Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Công văn 4981/BNN-TY của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc triển khai Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh Cúm gia cầm, giai đoạn 2019-2025
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Công văn 4981/BNN-TY
Cơ quan ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 4981/BNN-TY | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn | Người ký: | Phùng Đức Tiến |
Ngày ban hành: | 16/07/2019 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Nông nghiệp-Lâm nghiệp |
tải Công văn 4981/BNN-TY
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4981/BNN-TY | Hà Nội, ngày 16 tháng 7 năm 2019 |
Kính gửi: Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Theo báo cáo của các cơ quan chuyên môn thú y của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, từ đầu năm 2019 đến nay, bệnh Cúm gia cầm (do các chủng vi rút cúm A/H5N1 và cúm A/H5N6) đã xảy ra tại 13 xã của 11 tỉnh, thành phố, buộc phải tiêu hủy trên 23.000 con gia cầm; kết quả chủ động giám sát cho thấy tỷ lệ lưu hành vi rút Cúm gia cầm tương đối cao (khoảng 2% tổng số mẫu xét nghiệm). Dự báo trong các tháng cuối năm 2019, nguy cơ dịch bệnh gia tăng là rất cao vì thời tiết thay đổi tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển, lây lan, tổng đàn gia cầm, lưu lượng vận chuyển gia cầm gia tăng mạnh, nhất là các tháng giáp Tết Nguyên đán.
Ngày 13/02/2019, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 172/QĐ-TTg về việc phê duyệt “Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh Cúm gia cầm, giai đoạn 2019 - 2025”. Thực hiện Quyết định này, ngày 22/3/2019, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức hội nghị triển khai Kế hoạch nêu trên.
Để chủ động triển khai có hiệu quả các biện pháp phòng, chống bệnh Cúm gia cầm, tạo điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh phát triển chăn nuôi gia cầm nhằm bù đắp cho lượng thịt lợn giảm do bệnh Dịch tả lợn Châu Phi; tạo điều kiện xây dựng các vùng, chuỗi chăn nuôi, sản xuất thịt, trứng gia cầm xuất khẩu; giảm thiểu nguy cơ truyền lây vi rút Cúm từ động vật sang người, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các Sở, ngành và Ủy ban nhân dân các cấp tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh Cúm gia cầm theo đúng quy định của Luật thú y; các nội dung tại Quyết định số 172/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn; trong đó cần chú trọng thực hiện những nội dung sau đây:
1. Căn cứ Quyết định số 172/QĐ-TTg, khẩn trương xây dựng và phê duyệt Kế hoạch phòng, chống bệnh Cúm gia cầm của địa phương, bảo đảm bố trí đủ các nguồn lực và kinh phí tổ chức thực hiện: Tiêm phòng cho đàn gia cầm trên địa bàn; chủ động lấy mẫu giám sát lưu hành mầm bệnh Cúm gia cầm để cảnh báo cộng đồng và có cơ sở triển khai có hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch bệnh; thù lao cho người tham gia phòng, chống dịch bệnh với mức không thấp hơn ngày công lao động phổ thông tại địa phương. Đề nghị gửi Kế hoạch phòng, chống bệnh Cúm gia cầm của địa phương đến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cục Thú y) trước ngày 30/7/2019 để tổng hợp, phối hợp chỉ đạo tổ chức thực hiện.
2. Tổ chức Tháng vệ sinh, phun thuốc sát trùng tiêu độc trước các thời điểm có nguy cơ cao phát sinh dịch Cúm gia cầm tại địa phương.
3. Tổ chức chủ động giám sát dịch bệnh trên đàn gia cầm, nhất là tại các khu vực đã từng có dịch bệnh xuất hiện, khu vực có nguy cơ cao để phát hiện sớm, cảnh báo và xử lý dứt điểm khi dịch bệnh mới được phát hiện; xử lý nghiêm các trường hợp giấu, không báo cáo dẫn đến dịch bệnh lây lan rộng.
4. Tập trung chỉ đạo đẩy mạnh xây dựng các vùng, chuỗi chăn nuôi, sản xuất thịt, trứng gia cầm phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm gia cầm sang các nước; trong đó cần có Kế hoạch tổng thể được về xây dựng các vùng, chuỗi chăn nuôi gia cầm an toàn dịch bệnh được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt để có cơ sở cho các Sở, ngành và chính quyền các cấp tổ chức thực hiện kịp thời và hiệu quả.
5. Chỉ đạo các cơ quan thông tấn, báo chí và hệ thống đài truyền thanh cơ sở tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền sâu rộng bằng nhiều hình thức, nội dung phù hợp với từng đối tượng về nguy cơ, tác hại của dịch bệnh.
6. Định kỳ hằng tháng có văn bản gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cục Thú y) thông báo các kết quả tổ chức thực hiện Kế hoạch phòng, chống bệnh Cúm gia cầm của địa phương.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị có văn bản thông báo cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để phối hợp xử lý kịp thời./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |