Dự thảo Thông tư về lưu mẫu giống cây trồng, kiểm định ruộng giống

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải dự thảo
Lưu
Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Thông tư

Dự thảo Thông tư quy định về lưu mẫu giống cây trồng; kiểm định ruộng giống, lấy mẫu vật liệu nhân giống cây trồng; kiểm tra Nhà nước về chất lượng giống cây trồng nhập khẩu lần 6
Lĩnh vực: Nông nghiệp-Lâm nghiệp Loại dự thảo:Thông tư
Cơ quan chủ trì soạn thảo: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thônTrạng thái:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định việc lưu giữ, duy trì và sử dụng mẫu giống cây trồng đăng ký cấp Quyết định lưu hành, đăng ký cấp quyết định lưu hành đặc cách giống cây trồng; kiểm định ruộng giống, lấy mẫu vật liệu nhân giống cây trồng và kiểm tra nhà nước về chất lượng vật liệu nhân giống cây trồng nhập khẩu là sản phẩm hàng hóa nhóm 2 thuộc loài cây trồng chính.

Tải Thông tư

Tải dự thảo tiếng Việt (.doc)@DT_Thong tu ve luu mau giong cay trong DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Trạng thái: Đã biết
Ghi chú
BỘ NÔNG NGHIỆP

VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

 

Số:    /2019/TT-bnnptnt

 

DỰ THẢO LẦN 6

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

Hà Nội, ngày         tháng        năm 2019

 

 

 

THÔNG TƯ

Quy định về lưu mẫu giống cây trồng;
kiểm định ruộng giống, lấy mẫu vật liệu nhân giống cây trồng;
kiểm tra nhà nước về chất lượng giống cây trồng nhập khẩu

 

Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Luật Trồng trọt ngày 19 tháng 11 năm 2018;

Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Trồng trọt,

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư quy định về lưu mẫu giống cây trồng; kiểm định ruộng giống, lấy mẫu vật liệu nhân giống cây trồng; kiểm tra nhà nước về chất lượng giống cây trồng nhập khẩu.

 

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định việc lưu giữ, duy trì và sử dụng mẫu giống cây trồng đăng ký cấp Quyết định lưu hành, đăng ký cấp quyết định lưu hành đặc cách giống cây trồng; kiểm định ruộng giống, lấy mẫu vật liệu nhân giống cây trồng và kiểm tra nhà nước về chất lượng vật liệu nhân giống cây trồng nhập khẩu là sản phẩm hàng hóa nhóm 2 thuộc loài cây trồng chính.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Lô giống: Là lượng hạt giống, cây giống, củ giống, bộ phận khác của cây, có cùng nguồn gốc và mức chất lượng, được sản xuất, bảo quản cùng một quy trình, có thể nhận biết được một cách dễ dàng và không vượt quá khối lượng quy định tại TCVN về phương pháp kiểm định, lấy mẫu, thử nghiệm giống cây trồng.

2. Mẫu giống: vật liệu nhân giống bao gồm: mẫu hạt giống, cây giống hoặc củ giống có các tính trạng đặc trưng phù hợp với bản mô tả giống.

3. Bản mô tả giống: là tài liệu thể hiện các tính trạng của giống cây trồng.

 

Chương II

LƯU MẪU GIỐNG CÂY TRỒNG 

 

Điều 3. Yêu cầu chung đối với lưu mẫu giống cây trồng

1. Mẫu giống cây trồng khi đăng ký công nhận lưu hành, đăng ký công nhận lưu hành đặc cách phải được lưu trong suốt quá trình khảo nghiệm, lưu hành (sau đây gọi là mẫu lưu).

 2. Mẫu lưu bằng hạt giống của loài cây trồng chính sản xuất theo phương pháp nhân giống hữu tính được lưu giữ tại tổ chức lưu giữ mẫu giống do Cục Trồng trọt lựa chọn thông qua giao nhiệm vụ hoặc đặt hàng (sau đây gọi là tổ chức lưu mẫu).

3. Tổ chức, cá nhân tự lưu giữ mẫu lưu đối với giống cây trồng không thuộc quy định tại khoản 2 Điều này. Khi đăng ký công nhận lưu hành, đăng ký công nhận lưu hành đặc cách, tổ chức, cá nhân phải gửi tới Cục Trồng trọt: Tờ khai kỹ thuật theo mẫu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này; bản mô tả giống theo tài liệu hướng dẫn khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định có xác nhận của tổ chức khảo nghiệm đối với giống cây trồng được công nhận lưu hành hoặc bản mô tả đặc tính của giống cây trồng đăng ký công nhận lưu hành đặc cách theo mẫu số 02 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Nghị định số:…… /2019/NĐ-CP ngày……. tháng….năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số Điều về giống cây trồng và biện pháp thi hành Luật Trồng trọt.

4. Mẫu lưu và mẫu giống gửi khảo nghiệm để công nhận lưu hành phải đảm bảo đồng nhất và phù hợp với bản mô tả giống đã được công nhận hoặc công nhận đặc cách.

5. Kinh phí lưu giữ, duy trì mẫu hạt giống của loài cây chính sản xuất theo phương pháp nhân giống hữu tính do ngân sách nhà nước đảm bảo.

 Điều 4. Tiếp nhận mẫu lưu

1. Trước khi tiến hành khảo nghiệm phục vụ mục đích đăng ký công nhận lưu hành hoặc trước khi đăng ký công nhận lưu hành đặc cách đối với giống cây trồng quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư này, tổ chức, cá nhân phải nộp mẫu lưu kèm theo Tờ khai kỹ thuật theo mẫu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này cho tổ chức lưu mẫu.

2. Khi tiếp nhận mẫu lưu, tổ chức lưu mẫu tiến hành lập Biên bản giao nộp mẫu theo mẫu tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này. Biên bản giao nộp mẫu được lập thành 03 bản: 01 bản lưu tại tổ chức lưu mẫu, 01 bản lưu tại tổ chức, cá nhân nộp mẫu lưu và 01 bản gửi Cục Trồng trọt ngay sau khi hoàn thành việc bàn giao. 

3. Khối lượng mẫu lưu được quy định chi tiết tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.

4. Trong thời gian 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Biên bản giao nộp mẫu, Cục Trồng trọt đăng tải thông tin trên cổng thông tin điện tử của Cục.

Điều 5. Lưu giữ, duy trì mẫu lưu

1. Định kỳ hàng năm tổ chức lưu mẫu đánh giá tỷ lệ nẩy mầm của mẫu lưu theo Tiêu chuẩn quốc gia về phương pháp thử nghiệm hạt giống cây trồng.

2. Khi lượng mẫu lưu còn lại dưới 50% khối lượng mẫu ban đầu hoặc mẫu hạt giống không đảm bảo tỷ lệ nẩy mầm thì tổ chức lưu mẫu gửi văn bản đề nghị tổ chức, cá nhân có giống giao nộp bổ sung mẫu giống mới nhằm đảm bảo khối lượng mẫu lưu theo quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này và chịu trách nhiệm về tính đúng giống.

Điều 6. Sử dụng mẫu lưu giống cây trồng

1. Mẫu giống cây trồng sử dụng trong trường hợp thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp về giống cây trồng quy định tại điểm c, khoản 3 Điều 20 Luật Trồng trọt:

a) Đối với giống cây trồng thuộc loài cây trồng chính sản xuất theo phương pháp nhân giống hữu tính: sử dụng mẫu lưu tại tổ chức lưu mẫu quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư này.

b) Đối với giống cây trồng không thuộc điểm a khoản này: sử dụng mẫu lưu của tổ chức, cá nhân tự có giống cây trồng quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư này.

2. Mẫu giống cây trồng sử dụng trong trường hợp quy định tại điểm a, điểm b khoản 3 Điều 20 Luật Trồng trọt: sử dụng mẫu giống do tổ chức, cá nhân có giống được công nhận lưu hành, công nhận lưu hành đặc cách hoặc tổ chức lưu mẫu hoặc tổ chức khảo nghiệm DUS cung cấp.

3. Mẫu giống cây trồng sử dụng trong các trường hợp quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này phải đồng nhất với mẫu lưu và phù hợp với bản mô tả giống đã được công nhận hoặc công nhận đặc cách.

Điều 7. Chấm dứt lưu mẫu giống cây trồng

1. Giống cây trồng bị chấm dứt lưu mẫu trong các trường hợp sau:

a) Giống cây trồng không được cấp Quyết đinh công nhận lưu hành trong thời gian tối đa 05 năm đối với cây hằng năm và 10 năm đối với cây lâu năm tính từ thời điểm giao nộp mẫu lưu.

b) Giống cây trồng bị huỷ bỏ Quyết định công nhận lưu hành.

2. Cục Trồng trọt thông báo chấm dứt việc lưu mẫu trên Trang thông tin điện tử của Cục.

 3. Tổ chức lưu mẫu chấm dứt lưu mẫu kể từ khi Cục Trồng trọt đăng thông tin chấm dứt lưu mẫu trên trang thông tin điện tử của Cục.

 

Chương III

KIỂM ĐỊNH RUỘNG GIỐNG, LẤY MẪU VẬT LIỆU

NHÂN GIỐNG CÂY TRỒNG

 

Điều 8. Tập huấn nghiệp vụ kiểm định ruộng giống, lấy mẫu vật liệu nhân giống cây trồng

1. Nội dung tập huấn về kiểm định ruộng giống gồm: quy định của pháp luật về quản lý chất lượng giống cây trồng; phương pháp kiểm định ruộng giống theo tiêu chuẩn quốc gia; thực hành kiểm định trên đồng ruộng.

2. Nội dung tập huấn về lấy mẫu vật liệu nhân giống cây trồng gồm: quy định của pháp luật về lấy mẫu vật liệu nhân giống cây trồng; phương pháp lấy mẫu vật liệu nhân giống cây trồng theo tiêu chuẩn quốc gia; thực hành lấy mẫu vật liệu nhân giống cây trồng.

3. Trung tâm Khảo kiểm nghiệm Giống, sản phẩm cây trồng Quốc gia trực thuộc Cục Trồng trọt chịu trách nhiệm ban hành hướng dẫn và tổ chức thực hiện việc tập huấn nghiệp vụ kiểm định ruộng giống, lấy mẫu vật liệu nhân giống cây trồng (sau đây gọi là đơn vị tập huấn).

4. Người kiểm định ruộng giống, người lấy mẫu vật liệu nhân giống cây trồng phải được tập huấn và được cấp Giấy chứng nhận tập huấn nghiệp vụ kiểm định ruộng giống, lấy mẫu vật liệu nhân giống cây trồng theo Điều này.

5. Giấy chứng nhận tập huấn nghiệp vụ kiểm định ruộng giống, lấy mẫu vật liệu nhân giống cây trồng được cấp cho người tham dự lớp tập huấn về kiểm định giống cây trồng, người lấy mẫu vật liệu nhân giống cây trồng và có kết quả kiểm tra đạt điểm trung bình trở lên sau khoá tập huấn.

6. Người được cấp Giấy chứng nhận tập huấn nghiệp vụ kiểm định ruộng giống, lấy mẫu vật liệu nhân giống cây trồng chỉ thực hiện kiểm định, lấy mẫu trong lĩnh vực tập huấn được ghi trên Giấy chứng nhận.

7. Mỗi người kiểm định, người lấy mẫu được cấp Giấy chứng nhận có một mã số riêng để quản lý và được ghi trên Giấy chứng nhận. Cách đặt mã số người kiểm định, người lấy mẫu vật liệu nhân giống cây trồng theo hướng dẫn tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.

8. Mẫu giấy chứng nhận quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.

9. Sau khi cấp giấy chứng nhận tập huấn nghiệp vụ không quá 03 ngày làm việc, đơn vị tập huấn gửi Cục Trồng trọt danh sách người được cấp giấy chứng nhận tập huấn nghiệp vụ người kiểm định ruộng giống và lấy mẫu vật liệu nhân giống cây trồng; mã số người kiểm định ruộng giống và người lấy mẫu vật liệu nhân giống cây trồng.

10. Trong thời gian 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được danh sách người được cấp giấy chứng nhận tập huấn nghiệp vụ người kiểm định ruộng giống và lấy mẫu vật liệu nhân giống cây trồng; mã số người kiểm định ruộng giống và người lấy mẫu vật liệu nhân giống cây trồng, Cục Trồng trọt đăng tải thông tin trên cổng thông tin điện tử của Cục.

Điều 9. Chi phí tập huấn nghiệp vụ kiểm định ruộng giống, lấy mẫu vật liệu nhân giống cây trồng

Chi phí tập huấn do người kiểm định ruộng giống, lấy mẫu vật liệu nhân giống cây trồng chi trả theo quy định của Bộ Tài chính hoặc theo giá dịch vụ sự nghiệp công do đơn vị tập huấn xây dựng theo cơ chế thị trường nếu chưa có quy định của Nhà nước.

 

Chương IV

KIỂM TRA NHÀ NƯỚC

VỀ CHẤT LƯỢNG GIỐNG CÂY TRỒNG NHẬP KHẨU

 

Điều 10. Đối tượng kiểm tra

1. Giống cây trồng là sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 thuộc loài cây trồng chính nhập khẩu phục vụ sản xuất, mua bán trừ trường hợp quy định tại điểm a, b,c,d khoản 3 Điều 29 Luật trồng trọt.

Điều 11. Quy định kiểm tra nhà nước về chất lượng giống cây trồng nhập khẩu

1. Việc kiểm tra nhà nước về chất lượng giống cây trồng nhập được thực hiện thông qua hoạt động chứng nhận hợp quy lô giống nhập khẩu.

2. Tổ chức, cá nhân có giống nhập khẩu đăng ký chứng nhận hợp quy với tổ chức chứng nhận hợp quy được Cục Trồng trọt chỉ định.

3. Giấy chứng nhận hợp quy lô giống nhập khẩu là căn cứ để cơ quan hải quan thực hiện việc thông quan lô giống nhập khẩu.

Điều 12. Xử lý lô giống nhập khẩu không đạt chất lượng

1. Trường hợp lô giống cây trồng nhập khẩu có chất lượng không phù hợp với quy chuẩn quốc gia thì tổ chức, cá nhân nhập khẩu có quyền lựa chọn biện pháp khắc phục: tái chế, tái xuất, tiêu hủy, chuyển mục đích sử dụng và thống nhất với tổ chức chứng nhận hợp quy đề xuất bằng văn bản gửi Cục Trồng trọt quyết định.

2. Trường hợp tổ chức, cá nhân lựa chọn biện pháp tái chế lô giống nhập khẩu, tại văn bản đề nghị cần nêu rõ phương án tái chế hàng hóa, địa chỉ tái chế, người chịu trách nhiệm chính trong việc thực hiện tái chế hàng hóa. Lô giống cây trồng sau khi tái chế phải tuân thủ các quy định về quản lý hàng hóa nhập khẩu.

 

Chương V

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

 

Điều 13. Trách nhiệm của Cục Trồng trọt

1. Quản lý hoạt động lưu mẫu giống cây trồng, kiểm định ruộng giống, lấy mẫu vật liệu nhân giống cây trồng, kiểm tra chất lượng giống cây trồng nhập khẩu.

2. Hướng dẫn, kiểm tra công tác lưu mẫu giống cây trồng đối với các tổ chức, cá nhân lưu mẫu quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 3 Thông tư này; cập nhật, đăng tải trên cổng thông tin điện tử của Cục Trồng trọt danh sách tổ chức lưu mẫu theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư này, danh sách các mẫu lưu quy định tại khoản 4 Điều 4, danh sách các mẫu lưu do tổ chức, cá nhân tự lưu mẫu theo quy định tại khoản 3 Điều 3 của Thông tư này và bản mô tả giống, danh sách người được cấp giấy chứng nhận tập huấn nghiệp vụ theo khoản 10 Điều 8 Thông tư này.

3. Theo dõi, giám sát tổ chức, cá nhân nhập khẩu thực hiện biện pháp khắc phục lô giống cây trồng không đáp ứng yêu cầu chất lượng khi cần thiết.

4. Tổ chức thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại tố cáo liên quan đến lưu mẫu giống, lấy mẫu vật liệu nhân giống, kiểm định ruộng giống, kiểm tra nhà nước về chất lượng giống cây trồng nhập khẩu theo quy định của pháp luật.

Điều 14. Trách nhiệm của tổ chức lưu mẫu

1. Phối hợp, cung cấp mẫu giống cho cơ quan quản lý nhà nước để sử dụng theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 20 của Luật trồng trọt.

2. Duy trì, bảo quản mẫu lưu phù hợp với bản mô tả giống đã được đăng tải trên trang thông tin điện tử của Cục Trồng trọt và đảm bảo khối lượng và chất lượng theo quy định tại Thông tư này.

Điều 15. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có mẫu lưu

1. Lưu mẫu giống cây trồng trong suốt quá trình khảo nghiệm và lưu hành giống cây trồng.

2. Có trách nhiệm phối hợp, cung cấp mẫu giống cho tổ chức, cá nhân sử dụng theo quy định tại tại khoản 3 Điều 20 của Luật trồng trọt

3. Mẫu giống nộp cho cơ quan lưu mẫu và mẫu giống cung cấp cho tổ chức cá nhận sử dụng theo quy định tại khoản 3 Điều 20 của Luật trồng trọt phải đảm bảo đồng nhất với giống được công nhận lưu hành và công nhận lưu hành đặc cách.

Điều 16. Trách nhiệm của người người kiểm định ruộng giống, người lấy mẫu vật liệu nhân giống

Thực hiện kiểm định ruộng giống, người lấy mẫu vật liệu nhân giống theo đúng phương pháp; bảo đảm khách quan và công bằng; bảo mật các thông tin, số liệu, kết quả lấy mẫu, kiểm định, trừ trường hợp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu báo cáo; trả chi phí tập huấn theo quy định.

Điều 17. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân nhập khẩu giống cây trồng

1. Lựa chọn tổ chức chứng nhận hợp quy được Cục Trồng trọt chỉ định để thực hiện chứng nhận hợp quy cho lô giống nhập khẩu.

2. Cung cấp các tài liệu cần thiết về giống cây trồng nhập khẩu, phối hợp và tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức đánh giá sự phù hợp thực hiện lấy mẫu, chứng nhận hợp quy lô giống nhập khẩu.

3. Đề xuất biện pháp khắc phục và thực hiện quyết định xử lý của Cục Trồng trọt nếu lô giống nhập khẩu không đạt yêu cầu chất lượng và chịu mọi chi phí liên quan đến việc khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

4. Bảo quản giống cây trồng nguyên trạng, không được đưa giống cây trồng vào kinh doanh, sử dụng trước khi được thông quan.

Điều 18. Trách nhiệm của tổ chức chứng nhận hợp quy

1. Thực hiện lấy mẫu, chứng nhận hợp quy lô giống nhập khẩu trong phạm vi được Cục Trồng trọt chỉ định theo đề nghị của tổ chức, cá nhân nhập khẩu giống cây trồng.

2. Phối hợp với tổ chức, cá nhân nhập khẩu đề xuất biện pháp khắc phục khi lô giống nhập khẩu có kết quả kiểm tra không đáp ứng yêu cầu chất lượng.

3. Thực hiện phối hợp, cung cấp thông tin cho các cơ quan có liên quan và theo dõi, giám sát tổ chức, cá nhân nhập khẩu thực hiện biện pháp khắc phục hàng hóa không đáp ứng yêu cầu chất lượng theo quy định tại Thông tư liên tịch số 110/2016/TTLT-BTC-BKHCN ngày 30/6/2016 của Bộ Tài chính và Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn phối hợp kiểm tra chất lượng và thông quan hàng hóa nhập khẩu.

 

Chương  VI

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

 

Điều 19. Quy định chuyển tiếp

Đối với người kiểm định, người lấy mẫu giống cây trồng đã được cấp chứng chỉ đào tạo theo quy định tại Thông tư số 17/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục được hoạt động lấy mẫu, kiểm định theo phạm vi, mã số ghi trên giấy chứng chỉ đào tạo và không phải cấp lại.

Điều 20. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2020.

2. Thông tư này bãi bỏ những quy định của các văn bản sau:

a)  Quy định về người kiểm định, người lấy mẫu giống cây trồng quy định tại Thông tư số 17/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính lĩnh vực trồng trọt theo nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15/12/2010.

b) Quy định về “Giấy chứng nhận hợp quy lô giống nhập khẩu do tổ chức chứng nhận cấp hoặc kết quả giám định của tổ chức giám định được chỉ định là căn cứ để cơ quan hải quan thực hiện việc thông quan lô giống nhập khẩu” tại điểm a khoản 1 Điều 4 và điểm b khoản 2 Điều 7 Thông tư 46/2015/TT-BNNPTNT ngày 15/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy giống cây trồng.

3. Trong trường hợp các quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn viện dẫn tại Thông tư này có sự thay đổi, bổ sung hoặc được thay thế thì thực hiện theo quy định tại văn bản mới.

4. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để nghiên cứu giải quyết./.

                                                                                       

Nơi nhận:

- Văn phòng Chính phủ;
- Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, TP trực thuộc TƯ;
- Sở NN&PTNT các tỉnh, TP trực thuộc TƯ;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Các đơn vị liên quan thuộc Bộ NN&PTNT;
- Công báo Chính phủ;
- Cổng TTĐT: Chính phủ, Bộ NN&PTNT;
- Lưu: VT, TT.

BỘ TRƯỞNG

 



 

 

 

Nguyễn Xuân Cường

 

DANH SÁCH PHỤ LỤC

(Ban hành kèm theo Thông tư số:                 /2019/TT-BNNPTNT 
ngày       tháng      năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Phụ lục

Tên Phụ lục

Phụ lục I

Tờ khai kỹ thuật mẫu giống cây trồng

Phụ lục II

Biên bản giao nộp mẫu

Phụ lục III

Khối lượng mẫu hạt giống

Phụ lục IV

Cách đặt mã số người kiểm định giống cây trồng, người lấy mẫu vật liệu nhân giống cây trồng

Phụ lục V

Giấy chứng nhận tập huấn kiểm định ruộng giống/ lấy mẫu vật liệu nhân giống

 

PHỤ LỤC I

TỜ KHAI KỸ THUẬT MẪU GIỐNG CÂY TRỒNG

(Ban hành kèm theo Thông tư số            /2019/TT-BNNPTNT ngày      tháng     năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

TỜ KHAI KỸ THUẬT MẪU GIỐNG CÂY TRỒNG

1. Loài cây trồng:     

2. Tên giống:

- Tên đăng ký chính thức:

- Tên gốc nếu là giống nhập nội:

- Tên gọi khác (nếu có):

3. Tổ chức, cá nhân có giống:

- Tên tổ chức, cá nhân: 

- Địa chỉ:

- Điện thoại:                                           Fax:                               E-mail:

4. Họ và tên, địa chỉ tác giả giống:

1.

2.

5. Nguồn gốc giống: giống nhập nội/giống chọn tạo trong nước.

 

6. Phương pháp chọn tạo:

- Công thức lai (tên, nguồn gốc dòng/giống bố mẹ kể cả dòng phục hồi, dòng duy trì, ...):

- Xử lí đột biến (ghi tên giống, nguồn gốc giống dùng để xử lý đột biến):

- Phương pháp khác: 

7. Phương pháp nhân giống (hữu tính/vô tính)

8. Các tính trạng đặc trưng chính của giống (để phân biệt với các giống khác trong cùng loài)

9. Địa chỉ, hình thức lưu giữ mẫu giống (đối với trường hợp tổ chức, cá nhân tự lưu mẫu):

 

  

Ngày           tháng        năm

Đại diện tổ chức/cá nhân có mẫu giống

(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

 

PHỤ LỤC II

BIÊN BẢN GIAO NHẬN MẪU HẠT GIỐNG

(Ban hành kèm theo Thông tư số            /2019/TT-BNNPTNT ngày      tháng     năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

____________________

...,ngày……...tháng… ...năm… ...

BIÊN BẢN GIAO NHẬN MẪU HẠT GIỐNG

1. Tên giống cây trồng:                                           Tên loài cây trồng:

2. Tổ chức, cá nhân giao mẫu hạt giống:

- Tên tổ chức, cá nhân: 

- Địa chỉ:

- Điện thoại:                                           Fax:                               E-mail:

3. Tên tổ chức, cá nhân nhận mẫu hạt giống:

- Tên tổ chức, cá nhân: 

- Địa chỉ:

- Điện thoại:                                           Fax:                               E-mail:

4. Địa điểm giao nhận mẫu hạt giống:

5. Thời gian giao nhận mẫu hạt giống:

6. Khối lượng mẫu hạt giống ( kg, hạt...)

7. Chất lượng mẫu hạt giống (tối thiểu chất lượng hạt giống tương đương cấp xác nhận):

8. Ký hiệu mẫu hạt giống ( nếu có)

9. Các tài liệu khác kèm theo ( tờ khai kỹ thuật, bản mô tả giống...)

Biên bản này lập thành 03 bản có gía trị như nhau, mỗi bên giữ một 01 bản, 01 bản gửi Cục Trồng trọt./.

 

 

Đại diện

Tổ chức, cá nhân giao mẫu hạt giống

(Họ tên và chữ ký)

(đối với cá nhân đại diện cho tổ chức phải có giấy giới thiệu của tổ chức)

 

Đại diện

Tổ chức lưu mẫu

(Họ tên và chữ ký, đóng dấu)

 

PHỤ LỤC III

KHỐI LƯỢNG MẪU GIỐNG LƯU GIỮ

(Ban hành kèm theo Thông tư số          /2019/TT-BNNPTNT ngày      tháng      năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp  và Phát triển nông thôn)

 

(Đơn vị tính: Kg)

 

TT

Loài cây trồng

Tên la tinh

Loại vật liệu lưu

Khối lượng mẫu hạt giống tối thiểu cần lưu giữ

1

Lúa

Oryza sativa L.

 

 

 

Giống thuần

 

Hạt

2,0

Giống lai

 

Hạt

2,0

2

Ngô

Zea mays L.

 

 

 

Giống thụ phấn tự do

 

Hạt

2,0

Giống lai

 

Hạt

2,0

3

Lạc

Arachis hypogaea L.

Hạt

2,0

4

Đậu tương

Glycine max L. Merril

Hạt

1,0

 

PHỤ LỤC IV 

CÁCH ĐẶT MÃ SỐ NGƯỜI NGƯỜI KIỂM ĐỊNH RUỘNG GIỐNG/NGƯỜI LẤY MẪU VẬT LIỆU NHÂN GIỐNG CÂY TRỒNG

(Ban hành kèm theo Thông tư số            /2019/TT-BNNPTNT ngày      tháng     năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

1. Mã số của người kiểm định ruộng giống cây trồng gồm 3 phần:

a) Chữ viết tắt Người kiểm định ruộng giống cây trồng: NKĐ-GCT;

b) Năm cấp chứng chỉ đào tạo: lấy 2 chữ số cuối của năm cấp chứng chỉ;

c) Số thứ tự người kiểm định: gồm 3 chữ số.

d) Ký hiệu của Đơn vị tập huấn

Ví dụ: NKĐ-GCT-19.001- TTKKNG

1. Mã số của người lấy mẫu vật liệu nhân giống gồm 3 phần:

a) Chữ viết tắt Người lấy mẫu vật liệu nhân giống cây trồng: NLM-GCT;

b) Năm cấp chứng chỉ đào tạo: lấy 2 chữ số cuối của năm cấp chứng chỉ;

c) Số thứ tự người lấy mẫu: gồm 3 chữ số.

d) Ký hiệu của Đơn vị tập huấn

Ví dụ: NLM-GCT-19.001-TTKKNG

 

 

PHỤ LỤC V

GIẤY CHỨNG NHẬN TẬP HUẤN NGHIỆP VỤ KIỂM ĐỊNH RUỘNG GIỐNG/ LẤY MẪU VẬT LIỆU NHÂN GIỐNG CÂY TRỒNG

(Ban hành kèm theo Thông tư số          /2019//TT-BNNPTNT ngày    tháng   năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN
…………………(1)

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

Số: ……………………

……….., ngày …… tháng……  năm………

 

ẢNH

GIẤY CHỨNG NHẬN TẬP HUẤN NGHIỆP VỤ KIỂM ĐỊNH RUỘNG GIỐNG/LẤY MẪU VẬT LIỆU NHẬN GIỐNG CÂY TRỒNG

…………………….(1)

Chứng nhận:

 

Họ và tên: .........................................................................................................................

Ngày, tháng, năm sinh: ......................................................................................................

Nơi sinh: ...........................................................................................................................

Địa chỉ: .............................................................................................................................

Đơn vị công tác: ...............................................................................................................

Mã số:……………………………………………………………………………………………………..

Đã hoàn thành chương trình tập huấn nghiệp vụ:

"Kiểm định ruộng giống…….(2)/ Lấy mẫu vật liệu nhân giống…………….(2)"

Thời gian từ ngày: …………………………………….đến ngày ................................................

Tại ....................................................................................................................................

Giấy chứng nhận này có giá trị trên toàn quốc và không thời hạn.

 

 

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ TẬP HUẤN
 (Ký tên, đóng dấu)

______________

  1. Tên Đơn vị tập huấn

(2) Ghi rõ lĩnh vực tập huấn như sau:

Kiểm định ruộng giống cây hàng năm/ lô cây giống cây lâu năm

Lấy mẫu hạt giống/củ giống/cây giống … (ghi rõ đối tượng cây trồng: lúa, ngô, lạc, đậu tương, khoai tây, cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả lâu năm...)

Ghi chú

văn bản tiếng việt

download Thông tư DOC (Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

văn bản TIẾNG ANH

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

loading
×
×
×
Vui lòng đợi