Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Dự thảo Thông tư về quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về chăn nuôi
- Thuộc tính
- Nội dung
- Tải về
thuộc tính Thông tư
Lĩnh vực: | Nông nghiệp-Lâm nghiệp | Loại dự thảo: | Thông tư |
Cơ quan chủ trì soạn thảo: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Trạng thái: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này hướng dẫn khoản 4 Điều 11 Luật Chăn nuôi về cập nhật, khai thác và quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về chăn nuôi.Tải Thông tư
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Số: /2019/TT-BNNPTNT | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày tháng năm 2019 |
THÔNG TƯ
Quy định việc cập nhật, khai thác và quản lý
cơ sở dữ liệu quốc gia về chăn nuôi
Căn cứ Luật Chăn nuôi ngày 19 tháng 11 năm 2018;
Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Chăn nuôi;
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư quy định việc cập nhật, khai thác và quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về chăn nuôi,
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này hướng dẫn khoản 4 Điều 11 Luật Chăn nuôi về cập nhật, khai thác và quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về chăn nuôi.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có liên quan đến việc cập nhật, khai thác và quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về chăn nuôi.
Chương II
CƠ SỞ DỮ LIỆU QUỐC GIA VỀ CHĂN NUÔI
Điều 3. Cơ sở dữ liệu về văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến chăn nuôi
Bao gồm các văn bản quy phạm pháp luật quy định tại Điều 4 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến chăn nuôi.
Điều 4. Cơ sở dữ liệu về giống vật nuôi, nguồn gen giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi
1. Dữ liệu về giống vật nuôi bao gồm:
a) Giống vật nuôi sản xuất trong nước: Tên cơ sở (doanh nghiệp, hợp tác xã, hội, hiệp hội, trang trại, hộ), địa chỉ trụ sở chính, điện thoại, email, địa chỉ cơ sở sản xuất; tên giống, số lượng giống, cấp giống, tỷ lệ từng cấp giống; các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật;
b) Giống vật nuôi nhập khẩu: Tên, địa chỉ cơ sở nhập khẩu giống; tên giống, cấp giống, số lượng; tên, địa chỉ cơ sở xuất khẩu;
c) Danh mục giống vật nuôi cần bảo tồn và Danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu;
d) Dữ liệu về cơ sở khảo nghiệm dòng, giống vật nuôi: Tên và địa chỉ;
đ) Dữ liệu về cơ sở sản xuất tinh, phôi, ấu trùng và cơ sở ấp trứng: Tên và địa chỉ;
e) Dữ liệu về cá nhân làm dịch vụ thụ tinh nhân tạo, cấy truyền phôi giống vật nuôi: tên và địa chỉ;
g) Dữ liệu về cơ sở sở hữu lợn đực giống để phối giống trực tiếp nhằm mục đích thương mại: Tên và địa chỉ:
h) Dữ liệu về cơ sở mua bán tinh, phôi giống vật nuôi: Tên và địa chỉ;
i) Dữ liệu về cơ sở mua bán trứng giống, ấu trùng giống vật nuôi: Tên và địa chỉ;
k) Dữ liệu về chất lượng giống: Các chỉ tiêu kỹ thuật về năng suất, chất lượng của vật nuôi.
g) 2. Dữ liệu về thức ăn chăn nuôi bao gồm:
a) Thông tin về cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi thương mại được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi; cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi tiêu thụ nội bộ, trừ trường hợp sản xuất thức ăn chăn nuôi tiêu thụ nội bộ sử dụng trong chăn nuôi nông hộ, bao gồm: Tên cơ sở, địa chỉ trụ sở chính, số Giấy chứng nhận đủ điều kiện đối với cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi thương mại, ngày cấp, nơi cấp, số điện thoại, số fax, địa chỉ sản xuất. Các cơ sở này được phân loại theo sản phẩm: thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc, thức ăn bổ sung, thức ăn truyền thống, phân loại theo 3 miền và 7 vùng sinh thái;
b) Thông tin về thức ăn chăn nuôi thương mại: Loại sản phẩm, số lượng, đối tượng vật nuôi sử dụng; phân loại theo 3 miền và 7 vùng sinh thái;
c) Thông tin về thức ăn chăn nuôi tiêu thụ nội bộ, trừ trường hợp sản xuất thức ăn chăn nuôi tiêu thụ nội bộ sử dụng trong chăn nuôi nông hộ: loại sản phẩm, số lượng, đối tượng vật nuôi sử dụng, phân loại theo 3 miền và 7 vùng sinh thái;
d) Số lượng, giá thức ăn chăn nuôi nhập khẩu: Loại sản phẩm, số lượng, giá, nguồn gốc xuất xứ;
đ) Thông tin về cơ sở khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi: Tên cơ sở và địa chỉ trụ sở;
e) Danh mục hóa chất cấm cấm sử dụng trong thức ăn chăn nuôi;
g) Danh mục nguyên liệu được phép sử dụng trong chăn nuôi;
h) Thông tin về phòng thử nghiệm được chỉ định trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi: Tên phòng thử nghiệm, địa chỉ, số điện thoại, số fax, phép thử được chỉ định, ngày chỉ định, ngày hết hạn, cơ quan chỉ định;
i) Thông tin về tổ chức chứng nhận hợp quy được chỉ định trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi: Tên tổ chức, địa chỉ, số điện thoại, số fax, phạm vi được chỉ định, ngày chỉ định, ngày hết hạn, cơ quan chỉ định.
3. Dữ liệu về sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi:
a) Thông tin về cơ sở sản xuất sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi: Tên cơ sở, địa chỉ trụ sở và loại hình doanh nghiệp;
b) Thông tin về sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi: Loại sản phẩm, số lượng, giá, tiêu chuẩn công bố áp dụng và công bố hợp quy.
Điều 5. Cơ sở dữ liệu về cơ sở chăn nuôi, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi
Cơ sở dữ liệu về cơ sở chăn nuôi, chế biến và thị trường chăn nuôi gồm các thông tin chủ yếu sau:
1. Dữ liệu về cơ sở chăn nuôi bao gồm:
a) Thông tin về cá nhân, tổ chức chăn nuôi: Tên, mã số cơ sở chăn nuôi, điện thoại, email, địa chỉ liên hệ, số lượng chuồng trại xây dựng, quy mô vật nuôi cho phép hoạt động và số giấy phép;
b) Thông tin về vật nuôi: Đối tượng, số lượng, giống, các chỉ tiêu năng suất và chất lượng vật nuôi; hình thức nuôi và phương thức nuôi.
2. Dữ liệu về cơ sở chế biến sản phẩm chăn nuôi được quy định như sau:
Dữ liệu về cơ sở chế biến sản phẩm chăn nuôi gồm các thông tin chủ yếu sau: Tên, địa chỉ cơ sở, mã số doanh nghiệp, giấy chứng nhận an toàn thực phẩm, công suất, mặt hàng, chủng loại chế biến, sản lượng thu mua, sản lượng nguyên liệu nhập khẩu, sản lượng chế biến, giá thành sản phẩm, giá trị xuất khẩu (USD/năm) và thị trường tiêu thụ (nội địa, xuất khẩu).
3. Dữ liệu về thị trường sản phẩm chăn nuôi:
a) Thông tin về giá: Giống vật nuôi, nguyên liệu thức ăn chăn nuôi và sản phẩm chăn nuôi chính;
b) Dữ liệu về các thị trường xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi: Nước xuất khẩu, nhập khẩu, số lượng, chủng loại sản phẩm, quy cách, giá mua, bán, giá trị xuất khẩu, nhập khẩu, hiệp định về việc áp dụng các biện pháp kiểm dịch động vật (SPS) và các cam kết thương mại (thuế quan, phi thuế quan).
Điều 6. Cơ sở dữ liệu về vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh
Cơ sở dữ liệu về vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh bao gồm: Tên, địa chỉ vùng chăn nuôi, đối tượng vật nuôi và các thông tin trong Quyết định công nhận vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh.
Điều 7. Cơ sở dữ liệu khác về chăn nuôi
1. Khoa học và công nghệ trong chăn nuôi:
a) Kết quả nghiên cứu khoa học trong chăn nuôi;
b) Công nghệ được ứng dụng trong chăn nuôi;
c) Danh mục TCVN/QCVN lĩnh vực chăn nuôi; quy trình kỹ thuật; tiến bộ kỹ thuật.
2. Dữ liệu về phòng và chống dịch bệnh trong chăn nuôi: Loại dịch bệnh, đối tượng vật nuôi chịu tác động, địa bàn và số lượng vật nuôi thiệt hại.
3. Điều kiện chăn nuôi: Quy mô, mật độ, theo vùng/miền; khai báo, đăng ký chăn nuôi; cấp mới, cấp lại giấy chứng nhận.
Điều 8. Cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính lĩnh vực chăn nuôi
Cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm lĩnh vực chăn nuôi gồm các thông tin chủ yếu sau:
1. Dữ liệu về vi phạm hành chính: Tên, địa chỉ tổ chức, cá nhân, lĩnh vực bị xử lý vi phạm, hành vi vi phạm, mức phạt, hình phạt bổ sung (nếu có), biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có); tên đơn vị xử lý vi phạm;
2. Dữ liệu về cơ sở bị thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi, thông tin về cơ sở bị thu hồi hoặc đình chỉ hiệu lực quyết định chỉ định tổ chức chứng nhận hợp quy thức ăn chăn nuôi, thu hồi hoặc đình chỉ hiệu lực quyết định chỉ định phòng thử nghiệm thức ăn chăn nuôi.
Chương III
CẬP NHẬT, KHAI THÁC CƠ SỞ DỮ LIỆU QUỐC GIA
VỀ CHĂN NUÔI
Điều 9. Cập nhật cơ sở dữ liệu quốc gia về Chăn nuôi
1. Cục chăn nuôi tổ chức thực hiện cập nhật dữ liệu theo quy định tại Điều 3; điểm c, d khoản 1, điểm b, c, d, đ, e, g, h và i khoản 2 Điều 4; điểm c khoản 1 Điều 7 và Điều 8 Thông tư này.
2. Cục Thú y tổ chức thực hiện cập nhật dữ liệu quy định tại điểm b, khoản 1 Điều 4; Điều 6 và khoản 2 Điều 7 Thông tư này.
3. Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản tổ chức thực hiện việc cập nhật dữ liệu quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư này.
4. Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường tổ chức thực hiện việc cập nhật dữ liệu quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều 7 Thông tư này.
5. Trung tâm tin học và Thống kê tổ chức thực hiện việc cập nhật dữ liệu quy định tại khoản 3 Điều 5 Thông tư này.
6. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức thực hiện việc cập nhật dữ liệu quy định tại điểm a, đ, e, g, h, i, k khoản 1, điểm a khoản 2, điểm a, b khoản 3 Điều 4; khoản 1 Điều 5; khoản 3 Điều 7 Thông tư này.
7. Tần suất cập nhật cơ sở dữ liệu quốc gia về chăn nuôi:
a) Cập nhật theo tuần (thứ 6 hằng tuần): Điểm a, b khoản 1, điểm a khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều 4; khoản 1, điểm a khoản 3 Điều 5 Thông tư này.
b) Cập nhật theo tháng (trước ngày 20 hằng tháng): Điều 3; Điểm d, đ, e, g, h, i, k khoản 1, điểm d, đ, h và i khoản 2, điểm b khoản 3 Điều 4; khoản 2, điểm b khoản 3 Điều 5; Điều 6; khoản 2, khoản 3 Điều 7 và Điều 8 Thông tư này.
c) Cập nhật theo năm (trước ngày 20 tháng 12 hằng năm): Điểm c khoản 1, điểm b, c, e và g khoản 2 Điều 4; khoản 1 Điều 7 Thông tư này.
Điều 10. Khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia về chăn nuôi
1. Tổ chức thực hiện chức năng đầu mối xây dựng, cập nhật dữ liệu quốc gia về chăn nuôi cấp trung ương và cấp tỉnh được quyền khai thác dữ liệu quốc gia về chăn nuôi theo phân cấp.
2. Tổ chức, cá nhân có quyền tiếp cận cơ sở dữ liệu quốc gia về chăn nuôi những thông tin sau:
a) Hệ thống cơ sở dữ liệu về văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến chăn nuôi;
b) Danh sách cơ sở sản xuất giống vật nuôi; số lượng và tên giống vật nuôi được công bố tiêu chuẩn chất lượng và công bố hợp quy; Danh mục giống vật nuôi cần bảo tồn; Danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu;
c) Cơ sở chăn nuôi; phương thức, quy mô chăn nuôi; sản lượng sản phẩm chăn nuôi;
d) Danh sách cơ sở đủ điều kiện sản xuất, nhập khẩu và mua bán thức ăn chăn nuôi, sản phẩm xử lý chất thải trong chăn nuôi;
đ) Thông tin về thị trường: Giá giống vật nuôi; giá thức ăn chăn nuôi nguyên liệu; giá sản phẩm chăn nuôi; giá sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi;
e) Thông tin về vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh;
g) Danh sách các cơ sở chế biến sản phẩm chăn nuôi.
3. Các tổ chức, cá nhân cung cấp, cập nhật thông tin vào hệ thống được quyền gửi và nhận các thông tin sau:
a) Báo cáo thống kê về đàn vật nuôi;
b) Báo cáo về thị trường, giá cả sản phẩm chăn nuôi, thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu, xuấtkhẩu, nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi;
c) Gửi các thông tin, ý kiến đề xuất tới cơ quan quản lý.
Chương IV
QUẢN LÝ CƠ SỞ DỮ LIỆU QUỐC GIA VỀ CHĂN NUÔI
Điều 11. Quản lý cấp, đóng tài khoản
1. Cục Chăn nuôi căn cứ vào yêu cầu công tác quản lý nhà nước về chăn nuôi để tổ chức việc cấp, khóa tài khoản truy cập cho cá nhân (cán bộ, công chức, viên chức) và tổ chức (cơ quan hành chính nhà nước).
2. Quản lý tài khoản truy cập:
a) Tổ chức được cấp tài khoản phân công cho cá nhân thuộc tổ chức mình thực hiện việc quản trị, cập nhật, khai thác và quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về chăn nuôi đúng quy định;
b) Cá nhân đã được cấp tài khoản thực hiện bảo mật, quản trị, cập nhật, khai thác, quản lý và sử dụng tài khoản được cấp đúng quy định.
3. Tài khoản truy cập vào cơ sở dữ liệu quốc gia về chăn nuôi đã được cấp bị khóa khi thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Tổ chức bị chia tách, sáp nhập, giải thể, bị chấm dứt hoạt động, chuyển nhượng;
b) Cá nhân đã được cấp tài khoản thay đổi đơn vị công tác, nghỉ việc, nghỉ hưu.
Điều 12. Nội dung quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về chăn nuôi
1. Xây dựng và vận hành cơ sở hạ tầng kỹ thuật, phầm mềm cơ sở dữ liệu quốc gia dùng chung và cơ sở dữ liệu thành phần, bảo đảm kết nối và chia sẻ dữ liệu thống nhất trên toàn bộ hệ thống. Nguồn lực xây dựng và vận hành cơ sở hạ tầng kỹ thuật, phần mềm cơ sở dữ liệu từ ngân sách nhà nước và xã hội hoá.
2. Thu thập, xử lý và cập nhật thông tin vào cơ sở dữ liệu quốc gia về chăn nuôi tự động qua việc số hóa các chu trình từ khai báo, nhập liệu, lưu trữ, xử lý, phân tích và gửi báo cáo.
3. Tổng hợp và tích hợp thông tin từ cơ sở dữ liệu thành phần của cơ sở dữ liệu quốc gia về chăn nuôi.
4. Quản lý quyền truy cập và quyền cập nhật thông tin trong cơ sở dữ liệu.
5. Theo dõi, giám sát tình hình sử dụng cơ sở dữ liệu.
6. Bảo đảm an toàn, an ninh.
7. Đào tạo nhân lực, hỗ trợ vận hành và khai thác cơ sở dữ liệu.
Điều 13. Bảo đảm an toàn cơ sở dữ liệu quốc gia về chăn nuôi
1. Sử dụng phần mềm bảo mật có bản quyền và áp dụng các công nghệ phát hiện và ngăn chặ xâm nhập mạng.
2. Sử dụng kênh mã hoá và xác thực người dùng các hoạt động sau: Đăng nhập quản trị hệ thống; đăng nhập vào các ứng dụng; gửi nhận dữ liệu tự động giữa các máy chủ; nhập và biên tập dữ liệu.
3. Mã hoá đường truyền cơ sở dữ liệu quốc gia về chăn nuôi.
4. Áp dụng biện pháp bảo đảm tính xác thực và bảo vệ sự toàn vẹn của dữ liệu trong cơ sở dữ liệu quốc gia về chăn nuôi.
5. Bảo đảm việc quản lý bảo mật hệ thống trong: Lưu vết việc truy cập, tạo, thay đổi, xóa thông tin dữ liệu để phục vụ việc quản lý, giám sát hệ thống.
6. Thiết lập và duy trì hệ thống dự phòng nhằm bảo đảm hệ thống duy trì hoạt động liên tục 24/7 trong mọi tình huống.
7. Thực hiện biện pháp sao lưu dữ liệu định kỳ và bảo vệ các bản sao lưu phục hồi bằng giải pháp che dấu và mã hoá dữ liệu.
8. Thực hiện biện pháp cần thiết khác để bảo đảm an toàn cơ sở dữ liệu quốc gia về chăn nuôi.
Chương V
TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN LIÊN QUAN
Điều 14. Trách nhiệm của Cục Chăn nuôi
1. Chủ trì xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về chăn nuôi.
2. Chủ trì, hướng dẫn cho các tổ chức, cá nhân có liên quan báo cáo số liệu để cập nhật, khai thác, quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về chăn nuôi và tổng hợp thông tin trong phạm vi cả nước.
3. Chủ trì tổ chức việc vận hành, bảo trì, giám sát, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật, phần mềm và các biện pháp bảo đảm an toàn cơ sở dữ liệu quốc gia về chăn nuôi.
4. Quản lý tài khoản quản trị, phân quyền cập nhật, khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia về chăn nuôi.
5. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất việc cập nhật, khai thác và quản lý cơ sở dữ liệu chăn nuôi ở các địa phương. Tổ chức đào tạo, tập huấn công tác cập nhập, khai thác và quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về chăn nuôi.
6. Đánh giá, xếp hạng năng lực thực hiện việc cập nhật, khai thác và quản lý cơ sở dữ liệu chăn nuôi của các tổ chức và công bố công khai hằng năm.
7. Phối hợp với đơn vị có liên quan để xử lý những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện cập nhật, khai thác và quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về chăn nuôi.
8. Đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cập nhập, khai thác và quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về chăn nuôi.
9. Chủ trì tổng hợp, cập nhật số liệu liên quan đến xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động chăn nuôi do các cơ quan trung ương thực hiện.
Điều 15. Trách nhiệm của các đơn vị liên quan thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
1. Cục Thú y có trách nhiệm sau đây:
a) Chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức, cá nhân có liên quan báo cáo số liệu để cập nhật, khai thác và quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về phòng, chống dịch bệnh trong chăn nuôi; vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh và nội dung khác theo thẩm quyền;
b) Phối hợp với Cục Chăn nuôi cập nhật, khai thác và quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về chăn nuôi theo chức năng, nhiệm vụ được giao;
c) Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định tại Thông tư này về cập nhật, khai thác và quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về phòng, chống dịch bệnh trong chăn nuôi; vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh và nội dung khác theo thẩm quyền;
d) Chịu trách nhiệm về tính kịp thời, đầy đủ, an toàn thông tin, tính chính xác của thông tin được cập nhật vào cơ sở dữ liệu quốc gia về phòng, chống dịch bệnh trong chăn nuôi; vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh và nội dung khác theo thẩm quyền.
2. Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản có trách nhiệm sau đây:
a) Chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức, cá nhân có liên quan báo cáo số liệu để cập nhập, khai thác và quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về chế biến sản phẩm chăn nuôi; thị trường trong nước, ngoài nước và nội dung khác theo thẩm quyền;
b) Phối hợp với Cục Chăn nuôi cập nhật, khai thác và quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về chăn nuôi theo chức năng, nhiệm vụ được giao;
c) Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định tại Thông tư này về cập nhật, khai thác và quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về chế biến sản phẩm chăn nuôi; thị trường trong nước, ngoài nước và nội dung khác theo thẩm quyền;
d) Chịu trách nhiệm về tính kịp thời, đầy đủ, an toàn thông tin, tính chính xác của thông tin được cập nhật vào cơ sở dữ liệu quốc gia về chế biến sản phẩm chăn nuôi; thị trường trong, ngoài nước và nội dung khác theo thẩm quyền.
4. Trung tâm tin học và Thống kê có trách nhiệm sau đây:
a) Chủ trì thực hiện, hướng dẫn tổ chức, cá nhân có liên quan báo cáo số liệu để cập nhập, khai thác và quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia và nội dung khác theo thẩm quyền;
b) Phối hợp với Cục Chăn nuôi cập nhập, khai thác và quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về chăn nuôi theo chức năng, nhiệm vụ được giao;
c) Chịu trách nhiệm về tính kịp thời, đầy đủ, an toàn thông tin, tính chính xác của thông tin được cập nhật vào cơ sở dữ liệu quốc gia về số lượng xuất khẩu, nhập khẩu và giá cho các sản phẩm chăn nuôi chính và nội dung khác theo thẩm quyền.
Điều 16. Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp Và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
1. Chỉ đạo, hướng dẫn đào tạo cho các tổ chức, cá nhân có liên quan xây dựng cơ sở dữ liệu, báo cáo, cập nhật số liệu để khai thác và quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về chăn nuôi cấp tỉnh.
2. Phối hợp với Cục Chăn nuôi cập nhập, khai thác và quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về chăn nuôi theo phân cấp và chức năng, nhiệm vụ được giao.
3. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định tại Thông tư này về cập nhật, khai thác và quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về chăn nuôi của các tổ chức, cá nhân có liên quan trên địa bàn tỉnh.
4. Chịu trách nhiệm về tính kịp thời, đầy đủ, an ninh, an toàn thông tin, tính chính xác của thông tin được cập nhật vào cơ sở dữ liệu quốc gia về chăn nuôi ở cấp tỉnh.
5. Đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cập nhật, khai thác và quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về chăn nuôi tại địa phương.
6. Chủ trì tổng hợp, cập nhật số liệu liên quan đến xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động chăn nuôi do các Sở, ban, ngành tại địa phương thực hiện.
Điều 17. Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan
Thực hiện đúng các quy định của Thông tư này và các quy định khác của pháp luật có liên quan trong việc cập nhật, khai thác và sử dụng thông tin trên cơ sở dữ liệu quốc gia về chăn nuôi.
Chương VI
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 18. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2020.
2. Hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về chăn nuôi được xây dựng và hoàn thiện song song với quá trình vận hành sau 05 năm kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.
Điều 19. Trách nhiệm thi hành
Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc hoặc phát hiện những vấn đề mới phát sinh, kịp thời báo cáo về Cục Chăn nuôi để tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để xem xét, sửa đổi bổ sung cho phù hợp./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG
|
văn bản tiếng việt
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!