữa Hà Nội và các địa phương, chia sẻ kinh nghiệm về việc ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất, đặc biệt là kinh nghiệm trong việc xây dựng mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp 4.0, đồng thời tham quan các vùng sản xuất nông nghiệp thế mạnh, các mô hình khuyến nông, mô hình liên kết tiêu thụ sản phẩm,...của tỉnh bạn.

+ Thành phần tham gia: Cán bộ quản lý, cán bộ khuyến nông, nông dân điển hình.

- Tổ chức các diễn đàn khuyến nông @ nhịp cầu nhà nông, tọa đàm khuyến nông:

+ Mục đích, nội dung diễn đàn: là cơ hội liên kết hiệu quả nhất giữa bà con nông dân với các nhà khoa học, nhà quản lý, các chuyên gia; giúp nông dân tiết kiệm chi phí, thời gian tiếp cận và áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật phục vụ sản xuất, đồng thời giải đáp cho người nông dân, chủ trang trại về các vấn đề kỹ thuật, cách phòng trừ sâu, bệnh cho cây trồng vật nuôi, cách thức xây dựng các mô hình phát triển kinh tế nông nghiệp hiệu quả, cũng như những khó khăn trong quá trình sản xuất nông nghiệp mà người dân gặp phải, đồng thời giải đáp những chính sách phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới tới người nông dân,...

+ Thành phần đại biểu tham dự gồm: Lãnh đạo Thành phố; đại diện các Cục, vụ, viện thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; cán bộ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông nghiệp và các đơn vị trực thuộc Sở; đại biểu các cơ quan thông tấn, báo chí; đại biểu nông dân, chủ trang trại tiêu biểu trên địa bàn thành phố Hà Nội.

- Tổ chức các diễn đàn khuyến nông @ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp:

+ Mục đích, nội dung diễn đàn: Các cơ sở sản xuất tiêu biểu sẽ có dịp giới thiệu các sản phẩm chất lượng của mình đến doanh nghiệp phân phối và người tiêu dùng; Các doanh nghiệp phân phối có dịp tìm kiếm các cơ sở sản xuất uy tín để liên doanh liên kết. Đây cũng là cơ sở để các cơ quan quản lý nắm bắt thông tin, kiểm soát tốt hơn các sản phẩm an toàn được sản xuất và phân phối trên địa bàn thành phố Hà Nội; là cơ hội để các doanh nghiệp và các nhà sản xuất ký kết các biên bản ghi nhớ thỏa thuận hợp tác, thu mua sản phẩm để phân phối đến tay người tiêu dùng những sản phẩm nông nghiệp an toàn và chất lượng.

+ Thành phần tham dự: là các nhà quản lý, nhà khoa học, các Hội, Hiệp hội, giám đốc hợp tác xã, chủ trang trại, gia trại, nông dân tiêu biểu và một số doanh nghiệp, công ty, cơ sở doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, phân phối nông sản thực phẩm an toàn trên địa bàn thành phố Hà Nội.

2.3. Tổ chức tham gia triển lãm, hội chợ nông nghiệp

- Tổ chức Festival sản phẩm nông nghiệp và làng nghề Hà Nội lần thứ hai tại Hà Nội (nhiệm vụ năm 2021 chuyển sang).

- Tham gia triển lãm, hội chợ nông nghiệp tại các tỉnh, thành phố trong nước (ưu tiên các Chương trình Khuyến nông Quốc gia tổ chức), nhằm giới thiệu quảng bá thông tin, tuyên truyền về các mô hình sản xuất và sản phẩm nông nghiệp chủ lực, tạo mối liên kết thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, xây dựng và gìn giữ thương hiệu các mặt hàng thế mạnh của Thành phố, học tập tiếp thu những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, hiệu quả của nông nghiệp trong nước để ứng dụng triển khai, đẩy phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.

3. Xây dựng và nhân rộng mô hình

3.1 Lĩnh vực trồng trọt

Năm 2022, Thành phố xây dựng 7 mô hình cho 4 nhóm mô hình khuyến khích nhân rộng, cụ thể như sau:

* Nhóm 1, mô hình phát triển liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm:

Mục đích: Ứng dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật trong sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm; Phát triển liên kết giữa người sản xuất với doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ nông sản nhằm khắc phục tình trạng “được mùa mất giá, ít thiếu nhiều thừa”, tạo ra vùng sản xuất nông nghiệp tập trung có hiệu quả cao. Dự kiến triển khai các mô hình sau:

- Sản xuất lúa chất lượng cao theo VietGAP gắn với tiêu thụ sản phẩm.

- Sản xuất cây dược liệu gắn với tiêu thụ sản phẩm.

* Nhóm 2, mô hình phát triển sản xuất rau, hoa, quả theo hướng hữu cơ, VietGAP, ứng dụng công nghệ cao:

Mục đích: Chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, tiên tiến vào sản xuất rau, hoa, quả, tạo ra sản phẩm an toàn chất lượng, tăng thu nhập cho người sản xuất. Nâng cao kỹ năng sản xuất theo hướng an toàn cho người nông dân; Xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa, dán tem truy xuất nguồn gốc giúp kiểm soát nguồn gốc sản phẩm, minh bạch trong quản lý, tạo niềm tin cho người tiêu dùng đối với sản phẩm nông nghiệp. Hình thành nền nông nghiệp bền vững, tăng khả năng cạnh tranh và gia tăng hiệu quả kinh tế trong sản xuất. Dự kiến triển khai các mô hình sau:

- Sản xuất rau theo hướng hữu cơ, VietGAP, ứng dụng công nghệ cao.

- Sản xuất cây ăn quả theo hướng hữu cơ, VietGAP, ứng dụng công nghệ cao.

* Nhóm 3, mô hình sản xuất nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường, phù hợp với nhu cầu thị trường:

Mục đích: Đẩy mạnh việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới, tiên tiến; đưa các giống cây trồng mới có năng suất, chất lượng thích ứng với biến đổi khí hậu vào sản xuất; Áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật trong sản xuất nhằm giảm giống, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, góp phần giảm ô nhiễm môi trường, hạn chế phát thải nhà kính tại các vùng sản xuất. Dự kiến triển khai các mô hình sau:

- Mô hình sử dụng tiến bộ kỹ thuật mới, tiên tiến thích ứng với biến đổi khí hậu

- Mô hình trình diễn cây trồng giống mới năng suất chất lượng thích ứng với biến đổi khí hậu.

* Nhóm 4, mô hình phát triển cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp:

Mục đích: Đẩy mạnh áp dụng cơ giới hoá đồng bộ trong sản xuất nông nghiệp, nhất là trong sản xuất lúa, trong đó áp dụng cơ giới hóa khâu gieo cấy được quan tâm hàng đầu. Dự kiến triển khai mô hình: Phát triển sản xuất mạ khay để mở rộng diện tích cấy lúa bằng máy.

3.2 Lĩnh vực chăn nuôi

Thành phố xây dựng 8 mô hình cho 3 nhóm mô hình khuyến khích nhân rộng, cụ thể như sau:

* Nhóm 1, mô hình phát triển liên kết sản xuất chăn nuôi gia cầm gắn với tiêu thụ sản phẩm:

Mục đích: Góp phần nâng cao năng suất, chất lượng thịt gia cầm, tăng giá trị, có sức cạnh tranh trên thị trường. Áp dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới gắn với xây dựng nhãn hiệu, tiêu thụ sản phẩm và truy xuất nguồn gốc sản phẩm chăn nuôi gia cầm an toàn. Dự kiến triển khai các mô hình sau:

- Mô hình Chăn nuôi gà lông màu thương phẩm theo hướng VietGAP gắn với tiêu thụ sản phẩm.

- Mô hình chăn nuôi gà theo hướng an toàn sinh học, liên kết chuỗi.

- Mô hình Chăn nuôi vịt thương phẩm chuyên thịt cao sản trên cạn.

* Nhóm 2, mô hình phát triển chăn nuôi gia súc theo hướng nâng cao giá trị và thích ứng với biến đổi khí hậu:

Mục đích: Cải tạo chất lượng giống vật nuôi nhằm tăng năng suất, chất lượng và nâng cao tổng đàn trên địa bàn thành phố. Áp dụng tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới trong chăn nuôi nhằm tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, an toàn thực phẩm. Dự kiến triển khai các mô hình sau:

- Mô hình chăn nuôi bò sinh sản (lai Sind, lai Brahman).

- Mô hình chăn nuôi vỗ béo bò thịt theo vùng an toàn sinh học, liên kết chuỗi.

- Mô hình chăn nuôi dê kiêm dụng sữa thịt.

* Nhóm 3, mô hình chăn nuôi lợn an toàn dịch bệnh, giảm thiểu tác động đến môi trường

Mục đích: Phát triển chăn nuôi lợn an toàn dịch bệnh, năng suất, chất lượng cao. Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới trong chăn nuôi, phòng trừ dịch bệnh, giảm thiểu tác động đến môi trường. Dự kiến triển khai các mô hình sau:

- Mô hình chăn nuôi lợn thương phẩm sử dụng chế phẩm sinh học.

- Mô hình Chăn nuôi lợn nái theo vùng an toàn sinh học, liên kết chuỗi.

3.3 Lĩnh vực thủy sản

Thành phố xây dựng 6 mô hình cho 4 nhóm mô hình khuyến khích nhân rộng, cụ thể như sau:

* Nhóm 1, mô hình Nuôi thủy sản theo phương pháp VietGAP:

Mục đích: Phát triển nuôi giống cá chép V1 và một số loại cá khác có áp dụng các tiêu chí của VietGAP, nuôi cá - lúa. Giúp các hộ chăn nuôi nắm vững kỹ thuật Nuôi thủy sản theo hướng VietGAP, nâng cao năng suất nuôi, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người nuôi, tạo ra sản phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, hình thành thói quen ghi chép trong quá trình sản xuất có thể truy nguyên nguồn gốc sản phẩm. Dự kiến triển khai các mô hình sau:

- Mô hình nuôi thủy sản theo hướng VietGAP.

- Mô hình nuôi cá - lúa.

* Nhóm 2, mô hình Nuôi thủy sản áp dụng công nghệ cao:

Mục đích: Xây dựng các mô hình áp dụng công nghệ mới, thay đổi phương thức nuôi mới cho người chăn nuôi thủy sản khắc phục những tồn tại, hạn chế so với nuôi thủy sản truyền thống. Dự kiến triển khai các mô hình sau:

- Mô hình ứng dụng công nghệ vi sinh nuôi cá trắm cỏ sử dụng 100% thức ăn công nghiệp.

- Mô hình ứng dụng công nghệ tự động cung cấp Ôxy trong nuôi trồng thủy sản

* Nhóm 3, mô hình nuôi các đối tượng thủy đặc sản khôi phục nguồn lợi thủy sản nội đồng:

Mục đích: Giúp người nuôi thủy sản hiểu về quy trình, kỹ thuật nuôi các đối tượng đặc sản đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Bổ sung thêm đối tượng nuôi thủy sản hiệu quả trong cơ cấu giống thủy sản của Thành phố. Dự kiến triển khai mô hình: Nuôi thủy đặc sản.

* Nhóm 4, mô hình nuôi thủy sản lồng bè.

Mục đích: Xây dựng các vùng nuôi lồng bè tập trung các đối tượng như cá Lăng, Nheo,... vừa giúp người dân tận dụng các diện tích mặt nước tự nhiên, nâng cao hiệu quả kinh tế, vừa là điểm tham quan học tập cho người dân địa phương và một số vùng lân cận. Góp phần tạo sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, an toàn cung cấp cho thị trường Hà Nội. Dự kiến triển khai mô hình: Nuôi cá lồng.

(Chi tiết tại Phụ lục Kế hoạch khuyến nông thành phố Hà Nội năm 2022).

III. Kinh phí thực hiện

Kinh phí thực hiện Kế hoạch khuyến nông Thành phố năm 2022, gồm:

- Ngân sách Thành phố dự kiến là 83.365 triệu đồng và phải tùy thuộc vào khả năng cân đối, bố trí kinh phí của Thành phố; đảm bảo đúng chế độ nhà nước quy định (theo quyết định giao chỉ tiêu kế hoạch kinh tế xã hội và dự toán thu chi ngân sách năm 2022 của thành phố Hà Nội).

- Kinh phí đối ứng của tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện Kế hoạch.

IV. Tổ chức thực hiện

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Chủ trì, tổ chức, hướng dẫn, triển khai thực hiện Kế hoạch Khuyến nông theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, tập trung, tránh dàn trải, đồng thời gắn với công tác phòng, chống dịch Covid -19 theo quy định của Trung ương, Thành phố, địa phương có liên quan, khuyến khích tổ chức tập huấn, hội nghị, hội thảo, diễn đàn theo hình thức trực tuyến, đẩy mạnh công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác thông tin tuyên truyền, ấn phẩm điện tử; Tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố kết quả thực hiện.

- Chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch chi tiết triển khai các nội dung tổ chức, tham gia Hội chợ, triển lãm; hội nghị, hội thảo tại các tỉnh, thành phố trong nước, báo cáo UBND Thành phố phê duyệt trước khi triển khai thực hiện.

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức khảo sát, thẩm tra lựa chọn những tổ chức, cá nhân có đủ năng lực triển khai thực hiện hỗ trợ năm 2022 theo đúng quy định; Kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện các hoạt động khuyến nông trên địa bàn Thành phố đảm bảo không chồng chéo, đúng các quy định pháp luật và Thành phố.

- Thường xuyên theo dõi, rà soát các cơ chế, chính sách, đề xuất Ủy ban nhân dân Thành phố sửa đổi, bổ sung, ban hành cho phù hợp với điều kiện thực tế từng giai đoạn và nâng cao hiệu quả trong hoạt động khuyến nông Thành phố.

- Đánh giá, xem xét giảm dần mô hình (nội dung, quy mô) khi có tính lan toả, đạt mục tiêu hiệu quả; cần đa dạng hoá các hình thức thông tin tuyên truyền, từng bước triển khai áp dụng các giải pháp ứng dụng công nghệ 4.0, hàm lượng khoa học kỹ thuật cao

- Theo dõi, hướng dẫn Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã tổ chức thực hiện Chương trình Khuyến nông Thành phố; tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố tình hình và kết quả thực hiện theo quy định.

- Quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện Kế hoạch đảm bảo mục tiêu, đối tượng và theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản có liên quan.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ (Ban Thi đua - Khen thưởng Thành phố) lựa chọn, đề xuất các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác khuyến nông năm 2021 báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố khen thưởng.

2. Sở Tài chính

Căn cứ vào khả năng cân đối ngân sách Thành phố, trên cơ sở đề xuất của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, tham mưu UBND Thành phố bố trí ngân sách để thực hiện Kế hoạch Khuyến nông Thành phố năm 2022 theo quy định; hướng dẫn, kiểm tra các cơ quan, đơn vị quản lý, sử dụng kinh phí theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản pháp luật hiện hành của Nhà nước và Thành phố.

3. Các sở, ban, ngành liên quan

- Các Sở, ban, ngành liên quan: Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện các nội dung Kế hoạch có liên quan.

- Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, du lịch Thành phố phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đẩy mạnh triển khai các hoạt động giới thiệu, quảng bá, kết nối, xúc tiến tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của Thành phố trong các chương trình Xúc tiến hàng năm;

- Cơ quan thông tin tuyên truyền và các tổ chức đoàn thể căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tuyên truyền về công tác khuyến nông.

4. Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã

- Phê duyệt kế hoạch và bố trí ngân sách quận, huyện, thị xã thực hiện Kế hoạch khuyến nông địa phương;

- Chỉ đạo phòng Kinh tế, Trạm Khuyến nông cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã và phòng ban có liên quan triển khai thực hiện Kế hoạch khuyến nông địa phương;

- Định kỳ hàng năm tổng hợp tình hình và kết quả thực hiện Kế hoạch khuyến nông địa phương gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố theo quy định.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các cơ quan đơn vị kịp thời phản ánh gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét, giải quyết theo thẩm quyền./.

 

Nơi nhận:
- Bộ NN và PTNT;
- Chủ tịch UBND Thành phố;
- PCT Nguyễn Mạnh Quyền;
- Các Sở, ngành; NN&PTNT, TC, KH&ĐT, KH&CN, TTXTĐTTMDL; KBNN TP;
- UBND các huyện, thị xã;
- VPUB: CVP, PVP N.M.Quân KT, TH;
- Lưu: VT;KTvân.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Mạnh Quyền

 

 

PHỤ LỤC

KẾ HOẠCH KHUYẾN NÔNG THÀNH PHỐ HÀ NỘI NĂM 2022
(Kèm theo Kế hoạch số 265/KH-UBND ngày 25 tháng 11 năm 2021 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội)

 

STT

Nội dung hoạt động

Địa điểm thực hiện

Kết quả cần đạt

Thời gian thực hiện

Cơ quan chủ trì

Cơ quan phối hợp

A

TẬP HUẤN, THÔNG TIN TUYÊN TRUYỀN

 

 

 

I

TẬP HUẤN THƯỜNG XUYÊN

 

 

-

1

Tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phương pháp, kỹ năng khuyến nông

 

 

Tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ và cộng tác viên khuyến nông

Các quận huyện, thị xã

- Tổ chức 2 lớp, cho 90 lượt học viên;

- Giảng viên là Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sỹ, Thạc sỹ, chuyên gia đầu ngành từ các cục, vụ viện, Trường trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

- Thời gian học 3 ngày/lớp, 2 ngày lý thuyết, 1 ngày thực hành thực tế trong Thành phố;

- Học viên được bồi dưỡng kỹ năng, phương pháp làm việc, ứng dụng kỹ thuật chuyển đổi số trong nông nghiệp, bồi dưỡng kiến thức về chính sách, pháp luật.

Năm 2022

Sở NN&PTNT

Các ban, ngành, quận, huyện, thị xã; các hội đoàn thể có liên quan

2

Tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật sản xuất, tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh nông nghiệp

 

2.1

Tập huấn cho các tổ chức, cá nhân tham gia chuỗi giá trị.

Các quận huyện, thị xã

- Tổ chức 11 lớp, cho 550 lượt học viên;

- Giảng viên là Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sỹ, Thạc sỹ, chuyên gia đầu ngành từ các cục, vụ viện, Trường trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

- Thời gian học 2 ngày/lớp, 1 ngày lý thuyết, 1 ngày tham quan thực tế trong Thành phố;

- Các học viên được trang bị kiến thức về chuỗi giá trị nông sản và các khâu hình thành chuỗi, xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản, tạo dựng thương hiệu sản phẩm.

Năm 2022

Sở NN&PTNT

Các ban, ngành, quận, huyện, thị xã; các hội đoàn thể có liên quan

2.2

Tập huấn trang bị kiến thức và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới cho nông dân

Các quận huyện, thị xã

- Tổ chức 134 lớp, cho 9.380 lượt nông dân sản xuất hàng hóa;

- Giảng viên là cán bộ chuyên môn của các đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội;

- Thời gian 1 ngày/lớp, học lý thuyết;

- Nông dân sẽ nắm bắt những lưu ý về kỹ thuật chăm sóc một số cây trồng chính, vật nuôi chính từng thời vụ (trồng trọt, bảo vệ thực vật, chăn nuôi, thú y, thủy sản, thủy lợi,...); một số bệnh thường gặp trên cây trồng, vật nuôi và cách phòng trừ.

Năm 2022

Sở NN&PTNT

Các ban, ngành, hội đoàn thể, quận, huyện, thị xã; các hội đoàn thể có liên quan

2.3

Bồi dưỡng, nâng cao năng lực về kỹ thuật và quản lý, kiến thức thị trường, xây dựng thương hiệu, liên kết tiêu thụ sản phẩm cho các hộ sản xuất, mô hình trang trại

Các quận huyện, thị xã

- Tổ chức 12 lớp, cho 600 lượt nông dân sản xuất hàng hóa, thành viên các hợp tác xã, trang trại sản xuất, doanh nghiệp kinh doanh, cơ sở chế biến tiêu thụ;

- Giảng viên là Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sỹ, Thạc sỹ, chuyên gia đầu ngành từ các cục, vụ viện, Trường trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

- Thời gian học 3 ngày/lớp, 2 ngày lý thuyết, 1 ngày thực hành thực tế trong Thành phố;

- Học viên được trang bị những vấn đề cơ bản về sản xuất nông nghiệp công nghệ cao; chuyển đổi số trong ngành nông nghiệp; một số kỹ thuật canh tác trong nông nghiệp công nghệ cao, xử lý rác thải hữu cơ... qua đó thúc học viên ứng dụng, phát triển các mô hình sản xuất hiệu quả.

Năm 2022

Sở NN&PTNT

Các ban, ngành, quận, huyện, thị xã; các hội đoàn thể có liên quan

3

Tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật sản xuất, tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh nông nghiệp

 

Tập huấn nâng cao kiến thức về an toàn thực phẩm trong sản xuất, sơ chế, chế biến

Các quận huyện, thị xã

- Tổ chức 55 lớp, cho 3.575 lượt học viên;

- Giảng viên là Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sỹ, Thạc sỹ, chuyên gia đầu ngành từ các cục, vụ viện, Trường trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

- Thời gian học 1 ngày/lớp, học lý thuyết kết hợp thực hành

- Học viên nắm vững kiến thức, hiểu biết cách xây dựng, áp dụng quy trình quản lý sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế về an toàn thực phẩm, nông nghiệp hữu cơ tại các vùng chuyên canh trên địa bàn thành phố Hà Nội. Thực hành đảm bảo an toàn thực phẩm, đáp ứng yêu cầu kỹ thuật trong chế biến, bảo quản, kinh doanh sản phẩm nông, lâm, thủy sản.

Năm 2021

Sở NN&PTNT

Các ban, ngành, quận, huyện, thị xã; các hội đoàn thể có liên quan

II

THÔNG TIN TUYÊN TRUYỀN THƯỜNG XUYÊN

 

 

 

1

Thông tin tuyên truyền

-

 

 

1.1

Xuất bản các ấn phẩm tuyên truyền ngành nông nghiệp

 

 

 

 

In, phát hành Bản tin Nông nghiệp và nông thôn Hà Nội;

Thành phố Hà Nội và các tỉnh, thành phố

- In, phát hành 4 số/năm, 36 trang/số, 5.000 cuốn/số, phát cho các đối tượng theo quy định.

Năm 2022

Sở NN&PTNT

Các ban, ngành, quận, huyện, thị xã

 

In, phát hành Bản tin Sản xuất và thị trường;

Thành phố Hà Nội và các tỉnh, thành phố

- In, phát hành 36 số/năm, 28 trang/số, 1.000 cuốn/số, phát cho các đối tượng theo quy định.

Năm 2022

Sở NN&PTNT

Các ban, ngành, quận, huyện, thị xã

 

In, phát hành Nông lịch Hà Nội;

Thành phố Hà Nội và các tỉnh, thành phố

- In, phát 4.000 cuốn Nông lịch Hà Nội năm 2023; Phát cho các đối tượng theo quy định

Năm 2022

Sở NN&PTNT

Các ban, ngành, quận, huyện, thị xã

 

In, phát hành Lịch Nông nghiệp Hà Nội

Thành phố Hà Nội và các tỉnh, thành phố

- In, phát hành 1.000 cuốn lịch nông nghiệp Hà Nội năm 2023, phát cho các đối tượng theo quy định.

Năm 2022

Sở NN&PTNT

Các ban, ngành, quận, huyện, thị xã

1.2

Xây dựng các chuyên đề thông tin tuyên truyền

Thành phố Hà Nội

Xây dựng băng đĩa hình cho các chuyên mục, chuyên đề thông tin tuyên truyền bao gồm 07 chuyên đề hướng dẫn, tư vấn từ quản lý đến sản xuất, bảo quản, chế biến, tiêu thụ; 01 phóng sự gương điển hình và 02 chuyên đề chuyên mục Khuyến nông làm tư liệu cho công tác thông tin tuyên truyền khuyến nông trên địa bàn Thành phố.

Năm 2022

Sở NN&PTNT

Các ban, ngành, quận, huyện, thị xã

1.3

Thông tin giá cả thị trường nông nghiệp

Thành phố Hà Nội

Duy trì hoạt động hệ thống thông tin giá cả thị trường ngành nông nghiệp tại 21 quận, huyện, thị xã, kết nối thông tin thị trường từ 21 quận, huyện, thị xã đến Trung ương (hỗ trợ cung cấp tin, cán bộ vận hành theo quy định)

Năm 2022

Sở NN&PTNT

Các ban, ngành, quận, huyện, thị xã

1.4

Thông tin tuyên truyền ngành nông nông nghiệp trên các báo đài phát thanh truyền hình trung ương và địa phương

 

 

 

 

 

 

Thông tin tuyên truyền trên đài phát thanh truyền hình trung ương và địa phương

Thành phố Hà Nội

-15 chương trình Thông tin Nông nghiệp (Gồm tin Thời sự và Phóng sự chính luận loại 1)

- 25 chương trình truyền hình hàng tuần Nhà nông hiếu khách (phóng sự chính luận loại 1)

- 33 chuyên mục Nông nghiệp xanh (Gồm tin Thời sự và Phóng sự chính luận loại 1)

- 25 chương trình Nhà nông hiếu khách trên sóng phát thanh

- 48 Chuyên đề hàng tuần truyền hình và phát thanh Nông nghiệp & Nông thôn Hà Nội

- 150 bản tin giá cả thị trường hàng ngày

- 7 phóng sự phát sóng trong chương trình Bản tin thời sự nông thôn (Phóng sự chính luận)

- 8 Chương trình Khoa học và Nông nghiệp (Phóng sự tài liệu)

- 11 phóng sự tổng hợp về nông nghiệp, nông thôn, nông dân của Hà Nội và cả nước

- 4 phóng sự trong chương trình Bạn của Nhà nông

- 5 chương trình Nông nghiệp và thị trường (gồm tin thời sự và phóng sự tài liệu loại 1)

Năm 2022

Sở NN&PTNT

 

 

Thông tin tuyên truyền trên các Báo Trung ương và địa phương

Thành phố Hà Nội

- 30 chuyên trang “Nông nghiệp Thủ đô”

- 51 chuyên trang tuyên truyền về Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Thành phố Hà Nội

- 19 bài viết tuyên truyền về phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Hà Nội

- Các bài viết về nông nghiệp nông thôn Hà Nội

Năm 2022

Sở NN&PTNT

 

1.5

Thông tin tuyên truyền trên Website Khuyến nông

Thành phố Hà Nội

Duy trì kỹ thuật, mở rộng hệ thống cơ sở dữ liệu, nội dung hình thức trên trang web. Cập nhật thường xuyên các tin tức; đăng tải các bài, ảnh, clip tuyên truyền trên trang web khuyennonghanoi.gov.vn

Năm 2022

Sở NN&PTNT

TT tin học và thống kê Bộ NN&PTNT

2

Tổ chức hội nghị, hội thảo, diễn đàn khuyến nông, tham quan học tập

 

 

 

2.1

Hội nghị câu lạc bộ Khuyến nông đô thị

Các tỉnh, thành phố

Tham gia 02 hội nghị câu lạc bộ khuyến nông

Năm 2022

Sở NN&PTNT

Các ban, ngành, quận, huyện, thị xã

2.2

Hội thảo tuyên truyền, quảng bá các sản phẩm, thương hiệu chủ lực của Thành phố và các sản phẩm theo chuỗi giá trị

Thành phố Hà Nội

Tổ chức 6 Hội thảo (01 ngày/100 đại biểu/hội thảo) được chia theo địa bàn quận huyện và thế mạnh sản phẩm

Năm 2022

Sở NN&PTNT

Các ban, ngành, quận, huyện, thị xã

2.3

Hội nghị, hội thảo chuyên đề

Thành phố Hà Nội

Tổ chức 2 hội nghị (01 ngày/150 đại biểu/hội nghị) về phát triển nông nghiệp & nông thôn; đánh giá tổng kết mô hình chương trình trọng điểm, liên kết trong sản xuất và tiêu

Năm 2022

Sở NN&PTNT

Các ban, ngành, quận, huyện, thị xã

2.4

Hội nghị công tác Thông tin tuyên truyền

Thành phố Hà Nội

Tổ chức 01 hội nghị (01 ngày/hội nghị) cho 100 Đại biểu, thành phần theo quy định

Năm 2022

Sở NN&PTNT

Các cơ quan báo thông tấn báo chí

2.5

Hội nghị về phát triển nông nghiệp nông thôn giữa các tỉnh tại TP Hà Nội

Thành phố Hà Nội

Tổ chức 04 hội nghị (01 ngày/hội nghị) cho 160 Đại biểu, tạo điều kiện chia sẻ kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp với các tỉnh, thành phố

Năm 2022

Sở NN&PTNT

Các tỉnh, thành phố

2.6

Học tập trao đổi tiến bộ khoa học kỹ thuật tại các tỉnh bạn

Các tỉnh, thành phố

Tổ chức 02 Đoàn

Năm 2022

Sở NN&PTNT

Các tỉnh, thành phố

2.7

Diễn đàn khuyến nông @ nhịp cầu nhà nông, tọa đàm khuyến nông

Thành phố Hà Nội

Tổ chức 8 diễn đàn (01 ngày/200 đại biểu/diễn đàn, được chia theo địa bàn quận huyện); 03 tọa đàm (01 ngày/30 đại biểu/tọa đàm)

Năm 2022

Sở NN&PTNT

Các ban, ngành, quận, huyện, thị xã

2.8

Diễn đàn khuyến nông @ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp

Tổ chức 6 diễn đàn (01 ngày/200 đại biểu/diễn đàn, được chia theo địa bàn quận huyện và thế mạnh sản phẩm)

Năm 2022

Sở NN&PTNT

Các ban, ngành, quận, huyện, thị xã

3

Tổ chức, tham gia triển lãm, hội chợ nông nghiệp

 

 

 

3.1

Tham gia triển lãm, hội chợ nông nghiệp trong nước

Các tỉnh, thành phố

Hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia 02 hội chợ, triển lãm nông nghiệp tiêu biểu tại các tỉnh, thành phố trong nước (tổng quy mô 120m2/1 hội chợ, triển lãm)

Năm 2022

Sở NN&PTNT

Sở Nông nghiệp các tỉnh; các doanh nghiệp có liên quan

3.2

Tổ chức Festival sản phẩm nông nghiệp và làng nghề Hà Nội lần thứ 2 năm 2021

Thành phố Hà Nội

Tổ chức, hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, nông dân sản xuất tham gia Festival sản phẩm nông nghiệp và làng nghề Hà Nội lần thứ 2 năm 2021

Năm 2022

Sở NN&PTNT

Sở Nông nghiệp các tỉnh; các doanh nghiệp có liên quan

B

XÂY DỰNG VÀ NHÂN RỘNG MÔ HÌNH

 

 

 

I

Lĩnh vực trồng trọt

 

 

 

 

 

1

Phát triển liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm

 

 

 

1.1

Mô hình sản xuất lúa chất lượng cao theo VietGAP gắn với tiêu thụ sản phẩm (ứng dụng phân hữu cơ nano trong sản xuất lúa)

Phúc Thọ, Hoài Đức, Ba Vì, Sóc Sơn, Phú Xuyên

Xây dựng 60ha mô hình sản xuất lúa chất lượng cao theo VietGAP gắn với tiêu thụ sản phẩm Phối hợp với các doanh nghiệp liên kết tiêu thụ sản phẩm

- Về xã hội: Người nông dân sản xuất không phải tiếp xúc với các hóa chất độc hại, người tiêu dùng được sử dụng sản phẩm chất lượng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm không ảnh hưởng sức khoẻ, tuổi thọ, chất lượng cuộc sống.

- Về môi trường: Làm tăng độ phì, giảm thoái hóa đất, giảm phát tán khí thải nhà kính, năng suất đạt từ 6 - 6,5 tấn/ha.

Hiệu quả kinh tế tăng 10-15% so với ngoài mô hình.

Năm 2022

Sở NN&PTNT

Các ban ngành, quận, huyện, thị xã

1.2

Mô hình sản xuất cây dược liệu gắn với tiêu thụ sản phẩm. (Sản xuất cây Trà Hoa Vàng, Đinh Lăng, Diệp Hạ Châu, Cỏ ngọt)

Đan Phượng, Phúc Thọ, Mỹ Đức, Chương Mỹ, Ứng Hòa, Ba Vì, Sóc Sơn

Xây dựng 27ha mô hình trồng cây dược liệu (Trà Hoa Vàng 8ha, Đinh Lăng 4ha, Diệp Hạ Châu 5ha, Cỏ ngọt 10ha). Hiệu quả kinh tế:

- Đối với cây Đinh Lăng: Thu 67,5 tấn/ha (cả củ và thân cây tươi) với doanh thu khoảng 900 triệu đồng/ha.

- Cây Diệp Hạ Châu: Sản lượng khoảng 25 tấn tươi / 1ha. tương đương khoảng 12 tấn khô, doanh thu đạt trên 200 triệu đồng/ha.

- Cây Trà Hoa Vàng: Thu hoạch khoảng 7 tấn hoa/ha và 10 tấn lá/ha. Doanh thu 1 ha đạt gần 4,5 tỷ đồng.

- Cây cỏ ngọt đem lại hiệu quả kinh tế 500-600 triệu đồng/ha

Năm 2022

Sở NN&PTNT

Các ban ngành, quận, huyện, thị xã

2

Phát triển sản xuất rau, hoa, quả, theo hướng hữu cơ, VietGAP, ứng dụng công nghệ cao

2.1

Mô hình sản xuất cây ăn quả theo VietGAP, ứng dụng công nghệ cao

 

 

 

 

Mô hình sản xuất cây ăn quả theo VietGAP, ứng dụng công nghệ cao (Bưởi, Cam, Nhãn)

Phúc Thọ, Sơn Tây, Phú Xuyên, Thạch Thất, Gia Lâm, Chương Mỹ, Hoài Đức, Ứng Hoà, Ba Vì, Đan Phượng, Thanh Oai, Sóc Sơn, Quốc Oai, Thường Tín, Mỹ Đức

Xây dựng mô hình thâm canh cây ăn quả với quy mô 81ha (62ha Bưởi, 4ha Cam, 15ha Nhãn) theo hướng VietGAP, ứng dụng công nghệ cao, Cấp chứng nhận, truy xuất nguồn gốc nhằm quản lý tốt quá trình thực hiện quy trình kỹ thuật. Nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai, giảm sử dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp. Làm thay đổi một số thói quen canh tác cũ, nhằm bảo tồn nguồn thiên địch, cân bằng hệ sinh thái, sản xuất nông nghiệp mang tính bền vững, góp phần giữ gìn, bảo vệ tài nguyên đất, nước, môi trường. Tạo ra sản phẩm an toàn, chất lượng và nâng cao giá trị sản phẩm. Tăng hiệu quả sản xuất từ 15-20% so với ngoài mô hình.

Năm 2022

Sở NN&PTNT

Các ban ngành, quận, huyện, thị xã

2.2

Mô hình sản xuất rau theo hướng hữu cơ, VietGAP, ứng dụng công nghệ cao

 

 

 

 

Mô hình sản xuất rau theo hướng hữu cơ, VietGAP, ứng dụng công nghệ cao (Sản xuất rau theo hướng VietGAP)

Thường Tín, Gia Lâm

- Xây dựng mô hình sản xuất rau theo hướng VietGAP với quy mô 26 ha/2 vụ.

- Tạo ra sản phẩm an toàn, đảm bảo sức khỏe cho người sản xuất và người tiêu dùng, giảm lạm dụng thuốc BVTV và thuốc hóa học, giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tạo thói quen ghi chép nhật ký cho người sản xuất, minh bạch hóa thông tin trong quá trình sản xuất. Tăng hiệu quả sản xuất từ 15-20% so với ngoài mô hình

Năm 2022

Sở NN&PTNT

Các ban ngành, quận, huyện, thị xã

 

Mô hình sản xuất rau theo hướng hữu cơ, VietGAP, ứng dụng công nghệ cao (ứng dụng giá thể để sản xuất Dưa Vân Lưới, Dưa chuột, Cà Chua)

Sóc Sơn, Đan Phượng, Ba Vì

- Xây dựng mô hình Ứng dụng giá thể để sản xuất Dưa Vân Lưới 0,6ha/2 vụ, Dưa chuột, Cà Chua 0,45ha/2 vụ.

- Chuyển giao tiến bộ KHKT mới vào sản xuất nông nghiệp, nâng cao năng suất, chất lượng đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, nâng cao thu nhập cho người sản xuất.

- Tạo ra sản phẩm chất lượng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, tạo môi trường xanh sạch đẹp, góp phần cho du lịch sinh thái phát triển, tạo thêm công ăn việc làm cho người dân khu vực nông thôn. Tăng hiệu quả sản xuất từ 20-30% so với ngoài mô hình.

Năm 2022

Sở NN&PTNT

Các ban ngành, quận, huyện, thị xã

 

Mô hình sản xuất rau theo hướng hữu cơ, VietGAP, ứng dụng công nghệ cao (Sản xuất măng tây hữu cơ)

Đan Phượng, Gia Lâm

Xây dựng mô hình sản xuất Măng Tây hữu cơ quy mô 4ha. Tạo sản phẩm an toàn, chất lượng, tạo niềm tin cho người tiêu dùng, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, hướng tới một nền sản xuất nông nghiệp bền vững - Sau khi trừ chi phí, có thể tạo thu nhập khoảng 150-180 triệu đồng/ha/năm. Thời gian khai thác của cây măng tây kéo dài 8-10 năm, nếu quá trình trồng chăm sóc cây tăng cường phân hữu cơ đầy đủ sẽ có khả năng nâng cao được năng suất và giá trị và tăng hiệu quả sản xuất từ 20-30% so với ngoài mô hình

Năm 2022

Sở NN&PTNT

Các ban ngành, quận, huyện, thị xã

3

Sản xuất nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường, phù hợp với nhu cầu thị trường

3.1

Mô hình sử dụng tiến bộ kỹ thuật mới, tiên tiến thích ứng với biến đổi khí hậu

 

 

 

 

 

Mô hình Sử dụng tiến bộ kỹ thuật mới, tiên tiến thích ứng với biến đổi khí hậu (Ứng dụng phân hữu cơ NaNo trong sản xuất lúa)

Phúc Thọ, Thanh Oai, Chương Mỹ

Triển khai thực hiện mô hình trình diễn (Ứng dụng phân hữu cơ NaNo trong sản xuất lúa) với quy mô 100ha nhằm phát triển sản xuất lúa theo phương pháp canh tác hữu cơ giúp chuyển giao quy trình kỹ thuật, phương thức canh tác theo hướng hữu cơ đến người dân sản xuất, tạo ra những sản phẩm sản phẩm an toàn, góp phần bảo vệ môi trường, hệ sinh thái đồng ruộng. Tăng thu nhập cho người sản xuất trên 20% so với sản xuất đại trà.

Năm 2022

Sở NN&PTNT

Các ban ngành, quận, huyện, thị xã

3.2

Mô hình trình diễn cây trồng giống mới năng suất chất lượng thích ứng với biến đổi khí hậu

 

 

 

 

Mô hình trình diễn cây trồng giống mới năng suất chất lượng thích ứng với biến đổi khí hậu (Cây Ngô, Lạc, Hoa Hồng, Cúc, Lily)

Ba Vì, Đan Phượng, Thạch Thất, Phúc Thọ, Chương Mỹ, Thanh Oai, Ứng Hòa, Mỹ Đức, Thường Tín, Từ Liêm, Sóc Sơn, Mê Linh, Gia Lâm

Xây dựng mô hình trình diễn cây trồng giống mới, áp dụng các kỹ thuật tiên tiến:

(0,3 ha hoa lily, 110ha ngô sinh khối, Lạc 5ha, Hoa Cúc 1,5ha, Hoa Hồng 0,5ha, Hoa Lily kép trồng chậu 0,3ha) vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, thích ứng với biến đổi khí hậu, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Tăng thu nhập cho người sản xuất từ 10-15 % so với sản xuất đại trà.

Năm 2022

Sở NN&PTNT

Các ban ngành, quận, huyện, thị xã

4

Phát triển cơ giới hoá trong sản xuất nông nghiệp.

 

 

 

4.1

Mô hình phát triển sản xuất mạ khay để mở rộng diện tích cấy lúa bằng máy (Ứng dụng mạ khay cấy máy trong sản xuất lúa, quy mô tập trung)

Thạch Thất, Quốc Oai, Đông Anh, Hoài Đức

Xây dựng được mô hình phát triển sản xuất mạ khay để mở rộng diện tích cấy lúa bằng máy (270 ha/2 vụ). Sản xuất mạ khay, cấy máy giúp chủ động được thời vụ, giảm được diện tích gieo mạ, giải phóng sức lao động, giảm chi phí so với truyền thống từ 3 - 6 triệu đồng/ha. Mặt khác lúa được cấy bằng máy sinh trưởng phát triển tốt tốt, ít bị sâu bệnh do cấy thưa, ruộng lúa thông thoáng, đẻ nhánh khỏe, bông to dài, cho năng suất cao hơn cấy lúa theo truyền thống từ 8 - 10%, giá thành sản xuất lúa giảm, nâng cao hiệu quả sản xuất trên 20% so với ngoài mô hình

Năm 2022

Sở NN&PTNT

Các ban ngành, quận, huyện, thị xã

II

Lĩnh vực chăn nuôi

 

 

 

 

 

1

Phát triển liên kết sản xuất chăn nuôi gia cầm gắn với tiêu thụ sản phẩm

 

 

 

1.1

Mô hình Chăn nuôi gà lông màu thương phẩm theo hướng VietGAP gắn với tiêu thụ sản phẩm

Phúc Thọ, Chương Mỹ, Thạch Thất

- Xây dựng được Mô hình Chăn nuôi gà lông màu thương phẩm theo hướng VietGAP (Cấp chứng nhận) với quy mô 30.000 gà thịt, đáp ứng các tiêu chuẩn VietGAP, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, có thể truy nguyên nguồn gốc sản phẩm, tăng khối lượng bình quân xuất chuồng đạt ≥ 2,2 kg/con, tăng tỷ lệ thịt sạch, chất lượng cao cung cấp ra thị trường.

- Tăng hiệu quả sản xuất, hiệu quả kinh tế 10 - 15% so với ngoài mô hình

Năm 2022

Sở NN&PTNT

Các ban ngành, quận, huyện, thị xã

1.2

Mô hình chăn nuôi gà theo hướng an toàn sinh học, theo hướng liên kết chuỗi

Ba Vì, Quốc Oai, Sóc Sơn

- Xây dựng mô hình chăn nuôi gà thương phẩm với quy mô 15.000 con, đáp ứng các tiêu chuẩn quy trình chăn nuôi an toàn sinh học và được ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi.

- Tỷ lệ nuôi sống đến xuất chuồng đạt trên 93%.

- Trọng lượng lúc 15 tuần tuổi bình quân tối thiểu 2,0 kg/con.

Năm 2022

Sở NN&PTNT

Các ban ngành, quận, huyện, thị xã

1.3

Mô hình Chăn nuôi vịt thương phẩm chuyên thịt cao sản trên cạn

Thanh Oai, Ứng Hòa

- Xây dựng được mô hình chăn nuôi vịt thương phẩm cao sản trên cạn với quy mô 10.000 con, sử dụng các chế phẩm thảo dược trong chăn nuôi sẽ hạn chế việc dùng kháng sinh, làm mát gan, thải độc và nâng cao sức đề kháng, để phòng và trị một số bệnh thông thường ở gia cầm, giảm việc dùng kháng sinh trong quy trình nuôi, an toàn dịch bệnh, giảm tồn dư kháng sinh trong sản phẩm, tăng khối lượng bình quân xuất chuồng đạt ≥ 3,2 kg/con, tăng tỷ lệ thịt sạch, chất lượng cao cung cấp ra thị trường.

- Tăng hiệu quả sản xuất, hiệu quả kinh tế 10 -15% so với ngoài mô hình

Năm 2022

Sở NN&PTNT

Các ban ngành, quận, huyện, thị xã

2

Phát triển chăn nuôi gia súc theo hướng nâng cao giá trị và thích ứng với biến đổi khí hậu

 

 

 

2.1

Mô hình chăn nuôi bò sinh sản (lai Sind, lai Brahman)

 

 

 

 

Mô hình chăn nuôi bò sinh sản (Hỗ trợ năm thứ 2)

Ba Vì, Chương Mỹ, Phú Xuyên, Sóc Sơn, Thường Tín

Xây dựng mô hình 326 con bò cái sinh sản (trong đó 146 con đã thực hiện năm 2021, hỗ trợ chăm sóc năm thứ 2) giống F1 Sind, Brahman, đưa giống chất lượng cao, tạo đàn bò cái nền để mở rộng quy mô chăn nuôi, mô hình sẽ là nơi để các hộ chăn nuôi đến thăm quan, học tập kinh nghiệm.

Khuyến khích hộ chăn nuôi quy hoạch mở rộng chuồng trại tăng quy mô đàn, áp dụng kỹ thuật chăn nuôi tiên tiến, hiện đại, tăng sản phẩm chăn nuôi chất lượng và giá trị cao, giảm thiểu ô nhiễm môi trường sinh thái, an toàn vệ sinh thực phẩm, chăn nuôi hiệu quả, bền vững.

Hiệu quả kinh tế tăng 10%-15% so với ngoài mô hình

Năm 2022

Sở NN&PTNT

Các ban ngành, quận, huyện, thị xã

 

Mô hình chăn nuôi bò sinh sản (lai Sind, lai Brahman)

Mỹ Đức, Thạch Thất, Ba Vì, Chương Mỹ, Ứng Hòa, Phú Xuyên, Thường Tín, Sóc Sơn, Gia Lâm

Năm 2022

Sở NN&PTNT

Các ban ngành, quận, huyện, thị xã

2.2

Mô hình chăn nuôi bò thịt vỗ béo (Mô hình chăn nuôi bò thịt vỗ béo lai Wagyu)

Chương Mỹ, Gia Lâm

Xây dựng mô hình vỗ béo 210 con bò thịt

- Nâng cao năng suất chất lượng bò thịt từ 10-15%.

- Giúp cho các hộ chăn nuôi tăng hiệu quả kinh tế từ 10-15% so với không thực hiện mô hình.

Năm 2022

Sở NN&PTNT

Các ban ngành, quận, huyện, thị xã

2.3

Mô hình chăn nuôi dê kiêm dụng sữa thịt

 

 

 

 

Mô hình chăn nuôi dê kiêm dụng sữa thịt (Hỗ trợ năm thứ 2)

Sơn Tây

Xây dựng mô hình chăn nuôi dê sinh sản kết hợp phát triển kinh tế hộ gia đình, nâng cao đời sống nhân dân với quy mô 682 con (trong đó có 132 con năm thứ 2). Tăng hiệu quả kinh tế > 10% so với không thực hiện mô hình.

Năm 2022

Sở NN&PTNT

Các ban ngành, quận, huyện, thị xã

 

Mô hình chăn nuôi dê kiêm dụng sữa thịt (Chăn nuôi dê sinh sản)

Thạch Thất, Sóc Sơn

Năm 2022

Sở NN&PTNT

Các ban ngành, quận, huyện, thị xã

3

Chăn nuôi lợn an toàn dịch bệnh, giảm thiểu tác động đến môi trường

 

 

 

3.1

Mô hình chăn nuôi lợn thương phẩm sử dụng chế phẩm sinh học xử lý môi trường chăn nuôi

Chương Mỹ, Quốc Oai, Thanh Oai

- Xây dựng mô hình chăn nuôi lợn thương phẩm sử dụng chế phẩm sinh học với quy mô 500 con,

- Mô hình Chăn nuôi lợn thương phẩm sử dụng chế phẩm sinh học sẽ tạo ra hướng đi mới cho ngành chăn nuôi phát triển bền vững, tạo sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Giảm tỷ lệ mắc bệnh, tăng cường sức đề kháng, tăng chất lượng của sản phẩm, giảm tồn dư kháng sinh trong sản phẩm. Giảm giảm chi phí thuốc và thức ăn sẽ tăng thêm thu nhập cho người chăn nuôi.

Năm 2022

Sở NN&PTNT

Các ban ngành, quận, huyện, thị xã

3.2

Mô hình chăn nuôi lợn nái (Mô hình chăn nuôi lợn nái theo vùng an toàn sinh học, liên kết chuỗi)

Ba Vì

- Xây dựng mô hình chăn nuôi lợn nái sinh sản quy mô 200 con, an toàn dịch bệnh giảm thiểu tác động đến môi trường

Năm 2022

Sở NN&PTNT

Các ban ngành, quận, huyện, thị xã

III

Lĩnh vực thủy sản

 

 

 

 

 

1

Nuôi thủy sản theo phương pháp VietGAP

 

 

 

1.1

Mô hình nuôi thủy sản theo hướng VietGAP

Ba Vì, Phúc Thọ, Chương Mỹ, Mỹ Đức, Phú Xuyên, Thạch Thất, Ứng Hoà, Thường Tín, Thanh Trì

Xây mô hình nuôi thủy sản theo hướng VietGAP quy mô 29 ha, đa dạng về chủng loại (20ha Ghép Cá chép, rô phi; 3 ha ghép cá Trắm cỏ, Cá chép; 4 ha cá chép, Trắm đen; 2 ha Diêu hồng) tạo ra sản phẩm với năng suất ≥ 12 tấn/ha, đáp ứng các tiêu chuẩn VietGAP, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, có thể truy nguyên nguồn gốc sản phẩm. Hiệu quả tăng từ 10% đến 15% so với ngoài mô hình

Năm 2022

Sở NN&PTNT

Các ban ngành, quận, huyện, thị xã

1.2

Mô hình nuôi cá - lúa

Mê Linh, Thường Tín, Mỹ Đức, Thanh Oai, Quốc Oai

Xây mô hình nuôi cá lúa quy mô 20 ha, tạo ra sản phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm với năng suất ≥ 8 tấn/ha. Mô hình nhằm chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật nuôi kết hợp cá - lúa; nâng cao ý thức quản lý môi trường nước trong nuôi thủy sản, phát triển ngành nuôi thủy sản một cách bền vững.

Năm 2022

Sở NN&PTNT

Các ban ngành, quận, huyện, thị xã

2

Nuôi thủy sản áp dụng công nghệ cao

 

 

 

2.1

Mô hình ứng dụng công nghệ vi sinh nuôi cá trắm cỏ sử dụng 100% thức ăn công nghiệp

Thường Tín, Ứng Hòa, Chương Mỹ, Gia Lâm

Xây dựng 04 ha mô hình ứng dụng công nghệ vi sinh nuôi cá trắm cỏ sử dụng 100% thức ăn công nghiệp;

- Năng suất ≥15 tấn/ha.

- Mang lại phương thức nuôi mới cho người chăn nuôi thủy sản.

- Mô hình là nơi tham quan, học tập cho các địa phương khác trên địa bàn Thủ đô và cả nước.

Tăng năng suất, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành, nâng cao hiệu quả kinh tế từ 10% đến 15%.

Năm 2022

Sở NN&PTNT

Các ban ngành, quận, huyện, thị xã

2.2

Ứng dụng công nghệ tự động cung cấp Ôxy trong nuôi trồng thủy sản

Thường Tín, Quốc Oai, Phú Xuyên, Ứng Hòa

Xây dựng 05 ha mô hình ứng dụng công nghệ tự động cung cấp Ôxy trong nuôi trồng thủy sản sử dụng 100% thức ăn công nghiệp;

- Năng suất ≥ 15 tấn/ha.

- Mang lại phương thức nuôi mới cho người chăn nuôi thủy sản.

- Mô hình là nơi tham quan, học tập cho các địa phương khác trên địa bàn Thủ đô và cả nước.

Tăng năng suất, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành, nâng cao hiệu quả kinh tế từ 10% đến 15%.

Năm 2022

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các ban ngành, quận, huyện, thị xã

3

Nuôi các đối tượng thủy đặc sản khôi phục nguồn lợi thủy sản nội đồng

 

 

 

3.1

Mô hình nuôi thủy đặc sản

 

 

 

 

Mô hình nuôi thủy đặc sản

Chương Mỹ, Ứng Hòa, Thanh Oai, Thanh Trì, Phúc Thọ, Thường Tín

Xây dựng mô hình nuôi các loài thủy đặc sản (2ha Chim Trắng, 1500m3 Ếch, 0,7ha Trắm đen), cho năng suất cao đáp ứng nhu cầu thị trường, giúp đa dạng hóa sản phẩm thủy sản, thay thế một số nguồn lợi thủy sản nội đồng bị khai thác quá mức, tạo sản phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, hiệu quả kinh tế hơn nuôi cá thông thường 10% đến 15%,

Năm 2022

Sở NN&PTNT

Các ban ngành, quận, huyện, thị xã

4

Nuôi thủy sản lồng bè

 

 

 

4.1

Mô hình nuôi cá lồng (cá nheo mỹ)

Sóc Sơn

- Xây dựng mô hình nuôi cá lồng 500m3. Mục đích của mô hình nhằm xây dựng vùng nuôi cá lồng trên sông, hồ chứa cho năng suất cao, tạo sản phẩm thủy sản có dinh dưỡng cao, an toàn thực phẩm, không gây ô nhiễm môi trường; chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật nuôi cá lồng cho người nuôi; tạo ra hướng đi mới cho nhiều bà con nông dân, thay đổi tập quán canh tác tạo nên những điểm nuôi cá lồng hàng hóa cho thủ đô Hà Nội.

- Dự kiến năng suất ≥ 12 kg/m3 .

Năm 2022

Sở NN&PTNT

Các ban ngành, quận, huyện, thị xã

 

 

 

Để được hỗ trợ dịch thuật văn bản này, Quý khách vui lòng nhấp vào nút dưới đây:

*Lưu ý: Chỉ hỗ trợ dịch thuật cho tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất