Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Công văn 696/BNN-TY của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc Chương trình quốc gia khống chế bệnh lở mồm long móng giai đoạn II (2011 - 2015)
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Công văn 696/BNN-TY
Cơ quan ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 696/BNN-TY | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn | Người ký: | Diệp Kỉnh Tần |
Ngày ban hành: | 16/03/2011 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Nông nghiệp-Lâm nghiệp |
tải Công văn 696/BNN-TY
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 696/BNN-TY | Hà Nội, ngày 16 tháng 03 năm 2011 |
Kính gửi: | - Bộ Tài chính; |
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ trưởng Nguyễn Sinh Hùng tại văn bản số 412/VPCP-KTN ngày 19 tháng 01 năm 2010 của Văn phòng Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện Chương trình quốc gia khống chế và thanh toán bệnh lở mồm long móng (LMLM), xây dựng vùng an toàn dịch LMLM, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xây dựng Chương trình quốc gia khống chế bệnh LMLM giai đoạn II (kèm theo văn bản này) với các nội dung cơ bản như sau:
1. Cơ chế tài chính
(1) Ngân sách Trung ương hỗ trợ 100% kinh phí mua vắc xin cho vùng khống chế và vùng đệm của các tỉnh, thành phố thuộc Chương trình;
Kinh phí chỉ đạo và giám sát tiêm phòng, bao gồm: chỉ đạo tiêm phòng; giám sát huyết thanh học và vi rút học; hội thảo, họp sơ kết, tổng kết đánh giá; gửi mẫu đi nước ngoài, hợp tác trao đổi kinh nghiệm với các nước của Cục Thú y và các đơn vị trực thuộc.
(2) Ngân sách địa phương:
Chi phí tổ chức tiêm phòng của từng tỉnh do ngân sách địa phương đảm bảo, bao gồm: chỉ đạo tiêm phòng, giám sát sau tiêm phòng, trả công tiêm phòng, kinh phí mua dụng cụ, vật tư, trang thiết bị bảo quản vắc xin, tập huấn, bảo hộ lao động cho người đi tiêm phòng, họp sơ kết, tổng kết đánh giá.
2. Đối tượng tiêm phòng
Qua theo dõi trong giai đoạn 1 (2006 - 2010), bệnh LMLM xảy ra chủ yếu trên đàn trâu, bò sau đó lây sang đàn lợn, đồng thời nếu chỉ tiêm phòng cho lợn nái và lợn đực giống, tác dụng phòng bệnh trên đàn lợn không cao. Theo Quyết định số 38/2006/QĐ-BNN ngày 16/5/2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quy định phòng, chống bệnh LMLM, khi có bệnh LMLM xảy ra trên lợn thì dùng biện pháp tiêu hủy ngay không để dịch bệnh lây lan, nên Chương trình quốc gia khống chế bệnh LMLM giai đoạn II (2011 - 2015) chi hỗ trợ vắc xin tiêm phòng cho trâu, bò.
Qua theo dõi tình hình dịch LMLM những năm gần đây, dịch LMLM ở Việt Nam chủ yếu là týp O, về chi phí chỉ bằng 1/3 vắc xin tam giá týp O, A, Asia1, nên Cục Thú y đề xuất chương trình tiêm phòng năm 2011 và những năm tiếp theo sử dụng vắc xin (týp O). Trường hợp gia súc của các tỉnh nhiễm bệnh LMLM (type A) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ trình Chính phủ sử dụng nguồn Dự trữ quốc gia.
4. Phạm vi tiêm phòng
Phạm vi tiêm phòng được chia thành 2 vùng:
- Vùng khống chế bệnh: 19 tỉnh và 21 huyện, gồm: 8 tỉnh biên giới phía Bắc là Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La; 6 tỉnh biên giới Tây Nam là Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp, Long An, Tây Ninh và Bình Phước; 5 tỉnh Tây Nguyên là Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Đắc Nông, Lâm Đồng; 21 huyện của các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, và Quảng Nam có biên giới với Lào và huyện thường xuyên xảy ra dịch.
- Vùng đệm: 19 tỉnh nằm sát vùng khống chế, có nguy cơ phát dịch cao, gồm: Tuyên Quang, Yên Bái, Phú Thọ, Bắc Kạn, Bắc Giang, Thái Nguyên, Hòa Bình, Ninh Bình (3 huyện Nho Quan, Tam Điệp và Yên Mô), Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận.
5. Tổng kinh phí Chương trình (khái toán): 654.839.750.000 đồng (Sáu trăm năm mươi tư tỷ tám trăm ba mươi chín triệu bảy trăm năm mươi ngàn đồng), trong đó: Ngân sách Trung ương là 406.342.630.000 đồng, Ngân sách địa phương là 248.497.120.000 đồng. Cụ thể như sau:
5.1. Ngân sách Trung ương (khái toán):
- Kinh phí mua vắc xin: 387.088.130.000 đồng,
- Kinh phí chỉ đạo tiêm phòng: 12.249.000.000 đồng,
- Kinh phí giám sát sau tiêm phòng: 7.005.500.000 đồng
5.2. Ngân sách địa phương:
- Kinh phí chỉ đạo tiêm phòng: 43.460.000.000 đồng,
- Kinh phí giám sát sau tiêm phòng: 22.878.000.000 đồng
- Kinh phí trả công tiêm phòng: 182.159.120.000 đồng
Đề nghị Quý Bộ có ý kiến đóng góp bằng văn bản trước ngày 21/3/2011 để Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉnh sửa, phê duyệt Chương trình./.
Nơi nhận:
| KT. BỘ TRƯỞNG |