Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Công văn 4313/BNN-CB của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc giải quyết khó khăn cho sản xuất, tiêu thụ mặt hàng đường
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Công văn 4313/BNN-CB
Cơ quan ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 4313/BNN-CB | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn | Người ký: | Vũ Văn Tám |
Ngày ban hành: | 19/12/2012 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Nông nghiệp-Lâm nghiệp |
tải Công văn 4313/BNN-CB
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4313/BNN-CB | Hà Nội, ngày 19 tháng 12 năm 2012 |
Kính gửi: Văn phòng Chính phủ
Phúc đáp công văn số 9909/VPCP-KTTH ngày 04/12/2012 của Văn phòng Chính phủ về việc cho ý kiến đối với các kiến nghị gửi Thủ tướng Chính phủ của Hiệp hội Mía đường Việt Nam tại công văn số 55/2012/CV/HHMĐ ngày 21/11/2012, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có ý kiến như sau:
Trong điều kiện khó khăn của nền kinh tế, ngành mía đường nước ta đã có nhiều cố gắng nhằm duy trì sản xuất ổn định, từng bước phát triển. Các công ty, nhà máy đường kiên trì thực hiện chính sách bao tiêu sản phẩm cho nông dân trồng mía với giá cả hợp lý (bình quân 01 triệu đồng/tấn mía cây tại ruộng), nên 3 năm trở lại đây đã có sự tăng trưởng cao cả về diện tích, năng suất, sản lượng mía và đường. Đại bộ phận nông dân sản xuất mía (khoảng 400 ngàn hộ với gần 2 triệu lao động) có thu nhập khá, đầu tư, thâm canh mía ngày một hiệu quả. Từ vụ sản xuất mía đường 2011-2012, Việt Nam đã sản xuất đủ đường cung cấp cho nhu cầu tiêu dùng trong nước. Việc duy trì và phát triển sản xuất mía đường có ý nghĩa quan trọng góp phần tăng trưởng kinh tế, ổn định tình hình chính trị, xã hội và xây dựng nông thôn mới.
Tuy nhiên, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, sức mua giảm nên mức tiêu thụ nội địa tăng chậm, mức tiêu thụ chỉ khoảng 1,4 triệu tấn đường/năm. Vụ 2012-2013, lượng đường sản xuất dự kiến được khoảng 1,5 triệu tấn, cùng với lượng đường tồn kho luân chuyển của vụ trước (178.000 tấn) và lượng đường sẽ phải nhập khẩu theo cam kết WTO (70.000 tấn), nên lượng đường cung sẽ vượt cầu tiêu dùng đường trong nước khoảng trên 400.000 tấn.
Mặt khác, việc ngăn chặn đường lậu chưa đạt hiệu quả, nên việc tiêu thụ của các nhà máy đường đã chậm lại càng khó khăn hơn. Giá đường trong nước và giá mua mía của dân thời gian qua liên tục bị sụt giảm: hiện giá đường trắng loại 1 đã có thuế VAT giao tại cửa kho nhà máy phổ biến ở mức từ 14.400 đến 14.600 đ/kg (thấp hơn cùng kỳ năm trước 4.000 đồng/kg); giá mía 10 CCS tại ruộng xuống còn 800.000 đến 900.000 đ/T (thấp hơn vụ trước 200.000 đ/T) và đang có xu hướng sụt giảm tiếp. Nhiều doanh nghiệp không có vốn quay vòng để thanh toán tiền mua mía cho dân.
Vì vậy, kiến nghị của Hiệp hội Mía đường Việt Nam là có cơ sở, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cơ bản đồng tình và đề xuất Thủ tướng Chính phủ một số giải pháp trước mắt nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, tập trung vào việc đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm, ổn định giá bán đường và giá thu mua mía cho dân. Cụ thể như sau:
1. Tạo điều kiện xuất khẩu tiểu ngạch đường kính trắng (RS) thông qua con đường biên mậu, có kiểm soát.
Hiện năng lực sản xuất đường tinh luyện (RE) của các doanh nghiệp đường trong nước đã đạt gần 700.000 tấn, cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu cho các doanh nghiệp sử dụng đường RE làm nguyên liệu trong chế biến sữa, nước giải khát; lượng đường dư chủ yếu là đường kính trắng (RS). Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị:
- Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Công Thương tạo mọi điều kiện cho phép các doanh nghiệp thương mại có hợp đồng tiêu thụ với các nhà máy đường xuất khẩu tiểu ngạch đường RS sang các tỉnh biên giới Trung Quốc qua các cửa khẩu phụ với khối lượng 300.000 tấn.
- Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát năng lực sản xuất của các doanh nghiệp, thống nhất giao chỉ tiêu xuất khẩu cho các công ty có đủ điều kiện, hạn chế xuất khẩu tùy tiện có thể gây mất ổn định thị trường đường trong nước.
2. Tăng cường chống buôn lậu và kiểm soát xuất nhập khẩu đường
- Vừa qua Hiệp hội Mía đường Việt Nam đã phối hợp với Cục Điều tra chống buôn lậu (Tổng cục Hải quan) triển khai công tác chống buôn lậu đường tại các cửa khẩu biên giới Tây Nam và Lao Bảo đạt được kết quả bước đầu. Đề nghị Ban Chỉ đạo 127 TW chỉ đạo các cơ quan chức năng của Trung ương và địa phương chủ động phối hợp với Hiệp hội Mía đường Việt Nam trong tổ chức thực hiện chống buôn lậu đường, tập trung vào các đầu nậu lớn để ngăn chặn hiệu quả.
- Đối với hoạt động “tạm nhập tái xuất”: Tiếp tục triển khai có hiệu quả Chỉ thị số 23/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu và gửi kho ngoại quan. Kiểm soát chặt chẽ mặt hàng đường “tái xuất”, chỉ cho phép thông quan qua cửa khẩu chính, đồng thời ngăn chặn đường “tạm nhập tái xuất” thẩm lậu vào nội địa, có biện pháp xử lý nghiêm với các hành vi gian lận thương mại, gây bất ổn thị trường trong nước.
- Đối với đường nhập khẩu theo cam kết WTO: Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cân nhắc thời điểm hợp lý và phương thức phân giao hạn ngạch nhập khẩu đường; nghiên cứu đề xuất phương thức đầu thầu hạn ngạch để bỏ cơ chế xin cho, tạo sự công bằng đối với các doanh nghiệp sử dụng đường làm nguyên liệu.
3. Về lâu dài, để ổn định phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành mía đường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang chỉ đạo các đơn vị liên quan phối hợp với Hiệp hội mía đường Việt Nam xây dựng dự thảo Nghị định về sản xuất kinh doanh mía đường, triển khai tích cực chương trình phát triển giống mía chất lượng cao, cơ cấu lại sản phẩm đường phù hợp với thị trường, xây dựng chiến lược xuất khẩu sản phẩm và đa dạng hóa sản xuất mía đường theo hướng nâng cao hiệu quả.
Trên đây là ý kiến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đề nghị Văn phòng Chính phủ tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ./.
Nơi nhận: - Như trên; | KT. BỘ TRƯỞNG |