Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Công văn 357/BNN-QLCL của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn trọng tâm công tác quản lý chất lượng năm 2012
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Công văn 357/BNN-QLCL
Cơ quan ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 357/BNN-QLCL | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn | Người ký: | Nguyễn Thị Xuân Thu |
Ngày ban hành: | 17/02/2012 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Nông nghiệp-Lâm nghiệp |
tải Công văn 357/BNN-QLCL
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 357/BNN-QLCL | Hà Nội, ngày 17 tháng 02 năm 2012 |
Kính gửi: Sở NN&PTNT các tỉnh, thành phố trực thuộc TW
Năm 2011, Ngành Nông nghiệp và PTNT đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách được cụ thể hóa bằng các văn bản quy phạm pháp luật về công tác quản lý chất lượng VTNN, nông lâm thủy sản và đã nhận được sự đồng tình ủng hộ của địa phương, doanh nghiệp, người dân; các đơn vị thuộc Bộ và các tỉnh/thành phố đã nỗ lực triển khai tạo sự chuyển biến quan trọng ban đầu về chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản. Tuy nhiên, công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản ở nhiều địa phương chưa có sự chuyển biến rõ rệt so với các năm trước.
Trong năm 2012, công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản tiếp tục là nhiệm vụ trọng tâm của Bộ Nông nghiệp và PTNT cũng như nhiệm vụ lâu dài của ngành nông nghiệp. Để tạo sự chuyển biến mạnh mẽ và bền vững về chất lượng và vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm đề nghị các Sở Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo triển khai các nhiệm vụ trọng tâm sau:
1. Rà soát, quy định chức năng, nhiệm vụ, phân công trách nhiệm cụ thể về công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản cho các đơn vị trực thuộc Sở.
Làm rõ chức năng nhiệm vụ và mối quan hệ công tác của Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản như là đơn vị đầu mối tham mưu giúp Sở triển khai công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản để quy định phân công rõ giữa các đơn vị trực thuộc Sở (tham khảo Quyết định số 3408/QĐ-BNN-QLCL ngày 20/12/2010 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về phân công tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản).
2. Xây dựng trình cấp có thẩm quyền ban hành quy định phân cấp, cơ chế phối hợp giữa Trung ương - tỉnh/thành phố - huyện - xã và các ngành có liên quan trong công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản.
Việc phân cấp căn cứ theo quy định nêu tại Điều 5 Thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT, điều kiện thực tế của địa phương và đảm bảo nguyên tắc một cơ sở sản xuất kinh doanh chỉ chịu sự kiểm tra bởi một cơ quan được phân công, trường hợp cơ sở sản xuất kinh doanh nhiều loại sản phẩm, hàng hóa thì có cơ chế phối hợp để cùng triển khai.
3. Đẩy mạnh triển khai và nhân rộng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến (VietGAP, GMP, HACCP …), đẩy mạnh việc tổ chức sản xuất có xác nhận nhằm tăng giá trị sản phẩm nông lâm thủy sản.
Ưu tiên nguồn lực (kinh phí và nhân lực) cho hướng dẫn các cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến; xây dựng các mô hình kiểm soát an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc theo chuỗi từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ (tập trung vào các sản phẩm có nguy cơ cao và địa bàn trọng điểm sản xuất, tiêu thụ sản phẩm). Phổ biến nhân rộng các mô hình áp dụng hiệu quả đến các cơ sở sản xuất kinh doanh khác tại địa phương để học tập kinh nghiệm.
4. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản.
- Tổ chức thực hiện việc tổng điều tra, thống kê lập danh sách, lập hồ sơ doanh nghiệp; kiểm tra đánh giá, phân loại cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp, nông lâm thủy sản tại địa phương theo Thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT ngày 29/3/2011 và Thông tư số 53/2011/TT-BNNPTNT ngày 2/8/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Công bố công khai kết quả đánh giá, xếp loại cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản trên các phương tiện thông tin đại chúng tại địa phương. Áp dụng biện pháp xử lý nghiêm theo quy định đối với các trường hợp vi phạm;
- Việc triển khai kiểm tra cần có trọng tâm và trọng điểm. Đối với các địa phương chưa triển khai thực hiện Thông tư 14/2011/TT-BNNPTNT thì cần triển khai thí điểm đối với sản phẩm chủ lực, địa bàn trọng điểm của địa phương, từng bước rút kinh nghiệm và triển khai thực hiện trên diện rộng;
5. Chấn chỉnh việc kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm, sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản phải tuân thủ quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm.
6. Nghiêm chỉnh thực hiện chế độ thông tin báo cáo của Bộ, đề xuất khó khăn, vướng mắc để Bộ kịp thời tháo gỡ, giải quyết.
Bộ Nông nghiệp và PTNT yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh chỉ đạo, tổ chức triển khai và báo cáo kết quả triển khai về Bộ (qua Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản) theo công văn hướng dẫn số 369/BNN-QLCL ngày 4/2/2010 của Bộ Nông nghiệp và PTNT và bổ sung thông tin theo Phụ lục 1, 2 kèm theo.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
PHỤ LỤC 1
TỔNG HỢP THÔNG TIN VỀ THỐNG KÊ, KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ PHÂN LOẠI CƠ SỞ SẢN XUẤT KINH DOANH VTNN VÀ NÔNG LÂM THỦY SẢN
(Kèm theo công văn số 357/BNN-QLCL ngày 17/02/2012 của Bộ Nông nghiệp và PTNT)
(Dành cho báo cáo định kỳ hàng tháng)
TT | Loại hình cơ sở* | Số cơ sở được thống kê | Số cơ sở được KT và kết quả phân loại | Số cơ sở loại C được tái KT và kết quả phân loại | |||||
Tổng | A | B | C | Tổng | Lên A/B | C | |||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú: * Báo cáo cho từng loại hình cơ sở sản xuất kinh doanh kiểm tra đánh giá, phân loại theo Thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT
PHỤ LỤC 2
THÔNG TIN VỀ CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH THỰC PHẨM NÔNG LÂM THỦY SẢN ÁP DỤNG HỆ THỐNG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG, ATTP (VIETGAP, VIETGAHP, GAQP, GMP, HACCP, ISO 22000)
(Kèm theo công văn số 357/BNN-QLCL ngày 17/02/2012 của Bộ Nông nghiệp và PTNT)
(Dành cho báo cáo định kỳ hàng tháng)
TT | Loại hình cơ sở* | Số cơ sở được thống kê/ đánh giá | Số cơ sở áp dụng hệ thống quản lý chất lượng** | |||||
VietGAP | VietGAHP | GAqP | GMP | HACCP | ISO22000 | |||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú:
* Báo cáo cho từng loại hình cơ sở sản xuất kinh doanh kiểm tra đánh giá, phân loại theo Thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT
** Tổng hợp từ kết quả đánh giá hệ thống chất lượng theo Thông tư 14/2011/TT-BNNPTNT.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem Văn bản gốc.
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây