Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Công văn 4757/BNN-TY 2020 phê duyệt kinh phí phòng chống dịch bệnh gia súc
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Công văn 4757/BNN-TY
Cơ quan ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 4757/BNN-TY | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn | Người ký: | Phùng Đức Tiến |
Ngày ban hành: | 16/07/2020 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Nông nghiệp-Lâm nghiệp |
tải Công văn 4757/BNN-TY
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4757/BNN-TY | Hà Nội, ngày 16 tháng 7 năm 2020 |
Kính gửi: Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Theo báo cáo của các địa phương, trong gần 7 tháng đầu năm 2020, các dịch bệnh nguy hiểm trên gia súc, gia cầm và thủy sản đã cơ bản được kiểm soát, cụ thể: (i) Bệnh Tai xanh đã được kiểm soát và trong nhiều năm không xảy ra dịch bệnh; (ii) Bệnh Lở mồm long móng giảm 02 lần về số ổ dịch và 03 lần về số gia súc mắc bệnh, buộc phải tiêu hủy so với cùng kỳ năm 2019; (iii) Bệnh Dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) đã được kiểm soát với 99% số xã đã công bố hết dịch. Tuy nhiên, từ đầu năm 2020 đến nay đã phát sinh trên 830 ổ dịch thuộc 44 tỉnh, thành phố; tổng số lợn tiêu hủy là 36.000 con; đến nay chưa có thuốc và vắc xin, đường lây truyền của bệnh rất đa dạng, phức tạp, khó kiểm soát, chăn nuôi lợn nhỏ lẻ; việc tổ chức tái đàn, tăng đàn tăng cao trong khi khó áp dụng biện pháp an toàn sinh học, giết mổ nhỏ lẻ, vận chuyển lợn, sản phẩm lợn bệnh có thể dẫn đến vi rút DTLCP phát tán, lây lan và gây ra các ổ dịch trong thời gian tới; (iv) Bệnh Cúm gia cầm do chủng vi rút H5N1 và H5N6 gây ra tại 58 xã thuộc 20 tỉnh, thành phố; số gia cầm mắc bệnh và tiêu hủy trên 185.000 con, số ổ dịch tăng 4,5 lần và số gia cầm bị dịch phải tiêu hủy cao hơn 7,7 lần; (v) Bệnh Dại đã làm 47 trường hợp người tử vong, tăng cao hơn so với cùng kỳ 2019; (vi) Một số dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản nuôi vẫn lưu hành rộng rãi với 3.337 ha tôm nuôi, 465 ha cá tra, 1.300 ha nghêu/ngao bị thiệt hại. Diện tích thủy sản nuôi bị thiệt hại tăng cao gấp 2,34 lần so với cùng kỳ năm 2019, tương đương với trên 35.279 ha; đặc biệt có trên 85% diện tích tôm bị thiệt hại nhưng các địa phương, người nuôi trồng không tổ chức lấy mẫu, xét nghiệm xác định nguyên nhân; diện tích nuôi tôm bị bệnh Đốm trắng tăng 29%; diện tích nuôi cá tra bị bệnh tăng hơn 7 lần. Nhận định, nguy cơ các loại dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản tiếp tục xảy ra trong các tháng cuối năm 2020 và năm 2021 là rất cao.
Thực hiện quy định của Luật thú y, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật thú y, trong đó có các quy định rất cụ thể về nội dung kế hoạch phòng, chống dịch bệnh động vật; các quyết định, văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ (bao gồm: Quyết định số 193/QĐ-TTg ngày 13/02/2017 về việc phê duyệt Chương trình quốc gia khống chế và tiến tới loại trừ bệnh Dại giai đoạn 2017 - 2021; Chỉ thị số 31/CT-TTg ngày 06/7/2017 về việc tăng cường các biện pháp cấp bách phòng, chống bệnh Dại; Quyết định số 172/QĐ-TTg về việc phê duyệt Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh Cúm gia cầm, giai đoạn 2019 - 2025; Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 09/3/2020 về việc tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm; Quyết định số 972/QĐ- TTg ngày 07/7/2020 về việc phê duyệt Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, giai đoạn 2020 - 2025); các văn bản chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và PTNT về phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản; Bộ Nông nghiệp và PTNT đề nghị đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quan tâm chỉ đạo các Sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức xây dựng, trình phê duyệt và bố trí kinh phí để chủ động triển khai có hiệu quả Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản tại địa phương trong năm 2021 và các năm tiếp theo.
Nội dung Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn đã được quy định cụ thể tại Luật thú y, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật thú y (Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT ngày 10/5/2016 quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản; Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn; Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT ngày 02/6/2016 quy định vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật) và các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
Đề nghị các địa phương khẩn trương triển khai và gửi bản Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2021 của địa phương về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cục Thú y) trước ngày 30/11/2020 để theo dõi, phối hợp chỉ đạo và tổ chức thực hiện.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quan tâm chỉ đạo thực hiện./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |