Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Công văn 6977/BNN-KH 2021 chính sách đầu tư đồng bộ cho nông nghiệp, nông thôn
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Công văn 6977/BNN-KH
Cơ quan ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 6977/BNN-KH | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn | Người ký: | Lê Minh Hoan |
Ngày ban hành: | 26/10/2021 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Nông nghiệp-Lâm nghiệp |
tải Công văn 6977/BNN-KH
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 6977/BNN-KH | Hà Nội, ngày 26 tháng 10 năm 2021 |
Kính gửi: Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hải Phòng
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhận được kiến nghị của cử tri thành phố Hải Phòng do Ban Dân nguyện chuyển đến theo công văn số 277/BDN ngày 30/8/2021, nội dung kiến nghị như sau:
Nội dung kiến nghị (Câu số 10):
Đề nghị Chính phủ ban hành các cơ chế, chính sách đầu tư phát triển một cách đồng bộ cho nông nghiệp, nông thôn; khuyến khích và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, người dân tích tụ ruộng đất, đầu tư ứng dụng công nghệ cao, liên kết theo chuỗi giá trị, nhất là khâu thu mua, chế biến và tiêu thụ nông sản; quy hoạch vùng sản xuất hàng hóa quy mô lớn theo tiêu chuẩn VietGap; chỉ đạo các Bộ, ngành hỗ trợ địa phương, doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu cho các sản phẩm nông nghiệp.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xin trả lời như sau:
Phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn là chủ trương lớn được Đảng và Nhà nước quan tâm và khuyến khích, ưu tiên đầu tư. Trong 5 năm (2016 - 2020), Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương đã ban hành và tổ chức triển khai thực hiện nhiều văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách về phát triển nông nghiệp, nông thôn (06 Luật[1], 50 Nghị định, 15 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, 197 văn bản của Bộ Nông nghiệp và PTNT). Các văn bản cơ chế, chính sách được ban hành đã và đang phát huy hiệu quả trong huy động nguồn lực đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn; hỗ trợ người dân, doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh nông nghiệp hàng hóa theo hướng hiện đại, bền vững. Cụ thể như sau:
1. Các cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn thực hiện theo Nghị quyết 26/2012/QH13 của Quốc hội, các Chương trình mục tiêu Quốc gia (xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững) và các Chương trình mục tiêu (Phát triển kinh tế thủy sản bền vững; Phát triển lâm nghiệp bền vững; Tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phòng chống giảm nhẹ thiên tai, ổn định đời sống dân cư); các Nghị định của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ (Nghị định số 67/2014/NĐ-CP, số 89/2015/NĐ-CP và số 17/2018/NĐ-CP về một số chính sách phát triển thủy sản; Quyết định số 98/2018/NĐ-CP về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp...). Ngoài sự hỗ trợ từ ngân sách nhà nước, Chính phủ khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn thông qua các cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ doanh nghiệp theo Nghị định số 57/2018/NĐ-CP; hỗ trợ đầu tư phát triển khu, vùng, doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao theo các Quyết định: số 1859/QĐ-TTg ngày 17/12/2012, số 19/2018/QĐ-TTg ngày 19/4/2018… Theo đó, nhà đầu tư được ưu đãi sử dụng, thuê đất đai, mặt bằng, ưu đãi về thuế, hỗ trợ tín dụng, đào tạo lao động, phát triển thị trường, đầu tư hạ tầng.
Thực hiện Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành; Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành Quyết định số 586/QĐ-BNN-TT ngày 12/02/2018 về Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa. Thời gian qua, các địa phương đã chủ động thúc đẩy tích tụ, tập trung ruộng đất, tặng hạn mức sử dụng đất tháo gỡ nút thắt “hạn điền”, đã chuyển đổi gần 470 ngàn ha (giai đoạn 2016 - 2020) đất trồng lúa kém hiệu quả sang cây trồng, vật nuôi, nuôi trồng thủy sản có hiệu quả kinh tế cao hơn. Trên cơ sở đó, tăng cường liên kết giữa hộ nông dân, tổ chức của nông dân và nhà đầu tư để tích hợp đa giá trị trong sản xuất tập trung, quy mô lớn, gắn với vùng nguyên liệu, thuận lợi cho ứng dụng công nghệ cao, chuyển đổi số; nhằm giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất.
Bên cạnh đó, Bộ đã xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các Chiến lược phát triển các ngành, lĩnh vực (Trồng trọt, chăn nuôi, Lâm nghiệp, Thủy sản, Thủy lợi, Phòng chống thiên tai). Công tác quy hoạch luôn được quan tâm, chú trọng chỉ đạo thực hiện; đến nay, đã hoàn thành rà soát tích hợp nội dung quy hoạch các ngành, sản phẩm vào quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội quốc gia, các vùng, các địa phương. Cùng với đó, thúc đẩy nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ, nhất là công nghệ cao tạo 3 trục sản phẩm chất lượng, an toàn thực phẩm, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế. Nhờ vậy, cả nước hình thành nhiều mô hình phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn[2], trong đó có nhiều diện tích được chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGap và tương đương.
Đồng thời, Bộ đã phối hợp với Bộ Công Thương và các Hiệp hội ngành hàng, các Bộ, ngành liên quan, các địa phương đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu các sản phẩm nông nghiệp (Gạo Việt Nam; Cá tra, Tôm, Cá Ngừ, Cà phê Việt Nam); tổ chức nhiều hội chợ, triển lãm để quảng bá thương hiệu các đặc sản vùng, miền, địa phương trong Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” - OCOP[3]. Triển khai các biện pháp tổ chức lại hệ thống thương mại nông sản (nhất là phát triển thương mại điện tử, các sàn giao dịch, bán hàng trực tuyến trên các nền tảng công nghệ số...), phát triển các kênh bán buôn, bán lẻ, hỗ trợ xây dựng thương hiệu và truy suất nguồn gốc, chỉ dẫn địa lý (như lúa gạo có 10 sản phẩm có chỉ dẫn địa lý, bảo hộ nhãn hiệu tập thể, chứng nhận nhãn hiệu). Phát triển thị trường xuất khẩu, nhất là với các nông sản chủ lực gạo, cà phê, hồ tiêu, hạt điều, trái cây, thủy sản, đồ gỗ…
Tuy nhiên, một số cơ chế, chính sách cho phát triển nông nghiệp, nông thôn chậm được sửa đổi, bổ sung hoặc thiếu nguồn lực để thực hiện; vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cho phát triển nông nghiệp, nông thôn còn thấp hơn nhiều so với nhu cầu.
2. Thời gian tới, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và PTNT đang khẩn trương xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 - 2030 và 4 quy hoạch ngành cấp quốc gia lĩnh vực nông nghiệp thời kỳ 2021 - 2030[4]; tổ chức thực hiện có hiệu quả các Chiến lược phát triển các tiểu ngành, lĩnh vực giai đoạn 2021 - 2030 và Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2025 đã được phê duyệt; trong đó tập trung các nội dung sau:
(1) Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách tạo động lực mới cho phát triển nông nghiệp hàng hóa và xây dựng nông thôn mới, nhất là cơ chế, chính sách về đất đai, tín dụng, đầu tư, bảo hiểm, hợp tác công tư... Đồng thời, đổi mới cơ cấu và cơ chế đầu tư công phù hợp và phục vụ trực tiếp thực hiện Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2025. Kiến nghị Quốc hội sửa đổi Luật Đất đai năm 2013 và Chính phủ sửa đổi, bổ sung văn bản dưới luật để tạo động lực mới cho phát triển “nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân thông minh”, theo hướng nâng cao hiệu quả sử dụng đất; thúc đẩy tích tụ, tập trung đất đai trên cơ sở hình thành thị trường quyền sử dụng đất nông nghiệp để mở rộng sản xuất hàng hóa có khả năng cạnh tranh cao đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.
(2) Đầu tư, phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, quy mô lớn theo hình thức hợp tác, liên kết chuỗi giá trị, gắn với công nghiệp chế biến, ứng dụng khoa học công nghệ, thực hiện chuyển đổi số và kết nối xuyên suốt với hệ thống tiêu thụ trong nước và quốc tế. Đẩy mạnh xúc tiến thương mại và phát triển thương hiệu nông sản Việt Nam có chất lượng cao, an toàn thực phẩm, thân thiện với môi trường để mở cửa thị trường các sản phẩm chủ lực, có tiềm năng.
Trên đây là trả lời của Bộ Nông nghiệp và PTNT đối với kiến nghị cử tri TP. Hải Phòng; trân trọng cảm ơn cử tri TP. Hải Phòng đã quan tâm để sự phát triển của ngành nông nghiệp, nông thôn; xin gửi tới Đoàn Đại biểu Quốc hội TP.Hải Phòng để trả lời cử tri./.
Nơi nhận: | BỘ TRƯỞNG |
[1] Luật Thủy lợi số 08/2017/QH14; Luật Lâm nghiệp số 16/2017/QH14; Luật Thủy sản số 18/2017/QH14; Luật Trồng trọt; Luật Chăn nuôi; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đê điều và Luật Phòng chống thiên tai.
[2] như: lúa gạo (ĐBSH, ĐBSCL); chè (TDMNPB, tỉnh Lâm Đồng); cà phê, cao su (Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ...); hồ tiêu (Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, NTB...); điều (Đông Nam Bộ); rau quả, cá tra, tôm (ĐBSCL, Duyên hải Miền Trung...), rừng sản xuất nguyên liệu cho công nghiệp chế biến gỗ (Miền Trung, Tây Nguyên...).
[3] Đến hết tháng 8/2021, cả nước có 4.939 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên với sự tham gia của 2.708 chủ thể.
[4] Bao gồm: Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia; Quy hoạch phòng, chống thiên tai và thủy lợi; Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản; Quy hoạch hệ thống cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem Văn bản gốc.
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây