Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Kế hoạch 164/KH-UBND Hà Nội 2019 về phát triển chăn nuôi bò thịt chất lượng cao
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Kế hoạch 164/KH-UBND
Cơ quan ban hành: | Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 164/KH-UBND | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Kế hoạch | Người ký: | Nguyễn Văn Sửu |
Ngày ban hành: | 31/07/2019 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Nông nghiệp-Lâm nghiệp |
tải Kế hoạch 164/KH-UBND
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
ỦY BAN NHÂN DÂN Số: 164/KH-UBND | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 31 tháng 7 năm 2019 |
KẾ HOẠCH
PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI BÒ THỊT CHẤT LƯỢNG CAO TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2019-2020
Căn cứ Nghị định số 83/2018/NĐ-CP ngày 24/5/2018 của Chính phủ về khuyến nông;
Căn cứ Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp;
Căn cứ Quyết định số 10/2008/QĐ-TTg ngày 16/01/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 1819/QĐ-TTg ngày 16/11/2017 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Kế hoạch tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2017-2020;
Căn cứ Nghị quyết số 10/2018/NQ-HĐND ngày 05/12/2018 của HĐND thành phố Hà Nội về một số chính sách khuyến khích phát triển sản xuất, hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; xây dựng hạ tầng nông thôn thành phố Hà Nội;
Căn cứ Quyết định số 437/QĐ-UBND ngày 21/01/2019 của UBND thành phố Hà Nội về việc Phê duyệt Kế hoạch tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp thành phố Hà Nội giai đoạn 2019-2020;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 258/TTr-SNN ngày 11/7/2019, UBND Thành phố ban hành Kế hoạch Phát triển chăn nuôi bò thịt chất lượng cao trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2019-2020 như sau:
I. Mục đích, yêu cầu
1. Mục đích
- Góp phần thực hiện mục tiêu kế hoạch tái cơ cấu lại ngành chăn nuôi thành phố Hà Nội giai đoạn 2019-2020.
- Phát triển chăn nuôi một số giống bò thịt cho năng suất, chất lượng, giá trị cao, nâng cao hiệu quả kinh tế, cải thiện năng lực cạnh tranh ngành hàng thịt bò trên thị trường, nâng cao đời sống của nông dân, bảo vệ môi trường và góp phần phát triển kinh tế khu vực nông thôn.
- Hình thành và phát triển các chuỗi khép kín, các chuỗi liên kết trong chăn nuôi bò giống và bò thịt trên địa bàn Thành phố, góp phần đảm bảo an toàn dịch bệnh, vệ sinh môi trường.
- Hình thành các vùng sản xuất bò giống hướng thịt chất lượng cao tại các xã chăn nuôi trọng điểm thuộc các huyện, thị xã có tiềm năng gồm: Ba Vì, Gia Lâm, Mê Linh, Sóc Sơn, Phúc Thọ và Sơn Tây.
- Phát triển 3 giống bò: Giống bò hướng thịt BBB giới tính đực; giống bò thịt chất lượng cao Wagyu và giống bò lai Charolais.
- Dự kiến sản xuất được 5.100 con bê thương phẩm, hằng năm cung cấp cho thị trường trên 3.000 tấn thịt bò chất lượng cao. Gia tăng giá trị sản phẩm bê từ 10-20% so với các bê thông thường khác.
2. Yêu cầu
Tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch đảm bảo đồng bộ, tiết kiệm, hiệu quả; thực hiện hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân đảm bảo đúng đối tượng, đúng chính sách và quy định hiện hành của Nhà nước.
II. Nội dung kế hoạch
1. Quản lý giống
- Quản lý giống (giám định bình tuyển bò cái nền và bê lai sản xuất ra từ đàn bò cái nền) để đánh giá, phân cấp đàn bò cái sinh sản, chọn những con bò tốt, đủ điều kiện lai tạo bò chất lượng cao, khuyến cáo người chăn nuôi loại thải bò có khả năng sinh sản kém.
- Số lượng: 3.000 con bò cái nền lai Zebu và 9.000 con bê.
2. Xây dựng mô hình chăn nuôi bò Wagyu chất lượng cao
- Xây dựng mô hình chăn nuôi bò sinh sản (bò cái lai Wagyu) tại Ba Vì.
- Thuê chuyên gia xây dựng quy trình kỹ thuật chăn nuôi các giai đoạn sinh sản và nuôi thịt.
3. Hỗ trợ chi phí thụ tinh nhân tạo
Hỗ trợ chi phí mua tinh, vật tư và công phối giống phục vụ công tác thụ tinh nhân tạo với tinh bò thịt chất lượng cao gồm các giống: Wagyu, Charolais và BBB phân ly giới tính đực,... tại các xã chăn nuôi bò thịt trọng điểm tại Quyết định số 3215/QĐ-UBND ngày 14/6/2019 của UBND Thành phố về việc ban hành Danh mục các vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung trên địa bàn thành phố Hà Nội và tiêu chí sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của thành phố Hà Nội. Dự kiến tại 6 huyện, thị xã: Ba Vì, Gia Lâm, Mê Linh, Sóc Sơn, Phúc Thọ, Sơn Tây. Trong đó, tập trung tại 10 xã: (1) Giống bò lai Wagyu tại 02 xã: Minh Châu huyện Ba Vì, Tự Lập huyện Mê Linh; (2) Giống bò lai BBB tại 02 xã: Tòng Bạt huyện Ba Vì; Lệ Chi huyện Gia Lâm; (3) Giống bò lai Charolais tại 6 xã: Thụy An, Minh Quang huyện Ba Vì; Thanh Mỹ thị xã Sơn Tây; Nam Sơn, Bắc Sơn huyện Sóc Sơn; Vân Hà huyện Phúc Thọ và một số hộ, trại chăn nuôi quy mô lớn trên địa bàn Thành phố.
Số lượng: 11.000 liều tinh và các vật tư thụ tinh nhân tạo bò kèm theo để phối giống cho 8.000 con bò cái sinh sản, trong đó: 6.000 liều tinh BBB phân ly giới tính, 3.000 liều tinh Wagyu, 2.000 liều tinh Charolais; 7.200 lít ni tơ, 11.000 bộ găng gen, 880 quyển sổ gieo tinh và nghiệm thu bò có chửa.
4. Lập hồ sơ bảo hộ sản phẩm và giới thiệu sản phẩm
- Lập hồ sơ bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho thịt bò lai Wagyu.
- Giới thiệu quảng bá về các cơ sở sản xuất giống và bò thương phẩm lai Wagyu làm cơ sở liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm.
5. Tập huấn, tham quan trao đổi kinh nghiệm
- Tổ chức 02 lớp tập huấn chuyên sâu cho 60 lượt cho công chức, viên chức cơ sở, gồm: Công chức, viên chức trạm Phát triển nông nghiệp và nhân viên hợp đồng theo dõi phụ trách mô hình để nâng cao năng lực quản lý, kỹ thuật.
- Tổ chức 20 lớp tập huấn huấn kỹ thuật chăn nuôi bò thịt chất lượng cao cho 600 hộ nông dân tại các huyện, thị xã.
- Tổ chức 01 đoàn tham quan học tập kinh nghiệm tại các tỉnh chăn nuôi bò thịt phát triển.
III. DỰ KIẾN KINH PHÍ VÀ NGUỒN KINH PHÍ
1. Kinh phí thực hiện
Tổng kinh phí dự kiến: 16.900 triệu đồng. Trong đó: Kinh phí của các tổ chức, cá nhân: 1.900 triệu đồng; Kinh phí ngân sách Thành phố hỗ trợ: 15.000 triệu đồng. Năm 2019: 2.000 triệu đồng, Năm 2020: 13.000 triệu đồng (có phụ lục kèm theo).
2. Nguồn kinh phí
Kinh phí sự nghiệp kinh tế (năm 2019 đã giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Quyết định số 6688/QĐ-UBND ngày 07/12/2018 của UBND Thành phố về việc giao chỉ tiêu Kế hoạch kinh tế - xã hội và dự toán thu, chi ngân sách năm 2019 của thành phố Hà Nội).
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thị xã và các sở, ngành, đơn vị liên quan triển khai tổ chức thực hiện; hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc, giám sát tình hình thực hiện Kế hoạch đảm bảo theo đúng quy định.
- Phê duyệt dự toán chi tiết kinh phí hàng năm làm cơ sở tổ chức thực hiện; kiểm tra, giám sát việc sử dụng kinh phí đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả và công tác thanh quyết toán theo đúng quy định của pháp luật.
- Tổng hợp kết quả thực hiện Kế hoạch, báo cáo UBND Thành phố theo quy định.
2. Sở Tài chính, Sở Kế hoạch đầu tư
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của đơn vị, tham mưu, đề xuất, báo cáo UBND Thành phố cân đối nguồn kinh phí thực hiện Kế hoạch theo quy định.
3. Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các sở, ngành, đơn vị liên quan trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện; kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nhiệm vụ của Kế hoạch trên địa bàn theo thẩm quyền.
4. Các Sở ngành liên quan
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của đơn vị, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị liên quan trong quá trình tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát thực hiện Kế hoạch theo quy định.
5. Các đơn vị, cá nhân tham gia kế hoạch
Chuẩn bị đất đai, chuồng trại, nguồn vốn đảm bảo đủ điều kiện tham gia Kế hoạch. Chấp hành các quy định của pháp luật trong quá trình tham gia, thực hiện Kế hoạch./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHỤ LỤC
KINH PHÍ NGÂN SÁCH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI BÒ THỊT CHẤT LƯỢNG CAO TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2019-2020
(Kèm theo Kế hoạch số: 164/KH-UBND ngày 31 tháng 7 năm 2019 của UBND thành phố Hà Nội)
TT | Nội dung | Tổng | Phân kì | |
2019 | 2020 | |||
I | Tập huấn, tham quan trao đổi kinh nghiệm | 521.200 | 267.500 | 267.500 |
II | Hỗ trợ chi phí thụ tinh nhân tạo | 10.985.800 |
| 10.985.800 |
III | Quản lý giống bò | 2.100.100 | 1.050.050 | 1.050.050 |
IV | Xây dựng mô hình chăn nuôi bò Wagyu chất lượng cao | 340.630 | 262.340 | 78.290 |
V | Lập hồ sơ bảo hộ sản phẩm | 254.000 | 45.000 | 209.000 |
VI | Chi khác | 784.470 | 375.110 | 409.360 |
Tổng cộng | 15.000.000 | 2.000.000 | 13.000.000 |