Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Công văn 4022/BNN-HTQT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc báo cáo tình hình hợp tác với Ucraina
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Công văn 4022/BNN-HTQT
Cơ quan ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 4022/BNN-HTQT | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn | Người ký: | Bùi Bá Bổng |
Ngày ban hành: | 03/12/2010 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Xuất nhập khẩu, Nông nghiệp-Lâm nghiệp |
tải Công văn 4022/BNN-HTQT
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4022/BNN-HTQT | Hà Nội, ngày 03 tháng 12 năm 2010 |
Kính gửi: Bộ Công thương
Phúc đáp công văn số 11569/BCT-KV2 ngày 15 tháng 11 năm 2010 của Bộ Công thương về việc cung cấp tình hình hợp tác thời gian qua và đề xuất phương hướng, nội dung hợp tác trong thời gian tới nhằm phục vụ cho việc chuẩn bị kỳ họp Ủy ban Liên chính phủ Việt Nam - Ucraina lần thứ 11 tại Hà Nội. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có ý kiến như sau:
1. Tình hình hợp tác
Từ ngày Bạn thay đổi thể chế, hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp giữa hai nước rất hạn chế: kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa nông lâm sản, thực phẩm không đáng kể, các hoạt động đầu tư, hợp tác khoa học - công nghệ không tiến triển. Nhưng tiềm năng và nhu cầu của hai nước có thể thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực sau đây:
- Về thương mại: Các loại hàng hóa nông sản và hoa quả nhiệt đới Việt Nam vẫn là mặt hàng được Ucraina ưa chuộng và là thế mạnh của Việt Nam xuất khẩu sang Ucraina. Ucraina là một thị trường lớn, lại có quan hệ rất chặt chẽ với các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ, đây là một thị trường lớn cần đầu tư để phát triển. Việt Nam có thể xuất khẩu gạo, chè, cà phê, hạt tiêu, cao su, hoa quả … và nhập khẩu từ Ucraina lúa mì, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc nông nghiệp …
- Về đầu tư: Xây dựng các xí nghiệp liên doanh tại Ucraina để sản xuất, chế biến và cung cấp cà phê, chè, hoa quả hộp cho thị trường Ucraina và các nước lân cận.
- Về hợp tác nghiên cứu: Các Viện nghiên cứu Ucraina có nhiều đề tài nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực nông nghiệp có thể áp dụng được ở Việt Nam. Các nhà khoa học Ucraina có trình độ chuyên môn cao. Tuy nhiên để việc hợp tác có hiệu quả, rất cần sự hỗ trợ của Chính phủ hai nước.
2. Đề xuất
- Hai bên xem xét khả năng ký Thỏa thuận khung về hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp giữa hai nước.
- Xem xét khả năng ký kết Thỏa thuận về công nhận lẫn nhau kết quả kiểm tra, kiểm nghiệm chất lượng nông lâm sản và thủy sản.
- Xem xét khả năng thành lập công viên công nghệ liên doanh Ucraina - Việt Nam để triển khai dự án trong lĩnh vực công nghệ sinh học và sản xuất các chế phẩm vi sinh trong lĩnh vực thú y; Hợp tác trao đổi nguồn gen, giống vật nuôi, nguyên liệu thức ăn chăn nuôi.
- Hợp tác nuôi cá nước ngọt, quản lý nghề cá hồ chứa và phát triển nuôi cá tại các vùng miền núi Việt Nam.
- Hợp tác xuất khẩu cây ăn quả, rau, chè, cà phê vào thị trường Ucraina.
- Trao đổi thông tin về những quy định trong lĩnh vực kiểm dịch động vật và kiểm dịch thực vật, trao đổi mẫu giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật cũng như danh mục dịch hại kiểm dịch thực vật.
- Hợp tác chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ, hợp tác điều tra quy hoạch rừng, lâm học, nghiên cứu cơ lý tính của gỗ. Đào tạo cán bộ lâm nghiệp.
- Hợp tác về giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực nông nghiệp, trao đổi chuyên gia, cán bộ, trao đổi đào tạo sinh viên về lĩnh vực nông nghiệp.
Trên đây là tình hình và phương pháp hợp tác với Ucraina, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xin gửi tới quý cơ quan để tổng hợp xây dựng chương trình nghị sự cho khóa họp.
Nơi nhận:
| KT. BỘ TRƯỞNG |