Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Công văn 5169/BNN-TY của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn bổ sung biện pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Công văn 5169/BNN-TY
Cơ quan ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 5169/BNN-TY | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn | Người ký: | Phùng Đức Tiến |
Ngày ban hành: | 22/07/2019 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Nông nghiệp-Lâm nghiệp |
tải Công văn 5169/BNN-TY
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 5169/BNN-TY | Hà Nội, ngày 22 tháng 7 năm 2019 |
Kính gửi: Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Trước tình hình bệnh Dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) có nguy cơ xâm nhiễm từ các nước vào Việt Nam, nhất là các nước có chung đường biên giới, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về công tác phòng, chống bệnh DTLCP, trong đó có Quyết định số 4527/QĐ-BNN-TY ngày 15/11/2018 về việc ban hành Kế hoạch hành động ứng phó khẩn cấp với bệnh DTLCP.
Khi dịch bệnh xảy ra tại Việt Nam vào đầu tháng 02/2019 và trong quá trình chỉ đạo chống dịch đã xuất hiện một số trường hợp cần phải xử lý cho phù hợp với tình hình dịch bệnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể như: Công điện khẩn số 1237/CĐ-BNN-TY ngày 22/02/2019 về việc tăng cường kiểm soát buôn bán, giết mổ, vận chuyển lợn và sản phẩm lợn để phòng, chống bệnh DTLCP; Công văn số 1960/BNN- TY ngày 20/3/2019 về chỉ đạo tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các biện pháp phòng, chống bệnh DTLCP; Công văn số 3708/HD-BNN-TY ngày 28/5/2019 về hướng dẫn một số biện pháp khẩn cấp quản lý giết mổ lợn, tiêu thụ sản phẩm từ lợn khi có bệnh DTLCP; Công văn số 4178/HD-BNN-TY ngày 14/6/2019 về hướng dẫn biện pháp xử lý, tiêu hủy lợn mắc bệnh DTLCP bằng phương pháp đốt; Công văn số 4249/HD-BNN-TY ngày 18/6/2019 về hướng dẫn kiểm soát vận chuyển lợn để nuôi làm giống, nuôi thương phẩm trong và ngoài vùng có bệnh DTLCP.
Bệnh DTLCP diễn biến ngày càng phức tạp, đã xảy ra tại 62/63 tỉnh, thành phố và chưa có dấu hiệu dừng lại. Thực hiện Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 18/6/2019 của Chính phủ về việc triển khai một số giải pháp cấp bách trong phòng, chống bệnh DTLCP theo tinh thần chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng tại Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 20/5/2019, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn bổ sung một số nội dung cụ thể như sau:
1. Về xử lý lợn tại hộ chăn nuôi có lợn mắc bệnh DTLCP
a) Tiêu hủy lợn mắc bệnh, lợn chết, lợn có kết quả xét nghiệm dương tính với mầm bệnh DTLCP.
b) Đối với lợn khỏe mạnh trong cùng ô chuồng, dãy chuồng với lợn mắc bệnh, được lấy mẫu và có kết quả xét nghiệm âm tính với mầm bệnh DTLCP thì được nuôi cách ly hoặc giết mổ để tiêu thụ tại địa bàn cấp huyện.
c) Đối với lợn khỏe mạnh tại ô chuồng, dãy chuồng chưa có lợn mắc bệnh, được lấy mẫu và có kết quả xét nghiệm âm tính với mầm bệnh DTLCP:
- Trường hợp có nhu cầu giết mổ lợn: Được giết mổ để tiêu thụ thuộc địa bàn cấp huyện.
- Trường hợp có nhu cầu để nuôi: Được vận chuyển đến nơi khác thuộc phạm vi địa bàn cấp tỉnh để nuôi với sự giám sát của thú y địa phương.
2. Về xử lý lợn tại trang trại chăn nuôi có lợn mắc bệnh DTLCP
a) Tiêu hủy lợn mắc bệnh, lợn chết, lợn có kết quả xét nghiệm dương tính với mầm bệnh DTLCP.
b) Đối với lợn khỏe mạnh tại ô chuồng, dãy chuồng có lợn mắc bệnh, được lấy mẫu và có kết quả xét nghiệm âm tính với mầm bệnh DTLCP:
- Trường hợp có nhu cầu giết mổ lợn: Được giết mổ để tiêu thụ thuộc địa bàn cấp huyện.
- Trường hợp có nhu cầu để nuôi: Được vận chuyển đến nơi khác thuộc phạm vi địa bàn cấp huyện để nuôi với sự giám sát của thú y địa phương.
c) Đối với lợn khỏe mạnh tại ô chuồng, dãy chuồng chưa có lợn mắc bệnh, được lấy mẫu và có kết quả xét nghiệm âm tính với mầm bệnh DTLCP:
- Trường hợp có nhu cầu giết mổ lợn: Được giết mổ để tiêu thụ thuộc địa bàn cấp tỉnh.
- Trường hợp có nhu cầu để nuôi: Được vận chuyển đến nơi khác thuộc phạm vi địa bàn cấp tỉnh để nuôi với sự giám sát của thú y địa phương.
3. Đối với cơ sở giết mổ nhỏ lẻ trong vùng dịch: Cơ quan thú y không cần lấy mẫu sản phẩm để xét nghiệm mầm bệnh DTLCP
4. Kiểm soát vận chuyển lợn ra ngoài, vào vùng dịch của các trang trại chăn nuôi có điểm trung chuyển: Được vận chuyển lợn (để nuôi làm giống, nuôi thương phẩm, để giết mổ) có kết quả âm tính với mầm bệnh DTLCP từ trại chăn nuôi đến điểm trung chuyển. Thời gian lưu giữ lợn tại điểm trung chuyển nếu chưa vượt quá 12 (mười hai) giờ thì không phải lấy mẫu xét nghiệm lại khi vận chuyển. Nếu vượt quá 12 (mười hai) giờ thì phải lấy mẫu xét nghiệm theo quy định.
Căn cứ văn bản hướng dẫn này, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo tổ chức thực hiện phù hợp với đặc điểm tình hình thực tế của địa phương, bảo đảm không lây lan dịch bệnh; các nội dung khác được thực hiện theo các văn bản đã được liệt kê ở trên./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |