Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Công văn 4241/BNN-KHCN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị phê duyệt Dự án hợp tác với Tổ chức Nghiên cứu nông nghiệp quốc tế Australia
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Công văn 4241/BNN-KHCN
Cơ quan ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 4241/BNN-KHCN | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn | Người ký: | Bùi Bá Bổng |
Ngày ban hành: | 21/12/2010 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Nông nghiệp-Lâm nghiệp |
tải Công văn 4241/BNN-KHCN
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỀN NÔNG THÔN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4241/BNN-KHCN | Hà Nội, ngày 21 tháng 12 năm 2010 |
Kính gửi: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Hiện nay kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam ngày càng gia tăng, tuy nhiên phần lớn nguyên liệu gỗ cho sản phẩm đồ mộc vẫn đang phải nhập khẩu. Sản lượng khai thác gỗ rừng trồng của Việt Nam (từ nguồn nguyên liệu của cây keo tai tượng, keo lá tràm, bạch đàn và một số cây bản địa mọc nhanh khác…) cũng đang tăng lên nhưng các sản phẩm này chủ yếu chỉ được dùng làm nguyên liệu để sản xuất dăm gỗ và vật liệu cho xây dựng. Việc sử dụng có hiệu quả nguyên liệu gỗ rừng trồng đang là một vấn đề bức thiết của ngành Lâm nghiệp Việt Nam.
Australia là nước có thế mạnh về ngành công nghiệp chế biến gỗ và nghiên cứu về chế biến gỗ. Xuất phát từ thực tế nêu trên, các nhà khoa học của Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã hợp tác với các nhà khoa học Australia thông qua Tổ chức Nghiên cứu nông nghiệp quốc tế Australia (ACIAR) xây dựng Dự án “Tăng cường sản xuất ván mỏng từ gỗ keo và gỗ bạch dàn ở Việt Nam và Australia” mã số FST/2008/039.
Những thông tin cơ bản của Dự án:
1. Cơ quan chủ quản
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
2. Các đơn vị tham gia thực hiện Dự án
2.1. Các cơ quan phía Việt Nam sẽ tham gia Dự án gồm:
- Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao Công nghệ Công nghiệp rừng – Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam (Chủ Dự án phía Việt Nam)
- Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam
- Tổ chức GTZ tại Việt Nam
- Tổ chức PI tại Việt Nam
2.2. Các cơ quan phía Australia dự kiến tham gia Dự án gồm:
- Cục phát triển kinh tế, việc làm và đổi mới (DEEDI, QLD)
- Trường Đại học Melbourne
3. Mục đích
Nâng cao giá trị sử dụng của rừng trồng bằng việc tối ưu hóa sản xuất ván mỏng từ nguồn nguyên liệu rừng trồng.
4. Nội dung chính
4.1. Đánh giá thực trạng nguồn gỗ keo và bạch đàn ở Việt Nam và thực trạng sản xuất ván tại các công ty chế biến;
4.2. Phân tích đặc điểm nguyên liệu đặc biệt cho việc sản xuất ván mỏng
4.3. Tối ưu hóa các phương pháp sản xuất ván mỏng và các sản phẩm từ ván mỏng;
4.4. Thử nghiệm và hoàn thiện các phương pháp chế biến mới và các sản phẩm mới
4.5. Chuyển giao kết quả dự án cho các công ty chế biến gỗ
5. Thời gian và địa điểm thực hiện Dự án
- Thời gian thực hiện Dự án dự kiến: 04 năm từ ngày 1/7/2011 đến ngày 30/6/2015
- Địa điểm thực hiện Dự án: tại miền Bắc, miền Trung và miền Nam Việt Nam
6. Kinh phí
Nguồn kinh phí của dự án bao gồm:
- Kinh phí từ phía Australia: 1.086.999 AUD (đô la Australia)
- Kinh phí đối ứng vủa Việt Nam: 1.911.000.000 VN đồng
Kinh phí đối ứng của phía Việt Nam được đóng góp bằng giá trị sử dụng của đất đai làm thí nghiệm, khấu hao trang thiết bị, lương cán bộ của các đơn vị tham gia Dự án phía Việt Nam (Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam) và cơ sở vật chất có liên quan để thực hiện dự án.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá Dự án trên là rất cần thiết. Đề nghị Quý Bộ ủng hộ và hoàn thiện tiếp các thủ tục để Dự án được triển khai theo đúng thời gian dự kiến.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |