Dự thảo Thông tư hướng dẫn về hoạt động chăn nuôi

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải dự thảo
Lưu
Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Thông tư

Dự thảo Thông tư hướng dẫn một số quy định về hoạt động chăn nuôi
Lĩnh vực: Nông nghiệp-Lâm nghiệp Loại dự thảo:Thông tư
Cơ quan chủ trì soạn thảo: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thônTrạng thái:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định chi tiết khoản 3 Điều 8; điểm a khoản 2 Điều 23; khoản 2 Điều 54; khoản 3 Điều 55; khoản 3 Điều 65 Luật Chăn nuôi.

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Trạng thái: Đã biết
Ghi chú

BỘ NÔNG NGHIỆP

VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
------------
Số:       /2019/TT-BNNPTNT

DỰ THẢO

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------
Hà Nội, ngày         tháng       năm 2019

 

 

 

THÔNG TƯ

Hướng dẫn một số quy định về hoạt động chăn nuôi

 

Căn cứ Nghị định số  15/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017  của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Luật Chăn nuôi

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Chăn nuôi,

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư hướng dẫn một số quy định về hoạt động chăn nuôi.

 

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định chi tiết khoản 3 Điều 8; điểm a khoản 2 Điều 23; khoản 2 Điều 54; khoản 3 Điều 55; khoản 3 Điều 65 Luật Chăn nuôi.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài có liên quan đến hoạt động chăn nuôi trên lãnh thổ Việt Nam.

  Điều 3. Giải thích từ ngữ

Khu xử lý chất thải chăn nuôi là nơi thu gom, xử lý chất thải của cơ sở chăn nuôi trước khi sử dụng cho các mục đích khác nhau hoặc được phép xả thải ra nguồn tiếp nhận theo quy định của pháp luật về môi trường.

 

Chương II

NỘI DUNG HƯỚNG DẪN

 

Điều 4. Tiêu chí và công nhận vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh

Thực hiện theo Quy định tại khoản1, khoản 2, Điều 2; Trình tự, thủ tục, hồ sơ đăng ký chứng nhận vùng, cơ sở an toan dịch bệnh của Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT ngày 02/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật.

Điều 5. Loại, số lượng vật nuôi phải thực hiện kê khai

Cơ sở chăn nuôi phải thực hiện kê khai gia súc, gia cầm và động vật khác được phép chăn nuôi theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 6. Biểu mẫu và thời điểm kê khai

1. Cơ sở chăn nuôi thực hiện kê khai hoạt động chăn nuôi 01 quý/lần, từ ngày 25 đến ngày 30 của tháng cuối cùng trong quý.

2. Biểu mẫu kê khai hoạt động chăn nuôi theo quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 7. Chỉ định đơn vị đào tạo kỹ thuật phối giống nhân tạo hoặc cấy truyền phôi cho trâu, bò, dê, cừu, ngựa

1. Chỉ định đơn vị đào tạo

a) Cục Chăn nuôi đánh giá, chỉ định đơn vị đủ điều kiện đào tạo về kỹ thuật phối giống nhân tạo hoặc cấy truyền phôi gia súc cho tổ chức thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

 b) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá, chỉ định đơn vị đủ điều kiện đào tạo về kỹ thuật phối giống nhân tạo hoặc cấy truyền phôi gia súc cho tổ chức trên địa bàn.

2. Yêu cầu

Các đơn vị được chỉ định phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

a) Có chức năng hoạt động đào tạo trong lĩnh vực chăn nuôi;

b) Có chương trình đào tạo;

c) Có đầy đủ tài liệu đào tạo lý thuyết và thực hành phù hợp;

d) Có đầy đủ về nhân lực và cơ sở vật chất phục vụ cho đào tạo lý thuyết và thực hành;

Thời gian đào tạo tối thiểu là 21 ngày, trong đó thời gian học lý thuyết tối thiểu là 7 ngày và thời gian thực hành tối thiểu 14 ngày;

3. Trình tự chỉ định

Đơn vị có nhu cầu đăng ký để được chỉ định là đơn vị đủ điều kiện đào tạo về kỹ thuật phối giống nhân tạo gia súc nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện về Cục Chăn nuôi hoặc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

a) Hồ sơ gồm:

- Đơn theo mẫu tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;

- Bản sao chứng thực hoặc bản sao (kèm bản chính để đối chiếu) văn bản quy định chức năng hoạt động của đơn vị;

- Chương trình đào tạo, tài liệu đào tạo lý thuyết và thực hành

- Nhân lực, cơ sở vật chất phục vụ cho đào tạo lý thuyết và thực hành.

b) Trong thời gian không quá 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Cục Chăn nuôi hoặc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thẩm định hồ sơ và kiểm tra thực tế tại cơ sở.

c) Trong thời gian không quá 5 ngày làm việc sau khi có kết quả đánh giá đủ điều kiện, Cục Chăn nuôi  hoặc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quyết định chỉ định và thông báo cho các địa phương để chủ động lựa chọn.

Điều 8. Quy định khoảng cách an toàn trong chăn nuôi trang trại

1. Nguyên tắc xác định khoảng cách trong chăn nuôi trang trại

a) Nguyên tắc xác định khoảng cách từ trang trại chăn nuôi đến đối tượng bị tác động là khoảng cách từ chuồng nuôi hoặc khu vực chứa chất thải chăn nuôi đến đối tượng bị tác động.

b) Nguyên tắc xác định khoảng cách từ trang trại chăn nuôi đến trang trại chăn nuôi là khoảng cách từ chuồng nuôi hoặc khu vực chứa chất thải chăn nuôi đến chuồng nuôi hoặc khu vực chứa chất thải chăn nuôi của trang trại khác.

2. Đối với chăn nuôi trang trại quy mô nhỏ khoảng cách tối thiểu từ trang trại chăn nuôi đến khu tập trung xử lý chất thải sinh hoạt, công nghiệp, khu dân cư là 100 m; trường học, bệnh viện, chợ là 150 m.

3. Đối với chăn nuôi trang trại quy mô vừa khoảng cách tối thiểu từ trang trại chăn nuôi đến khu tập trung xử lý chất thải sinh hoạt, công nghiệp, khu dân cư là 200 m; trường học, bệnh viện, chợ, đường giao thông chính, nguồn nước mặt là 300 m.

4. Đối với chăn nuôi trang trại quy mô lớn khoảng cách tối thiểu từ trang trại chăn nuôi đến khu tập trung xử lý chất thải sinh hoạt, công nghiệp, khu dân cư là 400 m; trường học, bệnh viện, chợ, đường giao thông chính, nguồn nước mặt là 500 m.

5. Khoảng cách giữa 02 trang trại chăn nuôi của 02 chủ thể  khác nhau tối thiểu là 50 m.

Điều 9. Quy định về quản lý chăn nuôi ong mật

1. Quy mô đàn đối với các điểm đặt ong từ 50 đàn trở lên đối với ong nội và từ 100 đàn trở lên đối với ong ngoại. Mật độ nuôi ong trên 01 ha có nguồn hoa không quá 60 đàn đối với ong nội và 40 đàn đối với ong ngoại.

2. Khoảng cách các điểm đặt ong tối thiểu giữa 02 điểm đặt ong nội là 01 km; giữa 02 điểm đặt ong nội với ong ngoại và giữa 02 điểm đặt ong ngoại là 02 km.

3. Phương thức di chuyển, cây trồng, vùng hoa nuôi ong mật, sử dụng ong mật thụ phấn cho cây trồng:

a) Khi di chuyển đàn ong từ khu vực này sang khu vực khác phải di chuyển bằng phương tiện phù hợp; đàn ong phải có nguồn gốc rõ ràng và phải đảm bảo theo quy định của pháp luật về thú y;

b) Nuôi ong mật có lợi cho cây trồng, sử dụng ong mật để thụ phấn cho cây trồng, không được xua đuổi ong mật dưới mọi hình thức.

 

Chương III

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

 

Điều 10. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức

1. Cục Chăn nuôi

a) Tổ chức hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ liên quan đến hoạt động chăn nuôi được quy định tại thông tư này;

b) Kiểm tra việc thực hiện quy định về kê khai hoạt động chăn nuôi; khoảng cách chăn nuôi.

2. Cục Thú y

a) Tổ chức hướng dẫn thực hiện yêu cầu về phòng chống dịch bệnh;

b) Kiểm tra định kỳ về công tác thú y đối với các cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm giống do Trung ương quản lý hoặc có vốn đầu tư nước ngoài;

c) Thẩm định và công nhận vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh.

3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

a) Tổ chức hướng dẫn các cơ quan chuyên môn tổ chức triển khai, thực hiện Thông tư này.

b) Kiểm tra việc thực hiện quy định về kê khai hoạt động chăn nuôi; khoảng cách chăn nuôi;

c) Tổng hợp báo cáo kết quả thống kê, kê khai chăn nuôi trên địa bàn tỉnh, thành phố về Cục Chăn nuôi định kỳ 06 tháng, 01 năm/lần hoặc khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

4. Tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi

a) Thực hiện các quy định của thông tư này và các quy định pháp luật khác có liên quan;

b) Cung cấp tài liệu, hồ sơ có liên quan khi có yêu cầu kiểm tra trong khi thực hiện nhiệm vụ;

c) Hợp tác với cơ quan kiểm tra khi được kiểm tra;

d) Báo cáo kết quả sự thực hiện quy định hoạt động chăn nuôi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định trừ các cơ sở chăn nuôi  giống thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý.

Điều 11. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2020.

2. Trang trại chăn nuôi xây dựng và hoạt động trước ngày Thông tư  này có hiệu lực thi hành mà không đáp ứng quy định khoảng cách an toàn tại khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5  Điều 8 của Thông tư này thì trong thời hạn tối đa là 05 năm kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành phải ngừng hoạt động hoặc di dời đến địa điểm phù hợp.

Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh bằng văn bản về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để xem xét sửa đổi, bổ sung./.

Nơi nhận:

- Văn phòng Chính phủ (để b/c);
- Lãnh đạo Bộ;
- Các Bộ và cơ quan ngang Bộ
, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Sở NNPTNT các tỉnh, TP
trực thuộc Trung ương;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL - Bộ Tư pháp;
- Các
đơn vị có liên quan thuộc Bộ NNPTNT;
- Công báo Chính phủ;
- Website Chính phủ
, Bộ NNPTNT;
- Lưu: VT, CN.

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

 

 

 

 

Phùng Đức Tiến

 
Văn bản này có file đính kèm, tải Văn bản về để xem toàn bộ nội dung
Ghi chú

văn bản tiếng việt

văn bản TIẾNG ANH

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

×
×
×
Vui lòng đợi