Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Công văn 6060/BNN-TY 2023 xây dựng Kế hoạch và bố trí kinh phí phòng, chống dịch bệnh thủy sản
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Công văn 6060/BNN-TY
Cơ quan ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 6060/BNN-TY | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn | Người ký: | Phùng Đức Tiến |
Ngày ban hành: | 31/08/2023 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Nông nghiệp-Lâm nghiệp |
tải Công văn 6060/BNN-TY
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 6060/BNN-TY | Hà Nội, ngày 31 tháng 8 năm 2023 |
Kính gửi: Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Theo báo cáo của các địa phương, trong 8 tháng đầu năm 2023 tổng diện tích nuôi thủy sản bị thiệt hại có chiều hướng tăng so với cùng kỳ năm 2022, trong đó thiệt hại do nguyên nhân dịch bệnh vẫn còn xảy ra tại nhiều vùng nuôi, đặc biệt là ở 02 đối tượng nuôi chủ lực tôm và cá tra, cụ thể như sau: (i) Tổng diện tích nuôi tôm bị bệnh là hơn 5.518 ha, giảm 1,7% so với cùng kỳ năm 2022 (hơn gần 5.175 ha), trong đó diện tích bị bệnh đốm trắng là gần 1.606 ha (chiếm 31,6%) và diện tích bị bệnh hoại tử gan tụy cấp là 1.071 ha (chiếm 21%); (ii) Tổng diện tích nuôi cá tra bị bệnh là trên 331 ha, giảm nhẹ (0,6%) so với cùng kỳ năm 2022 (333 ha), các bệnh chủ yếu vẫn là xuất huyết, gan thận mủ,...Kết hợp với tình trạng ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu cực đoan đã tác động xấu đến hoạt động nuôi trồng thủy sản, gây thiệt hại kinh tế cho người dân, ngân sách nhà nước và ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu thủy sản của nước ta.
Trong thời gian qua, công tác phòng chống dịch bệnh thủy sản tại nhiều địa phương đã được cải thiện rõ rệt và có nhiều tiến bộ; tuy nhiên vẫn chưa thực sự đáp ứng yêu cầu thực tiễn sản xuất tại nhiều vùng nuôi. Theo báo cáo của Cục Thú y, hầu hết các địa phương trọng điểm về nuôi trồng thủy sản đã xây dựng, phê duyệt “Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh động vật thuỷ sản” (gọi chung là Kế hoạch) theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và của Bộ Nông nghiệp và PTNT; tuy nhiên vẫn còn địa phương chưa xây dựng nội dung chi tiết cho các hoạt động chuyên môn thú y (giám sát chủ động dịch bệnh, điều tra dịch tễ, lấy mẫu, xét nghiệm, xác định nguyên nhân dịch bệnh, xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh, tập huấn chuyên môn, truyền thông, dự phòng nguồn hóa chất, khử trùng, xử lý ổ dịch,…) và không bố trí kinh phí hoặc có bố trí kinh phí nhưng không đủ để triển khai Kế hoạch theo yêu cầu của chuyên môn thú y, chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn của công tác phòng chống dịch bệnh thủy sản tại địa phương.
Để triển khai có hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản năm 2024 theo đúng quy định của pháp luật về thú y, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ (tại Quyết định số 434/QĐ-TTg ngày 24/3/2021 phê duyệt Kế hoạch Quốc gia phòng chống một số dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản nuôi, giai đoạn 2021 - 2030) và của Bộ Nông nghiệp và PTNT nhằm kiểm soát tốt dịch bệnh thủy sản, ổn định sản xuất, giảm thiểu thiệt hại cho người nuôi trồng thủy sản, đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của các nước nhập khẩu để đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản, Bộ Nông nghiệp và PTNT đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố quan tâm chỉ đạo triển khai một số nội dung sau đây:
1. Căn cứ thực tiễn sản xuất nuôi trồng thủy sản, định hướng phát triển, xuất khẩu thủy sản của địa phương và diễn biến dịch bệnh thủy sản tại các vùng nuôi, tổ chức xây dựng, phê duyệt và bố trí kinh phí để triển khai có hiệu quả "Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh thủy sản năm 2024"; bảo đảm bố trí đủ kinh phí, nguồn lực cho các hoạt động chuyên môn thú y trong công tác chủ động phòng, chống dịch bệnh thủy sản (tổ chức giám sát chủ động dịch bệnh, điều tra dịch tễ, báo cáo dịch bệnh, lấy mẫu chẩn đoán, xét nghiệm xác định nguyên nhân dịch bệnh, xây dựng cơ sở, chuỗi sản xuất an toàn dịch bệnh, kiểm dịch giống thủy sản, quản lý kinh doanh, sử dụng thuốc thú y thủy sản, dự phòng hóa chất khử trùng để xử lý dịch bệnh, hỗ trợ cơ sở nuôi khi dịch bệnh xảy ra,...).
2. Tăng cường năng lực hệ thống thú y theo đúng quy định của pháp luật về thú y và chỉ đạo của Trung ương, chú trọng công tác tập huấn nâng cao kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ trong công tác thú y thủy sản nhằm đảm bảo thực hiện có hiệu quả Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh thủy sản năm 2024.
3. Tăng cường thông tin tuyên truyền, phổ biến pháp luật về thú y, quán triệt việc tuân thủ các quy định của pháp luật trong công tác thú y thủy sản và nuôi trồng thủy sản; hướng dẫn người nuôi áp dụng các biện pháp phòng chống dịch bệnh thủy sản, đẩy mạnh việc giám sát chủ động, xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh (đặc biệt các cơ sở sản xuất giống thủy sản) theo quy định tại Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT ngày 30/12/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh động vật.
Bộ Nông nghiệp và PTNT đề nghị đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quan tâm chỉ đạo thực hiện và gửi bản Kế hoạch về Bộ Nông nghiệp và PTNT (Cục Thú y) trước ngày 30/11/2023 để theo dõi, phối hợp chỉ đạo điều hành./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |