Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Công văn 737/BNN-HTQT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hoàn thiện, bổ sung đề cương chi tiết dự án Quản lý thủy lợi phục vụ phát triển nông thôn vùng đồng bằng sông Cửu Long
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Công văn 737/BNN-HTQT
Cơ quan ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 737/BNN-HTQT | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn | Người ký: | Hoàng Văn Thắng |
Ngày ban hành: | 21/03/2011 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Nông nghiệp-Lâm nghiệp |
tải Công văn 737/BNN-HTQT
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 737/BNN-HTQT | Hà Nội, ngày 21 tháng 03 năm 2011 |
Kính gửi: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Ngày 29/01/2011, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) có văn bản số 321/BNN-HTQT kèm theo Đề cương chi tiết (PDO) gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) đề xuất danh mục dự án "Quản lý thủy lợi phục vụ phát triển nông thôn vùng đồng bằng sông Cửu Long" vay vốn ODA từ Ngân hàng Thế giới (WB) năm tài khóa 2011, đề nghị trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Theo ý kiến của Bộ KH&ĐT tại văn bản số 1588/BKHĐT-KTĐN ngày 16/3/2011, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (văn bản số 1504/NHNN-HTQT ngày 25/02/2011), Bộ Ngoại giao (văn bản số 507/BNG-THKT ngày 25/02/2010) và Bộ Tài chính (văn bản số 3557/BTC-QLN ngày 18/3/2011) về việc góp ý về Đề cương chi tiết dự án "Quản lý thủy lợi phục vụ phát triển nông thôn vùng đồng bằng sông Cửu Long". Căn cứ báo cáo của Đoàn tiền thẩm định dự án của Ngân hàng Thế giới thực hiện từ ngày 14 - 15/02/2011, Bộ NN&PTNT đã rà soát, bổ sung và cập nhất Đề cương chi tiết dự án, kính đề nghị Bộ KH&ĐT trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh mục dự án này:
Các nội dung cập nhật và bổ sung của Đề cương như sau:
1. Bối cảnh và sự cần thiết của dự án
- Những hoạt động của dự án nhằm đạt mục tiêu của dự án:
Dự án đầu tư dự kiến sẽ có 4 hợp phần chính, bao gồm: Hợp phần 1 - Hỗ trợ quy hoạch quản lý thủy lợi và hiệu quả sử dụng nước; Hợp phần 2 - Nâng cấp và khôi phục hạ tầng thủy lợi; Hợp phần 3 - Cấp nước và vệ sinh nông thôn; Hợp phần 4 - Hỗ trợ quản lý và thực hiện dự án.
+ Hợp phần 1: Các hoạt động chính của hợp phần này là:
· Cập nhật và lập quy hoạch thủy lợi cấp tỉnh có xem xét tới xu hướng phát triển nông nghiệp trong tương lai cho từng tiểu vùng, có tính đến tác động tiềm tàng do biến đổi khí hậu và phát triển thượng nguồn;
· Phân tích về thủy lợi ở cấp vùng dựa trên thông tin từ các tỉnh liên quan;
· Xây dựng mô hình quản lý nước nội đồng để nâng cấp hiệu quả dùng nước, dự kiến sẽ có 6 mô hình, mỗi vùng thí điểm có diện tích từ 300 - 500ha;
· Hỗ trợ bảo dưỡng và vận hành hệ thống công trình thủy lợi, công cụ quản lý, thu thập dữ liệu dựa trên GIS cho cấp tỉnh và tiểu vùng;
· Rà soát các báo cáo nghiên cứu khả thi hai cống Cái Lớn và Cái Bé.
+ Hợp phần 2: Các hạng mục công trình dự kiến đầu tư, gồm:
· Xây dựng mới, cải tạo trên 450 cống các loại;
· Nạo xét, cải tạo, nâng cấp khoảng 1.850 km kênh cấp I và II;
· Xây dựng khoảng 150 cầu giao thông trên các tuyến kênh trong vùng;
· Nâng cấp và đắp khoảng 85km đê bao.
+ Hợp phần 3: Dự kiến sẽ xây dựng mới và cải tạo khoảng 59 hệ thống cung cấp nước sạch, trong đó tỉnh An Giang 8 hệ thống, Cà Mau 5 hệ thống, Bạc Liêu 10 hệ thống, Kiên Giang 4 hệ thống, Hậu Giang 4 hệ thống, Sóc Trăng 15 hệ thống và Tp. Cần Thơ 13 công trình.
+ Hợp phần 4: Sản phần đầu ra của hợp phần là đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao năng lực cho đội ngũ quản lý và thực hiện dự án, cung cấp trang thiết bị hỗ trợ quản lý, thực hiện và giám sát đánh giá kết quả thực hiện dự án.
- Những căn cứ pháp lý khẳng định dự án đề xuất phù hợp với quy hoạch vùng và quy hoạch tổng thể:
+ Về chiến lược, quy hoạch vùng của Chính phủ: Phù hợp với Chương trình mục tiêu quốc gia (2008) để đối phó với biến đổi khí hậu; (b) Chiến lược phát triển Thủy lợi đến năm 2020; và (c) Chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn năm 2020, đó là:
Về Quy hoạch thủy lợi ĐBSCL giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 84/2006/QĐ-TTg ngày 19/4/2006, với mục tiêu: "… Hoàn chỉnh hệ thống đê bao ngăn mặn ven biển và dọc sông nhằm phục vụ cho phát triển nông nghiệp, dân sinh và thủy sản, đồng thời có biện pháp thích hợp khi mặn lên cao …; Xây dựng hệ thống cống ngăn mặn, giữ ngọt, tăng cường khả năng cấp nước ngọt từ các sông …; Đẩy nhanh xây dựng các công trình kiểm soát lũ để tạo điều kiện cho chuyển dịch thời vụ và phát triển thủy sản". Trọng tâm cần giải quyết trong vùng ĐBSCL là: "… Giảm ảnh hưởng của xâm nhập mặn, khống chế ảnh hưởng của phèn, cải tạo đất bằng giải pháp thủy lợi để ổn định phát triển sản xuất nông nghiệp. Tạo nguồn nước ngọt cho phát triển thủy sản hợp lý. Chủ động hơn trong việc kiểm soát lũ để bảo vệ dân sinh và sản xuất ….".
Để đảm bảo việc tiếp cận với nước sạch cho toàn bộ dân số của vùng đến năm 2015, như là một phần cam kết của vùng để đạt được các Mục tiêu Thiên niên kỷ, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến 2020 (Quyết định 104/2000/QĐ-TTg ngày 25/8/2000), theo đó: "Mục tiêu đến năm 2020: tất cả dân cư nông thôn sử dụng nước sạch đạt tiêu chuẩn quốc gia với số lượng 60 lít/người/ngày".
+ Về quy hoạch tổng thể của các tỉnh đã được phê duyệt: Phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội cho các tỉnh trong vùng dự án đã được Chính phủ phê duyệt, như: Quyết định số 105/2006/QĐ-TTg ngày 16 tháng 5 năm 2006 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Hậu Giang đến năm 2020; Quyết định số 21/2007/QĐ-TTg ngày 08 tháng 02 năm 2007 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội thành phố Cần Thơ đến năm 2020; Quyết định số 71/2007/QĐ-TTg ngày 22 tháng 5 năm 2007 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh An Giang đến năm 2020; Quyết định số 163/2008/QĐ-TTg ngày 11 tháng 12 năm 2008 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Cà Mau đến năm 2020. Trong đó đều yêu cầu hoàn thiện các hệ thống công trình thủy lợi, tu bổ kênh mương, xây dựng bờ bao tiểu vùng kết hợp làm đường giao thông nông thôn để sử dụng có hiệu quả tài nguyên nước trên địa bàn, phục vụ sản xuất và giảm nhẹ thiên tai.
2. Nội dung dự án:
Trên cơ sở Biên bản ghi nhớ của đoàn tiền thẩm định dự án từ ngày 14 - 25/2/2011, nội dung của các hợp phần như sau:
a. Hợp phần 1 - Hỗ trợ quy hoạch thủy lợi và hiệu quả sử dụng nước
Kinh phí dự kiến cho hợp phần này khoảng 12,908 triệu USD, trong đó phần vốn vay dự kiện khoảng 12,902.5 triệu USD, phần đối ứng khoảng 5,5 nghìn USD.
* Tiểu hợp phần A - Theo dõi công tác thủy lợi và kế hoạch đầu tư ở miền tây vùng ĐBSCL: Hoạt động chủ yếu là xem xét điều chỉnh quy hoạch thủy lợi cấp tỉnh hiện có trên cơ sở Quy hoạch tổng thể vùng đồng bằng sông Cửu Long, có tính đến tác động tiềm tàng của sự phát triển thượng nguồn và biến đổi khí hậu.
* Tiểu hợp phần B - Vận hành và bảo dưỡng: Hoạt động chủ yếu là xây dựng thí điểm các mô hình các thực tiễn thủy nông được cải thiện và thực tiễn nông nghiệp năng suất cao như: mô hình canh tác lúa ở tỉnh An Giang và Hậu Giang; mô hình canh tác lúa và cây ăn trái theo hướng hiện đại ở Tp.Cần Thơ; và mô hình trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản ở tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau. Thiết kết hệ thống SCADA, xây dựng kế hoạch kinh doanh và hỗ trợ hậu cần, thành lập các tổ dùng nước đồng thời đào tạo cơ bản và hỗ trợ tại nội đồng cho các tổ dùng nước đó.
b. Hợp phần 2 - Nâng cấp và khôi phục hạ tầng thủy lợi
Kinh phí dự kiến cho hợp phần này khoảng 145,811 triệu USD, trong đó phần vốn vay dự kiến khoảng 113,235 triệu USD, phần đối ứng khoảng 32,576 triệu USD để thanh toán cho đền bù giải phóng mặt bằng, chi phí đối ứng tỷ lệ và chi phí khác;
Hoạt động chủ yếu của hợp phần này là: Nâng cấp, khôi phục và phát triển hạ tầng thủy lợi nhằm nâng cao khả năng truyền tải nước, kiểm soát lũ lụt cho các vùng đất thấp, kiểm soát mặn, tiêu úng xổ phèn, chủ động trong việc lấy và giữ nước ngọt phục vụ sản xuất, cải tạo môi trường, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển giao thông trong vùng dự án.
c. Hợp phần 3 - Cấp nước và vệ sinh nông thôn
Kinh phí dự kiến cho hợp phần này khoảng 45,009 triệu USD, trong đó phần vốn vay dự kiến khoảng 30,683 triệu USD, phần đối ứng của Chính phủ khoảng 9,491 triệu USD và đối ứng của địa phương khoảng 4,835 triệu USD;
+ Dự án sẽ xây dựng mới và cải tạo một số hệ thống cung cấp nước sạch, phục vụ khoảng 60.000 hộ dân trong vùng dự án. Dự kiến sẽ xây dựng mới và cải tạo khoảng 59 hệ thống cung cấp nước sạch, trong đó tỉnh An Giang 8 hệ thống, Cà Mau 5 hệ thống, Bạc Liêu 10 hệ thống, Kiên Giang 4 hệ thống, Hậu Giang 4 hệ thống, Sóc Trăng 15 hệ thống và Tp.Cần Thơ 13 công trình.
d. Hợp phần 3 - Hỗ trợ quản lý và thực hiện dự án:
+ Kinh phí dự kiến cho hợp phần này khoảng 6,626 triệu USD, trong đó phần vốn vay dự kiến khoảng 3,189 triệu USD, phần đối ứng khoảng 3,437 triệu USD để thanh toán theo tỷ lệ đối ứng và chi phí khác;
+ Hoạt động chủ yếu là hỗ trợ chi phí cho các ban quản lý dự án, cung cấp trang thiết bị hỗ trợ quản lý, thực hiện và giám sát đánh giá kết quả thực hiện dự án.
e. Phân kỳ hoạt động của dự án:
Dự án dự kiến thực hiện trong vòng 5 năm (2011 - 2016). Dự án sẽ phân ra làm 3 giai đoạn, gồm:
+ Giai đoạn I: Bắt đầu thực hiện từ năm 2011, sẽ thực hiện 5 tiểu dự án thuộc hợp phần 2 (đã được chuẩn bị nghiên cứu khả thi) và 2 tiểu dự án cấp nước sạch thuộc hợp phần 3 và chuẩn bị các công việc cho hợp phần 1 và 4;
+ Giai đoạn II: Hoàn thành việc chuẩn bị nghiên cứu khả thi cho các tiểu dự án tiếp theo và trình Ngân hàng vào tháng 3/2012, và bắt đầu thực hiện vào năm 2012.
+ Giai đoạn III: Hoàn thành việc chuẩn bị nghiên cứu khả thi các tiểu dự án còn lại và trình Ngân hàng vào tháng 5/2014 và dự kiến bắt đầu thực hiện vào năm 2014.
3. Nguồn vốn thực hiện:
a. Giai đoạn chuẩn bị dự án: Giai đoạn chuẩn bị dự án sử dụng vốn Ngân sách Trung ương (nguồn vốn trong nước) cấp phát cho Bộ Nông nghiệp & PTNT để lập Báo cáo nghiên cứu khả thi cho toàn dự án và thiết kế kỹ thuật, bản vẽ thi công cho 5 tiểu dự án thực hiện năm đầu tiên.
b. Giai đoạn thực hiện dự án đầu tư: Sử dụng vốn vay ưu đãi của WB và đối ứng trong nước để thực hiện dự án đầu tư, tổng chi phí khoảng 210,354 triệu USD, trong đó:
Đơn vị tính: Triệu USD
Hợp phần | Nguồn vốn | Tổng cộng | |||
Vốn vay WB | Vốn đối ứng Trung ương | Vốn đối ứng Địa phương | Đóng góp từ người hưởng lợi |
| |
Hợp phần 1 | 12,9025 | 0,0055 | - | - | 12,908 |
Hợp phần 2 | 113,235 | 13,656 | 18,920 | - | 145,811 |
Hợp phần 2 | 30,683 | 7,191 | 2,300 | 4,835 | 45,009 |
Hợp phần 4 | 3,189 | 3,437 | - | - | 6,626 |
Tổng cộng | 160,009 | 24,284 | 21,220 | 4,835 | 210,354 |
4. Cơ chế tài chính:
a. Tỷ lệ phân bổ nguồn tài chính cho các hợp phần:
* Hợp phần 1:
+ Sử dụng nguồn vốn đối ứng để thanh toán 9% giá trị chi phí sửa chữa văn phòng cho các Công ty quản lý thủy lợi thuộc các tỉnh.
+ Sử dụng nguồn vốn vay WB để thanh toán phần còn lại cho các hoạt động của hợp phần này.
* Hợp phần 2:
+ Sử dụng nguồn vốn đối ứng để thanh toán 9% giá trị chi phí cho hoạt động xây lắp; 100% chi phí cho việc đền bù, giải phóng mặt bằng; 100% chi phí cho việc lập dự án đầu tư, thiết kế kỹ thuật và giám sát.
+ Sử dụng nguồn vốn vay WB để thanh toán 91% giá trị chi phí cho các công tác xây lắp; 100% chi phí cho việc theo dõi an toàn môi trường và xã hội; 100% chi phí cho chương trình quản lý dịch hại tổng hợp.
* Hợp phần 3:
+ Sử dụng nguồn vốn đối ứng Trung ương là 9%; vốn đối ứng từ địa phương là 13,1%; và đóng góp từ người hưởng lợi là 4,5% để thanh toán cho hoạt động cung cấp nước sạch.
+ Sử dụng nguồn vốn vay WB là 77,4% để thanh toán cho hoạt động cung cấp nước sạch.
* Hợp phần 4:
+ Sử dụng nguồn vốn đối ứng để thanh toán cho thường xuyên cho các Ban quản lý dự án.
+ Sử dụng nguồn vốn vay WB để thanh toán cho việc đầu tư mua sắm trang thiết bị văn phòng, mua xe ôtô, sửa chữa văn phòng, v...v.
b. Cơ chế tài chính của dự án:
* Đối với nguồn vốn vay WB:
+ Ngân sách Trung ương cấp phát cho Bộ Nông nghiệp & PTNT đối với các hoạt động do các cơ quan thuộc Bộ Nông nghiệp & PTNT thực hiện.
+ Ngân sách Trung ương cấp phát có mục tiêu cho các địa phương đối với các hoạt động do địa phương thực hiện.
* Đối với vốn đối ứng của dự án:
+ Bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm của Bộ Nông nghiệp & PTNT để chi phí cho các hoạt động do các cơ quan thuộc Bộ Nông nghiệp & PTNT thực hiện;
+ Các địa phương tự bố trí phần vốn đối ứng để chi những nội dung thuộc nhiệm vụ chi của Ngân sách Địa phương.
+ Phần đền bù, giải phóng mặt bằng: Với các tiểu dự án do các đơn vị của Bộ Nông nghiệp & PTNT làm chủ đầu tư, phần vốn đền bù giải phóng mặt bằng do Ngân sách Trung ương cấp trực tiếp cho các tỉnh để tổ chức thực hiện. Với các tiểu dự án do các Sở nông nghiệp & PTNT làm chủ đầu tư, phần vốn đền bù giải phóng mặt bằng do Ngân sách địa phương bố trí.
5. Tổ chức thực hiện dự án:
Việc tổ chức và quản lý thực hiện dự án theo quy định của Nghị định 131/2006/NĐ-CP ngày 09/11/2006 của Chính phủ về Quy chế quản lý sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), Thông tư 03/2007/TT-BKH ngày 12/3/2007 của Bộ Kế hoạch & Đầu tư về việc hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý chương trình, dự án ODA.
Trên cơ sở Biên bản ghi nhớ của đoàn tiền thẩm định dự án từ ngày 14 - 25/2/2011, tổ chức thực hiện dự án như sau:
+ Ban chỉ đạo dự án được thành lập, do Bộ Nông nghiệp & PTNT chủ trì với đại diện của các Bộ, Ngành liên quan (như Bộ Kế hoạch & Đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng nhà nước, v...v.) với mục đích là giám sát tổng quát quá trình thực hiện và hỗ trợ kỹ thuật.
+ Bộ Nông nghiệp & PTNT là cơ quan Chủ quản dự án.
+ Ủy ban nhân dân (UBND) các tỉnh trong vùng dự án là cơ quan chịu trách phần đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cư các tiểu dự án trong phạm vi của tỉnh.
+ Ban Quản lý Trung ương các dự án thủy lợi (CPO) thực hiện chức năng làm Chủ đầu tư toàn dự án theo quy định, tổng hợp, điều phối chung, giám sát và đôn đốc tiến độ thực hiện toàn dự án, hướng dẫn các cơ quan thực hiện dự án theo đúng quy định của Nhà tài trợ và phù hợp với quy định trong nước, tổng hợp kế hoạch vốn đối ứng và thanh toán, giải ngân vốn ODA. Trực tiếp làm chủ đầu tư hợp phần 1.
+ Sở Nông nghiệp & PTNT các tỉnh trong vùng dự án sẽ làm nhiệm vụ Chủ đầu tư các tiểu dự án trong hợp phần 2 có phạm vi thuộc một tỉnh và có kỹ thuật đơn giản, và làm Chủ đầu tư các tiểu dự án trong hợp phần 3 thuộc địa bàn tỉnh.
+ Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng thủy lợi 10 thuộc Bộ NN&PTNT sẽ là Chủ đầu tư một số hạng mục công trình có yêu cầu kỹ thuật phức tạp, liên tỉnh thuộc hợp phần 2.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xin bổ sung và điều chỉnh đề cương chi tiết của dự án trên, đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét, tổng hợp và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh mục dự án theo kế hoạch năm tài khóa 2011 của Ngân hàng Thế giới./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |