Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Công văn 8048/BNN-VPĐP 2022 xây dựng mô hình thí điểm thuộc Chương trình OCOP
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Công văn 8048/BNN-VPĐP
Cơ quan ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 8048/BNN-VPĐP | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn | Người ký: | Trần Thanh Nam |
Ngày ban hành: | 29/11/2022 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Nông nghiệp-Lâm nghiệp |
tải Công văn 8048/BNN-VPĐP
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 8048/BNN-VPĐP | Hà Nội, ngày 29 tháng 11 năm 2022 |
Kính gửi: …………………………………..………………………….
Thực hiện nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định số 919/QĐ/TTg ngày 01/8/2022 phê duyệt Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2021-2025; Kế hoạch triển khai Chương trình OCOP giai đoạn 2021-2025 của Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 (Quyết định số 04/QĐ-BCĐTW-VPĐP ngày 12/10/2022), Bộ Nông nghiệp và PTNT dự kiến triển khai xây dựng một số mô hình thí điểm ở một số địa phương, cụ thể như sau:
1. Mục tiêu, yêu cầu xây dựng mô hình thí điểm: Xây dựng thí điểm các mô hình theo chuỗi giá trị sản phẩm OCOP gắn với vùng nguyên liệu địa phương, trong đó tập trung đẩy mạnh chế biến quy mô nhỏ và vừa, đồng thời nâng cao vai trò tham gia của cộng đồng trong khai thác và quản lý của sản phẩm OCOP. Kết quả thành công của các mô hình thí điểm sẽ là cơ sở để các địa phương nghiên cứu, đánh giá, chỉ đạo nhân rộng, góp phần thực hiện thành công các định hướng, mục tiêu của Chương trình OCOP giai đoạn 2021-2025.
2. Dự kiến địa bàn triển khai xây dựng mô hình thí điểm: Căn cứ kết quả triển khai Chương trình OCOP giai đoạn 2018-2020 và điều kiện, tiềm năng của các địa phương, định hướng trọng tâm trong triển khai Chương trình OCOP đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Bộ Nông nghiệp và PTNT dự kiến triển khai các mô hình thí điểm theo từng chủ đề cụ thể (tại Phụ lục 1 đính kèm).
Đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh (theo danh sách tại Phụ lục 1) căn cứ nội dung hướng dẫn (tại Phụ lục 2 đính kèm), tiến hành rà soát, đánh giá khả năng và đề xuất 01 mô hình dự kiến được triển khai tại địa phương.
Văn bản đề xuất của các tỉnh, đề nghị gửi về Bộ Nông nghiệp và PTNT (qua Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương, địa chỉ: Nhà B9, số 2 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội) trước ngày 05/12/2022 để tổng hợp./.
(Mọi chi tiết, xin liên hệ đ/c Đào Đức Huấn, Trưởng phòng OCOP, Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương, điện thoại: 0913.006.526).
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
PHỤ LỤC 1.
DANH SÁCH CÁC TỈNH DỰ KIẾN TRIỂN KHAI MÔ HÌNH THÍ ĐIỂM
(Kèm theo Công văn số 8048/BNN-VPĐP ngày 29/11/2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
TT | Mô hình | Dự kiến tỉnh thực hiện |
1 | Mô hình thí điểm phát triển chuỗi giá trị sản phẩm OCOP gắn với vùng nguyên liệu địa phương, phát triển chế biến quy mô nhỏ và vừa (theo hướng kinh tế tuần hoàn, nông nghiệp hữu cơ,…) | Tuyên Quang, Hòa Bình, Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Đắk Nông, Đồng Tháp, Cà Mau |
2 | Mô hình phát triển chuỗi sản phẩm OCOP xanh gắn với mục tiêu phát triển cộng đồng trong quản lý tài nguyên và bảo tồn đa dạng sinh học | Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Bắc Kạn, Hà Tĩnh, Phú Yên, Bình Thuận, Kon Tum, Bình Phước, Trà Vinh |
3 | Mô hình phát triển sản phẩm OCOP về dịch vụ du lịch gắn với nâng cao vai trò tổ chức và quản lý cộng đồng | Thái Nguyên, Bắc Giang, Điện Biên, Quảng Bình, Ninh Thuận, Đắk Lắk, Gia Lai, An Giang, Bến Tre, Tiền Giang |
PHỤ LỤC 2.
ĐỊNH HƯỚNG, YÊU CẦU ĐỐI VỚI MÔ HÌNH THÍ ĐIỂM
(Kèm theo Công văn số 8048/BNN-VPĐP ngày 29/11/2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
I. Mục đích, yêu cầu đối với mô hình thí điểm do Trung ương chỉ đạo
1. Mục đích
- Mô hình thí điểm nhằm mục đích xây dựng các mô hình chuỗi giá trị sản phẩm gắn với định hướng nâng cao chất lượng, tính bền vững của sản phẩm OCOP, đặc biệt là về phát triển vùng nguyên liệu địa phương, chế biến quy mô nhỏ và vừa, nâng cao năng lực quản lý của động đồng.
- Kết quả xây dựng mô hình là cơ sở để các địa phương nghiên cứu, đánh giá, chỉ đạo nhân rộng, nhằm thực hiện các nội dung, mục tiêu của Chương trình OCOP giai đoạn 2021-2025.
2. Yêu cầu đối với các đề xuất mô hình thí điểm dự kiến
- Các mô hình cần dựa trên thế mạnh, lợi thế của địa phương, có nền tảng để hình thành chuỗi giá trị gắn với từng lĩnh vực, như: phát triển chế biến gắn với vùng nguyên liệu nông sản, dược liệu; dịch vụ du lịch cộng đồng…
- Sự cam kết của địa phương về bố trí và huy động nguồn vốn thực hiện mô hình, gồm: (1) Nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương (Vốn đầu tư phát triển) được phân bổ cho Chương trình OCOP trong tổng vốn triển khai Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025; (2) Vốn đối ứng của địa phương (vốn đầu tư phát triển, vốn sự nghiệp kinh tế); (3) Vốn huy động từ tổ chức kinh tế, cộng đồng và nguồn vốn hợp pháp khác.
- Kế hoạch tổ chức triển khai mô hình cụ thể, xác định rõ thời gian hoàn thành, nội dung hỗ trợ từ ngân sách nhà nước trong triển khai mô hình.
II. Mẫu Báo cáo đề xuất triển khai mô hình thí điểm
BÁO CÁO ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH THÍ ĐIỂM
THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH OCOP GIAI ĐOẠN 2021-2025
1. Thông tin chung
- Tên mô hình:
- Địa điểm thực hiện mô hình (xã, huyện, tỉnh):
- Thời gian thực hiện mô hình (xác định rõ thời gian bắt đầu triển khai và thời gian kết thúc, trong đó khuyến khích các mô hình có thời gian hoàn thành sớm, làm cơ sở để tổng kết, triển khai nhân rộng).
2. Thực trạng và sự phù hợp của mô hình so với mục tiêu, yêu cầu
- Hiện trạng về sản xuất, chế biến và thương mại sản phẩm/tổ chức hoạt động của mô hình (đặc điểm, quy mô, hình thức tổ chức,…).
- Sự phù hợp của mô hình theo định hướng, mục tiêu và yêu cầu của Chương trình OCOP;
- Thuận lợi, khó khăn, hạn chế cần hỗ trợ.
- Định hướng phát triển của sản phẩm (tổ chức kinh tế tham gia, cộng đồng) trong thời gian tới.
3. Định hướng mục tiêu của mô hình (mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể).
4. Nội dung thực hiện
- Các nội dung dự kiến thực hiện để xây dựng mô hình.
- Các giải pháp dự kiến triển khai để đạt mục tiêu, nội dung đề ra.
5. Kinh phí triển khai thực hiện: Dự kiến tổng kinh phí triển khai mô hình, trong đó làm rõ: Vốn đề xuất hỗ trợ từ ngân sách nhà nước (ngân sách trung ương; ngân sách đối ứng của địa phương); vốn huy động từ tổ chức kinh tế, cộng đồng và nguồn vốn hợp pháp khác.
6. Kết quả dự kiến của mô hình:
- Kết quả dự kiến.
- Hiệu quả kinh tế, xã hội của mô hình.
7. Tổ chức và phân công thực hiện: Xác định rõ vai trò và sự tham gia của các doanh nghiệp, hợp tác xã, cộng đồng trong thực hiện mô hình.
8. Đề xuất, kiến nghị