Công văn 3435/BNN-TCLN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc báo cáo tình hình nghiên cứu và phát triển cây Cọc rào (Jatropha curcas L.) ở Việt Nam

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Ghi chú

thuộc tính Công văn 3435/BNN-TCLN

Công văn 3435/BNN-TCLN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc báo cáo tình hình nghiên cứu và phát triển cây Cọc rào (Jatropha curcas L.) ở Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thônSố công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:3435/BNN-TCLNNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Công vănNgười ký:Bùi Bá Bổng
Ngày ban hành:21/10/2010Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Nông nghiệp-Lâm nghiệp
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

 

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
----------------------
Số: 3435/BNN-TCLN
V/v: báo cáo tình hình nghiên cứu và phát triển cây Cọc rào (Jatropha curcas L.) ở Việt Nam 
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------------------------
Hà Nội, ngày 21 tháng 10 năm 2010
Kính gửi: Thủ tướng Chính phủ
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng tại văn bản số 1005/VPCP-KTN ngày 26/8/2010 của Văn phòng Chính phủ về tình hình phát triển cây Jatropha ở Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo như sau:
Theo Đề án Phát triển nhiên liệu sinh học đến năm 2015 và tầm nhìn 2025 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 177/2007/QĐ-TTg ngày 20/11/2007, trong giai đoạn 2011 - 2015 sẽ phát triển mạnh sản xuất và sử dụng nhiên liệu sinh học để thay thế một phần nhiên liệu truyền thống, mở rộng mạng lưới phân phối phục vụ giao thông và các sản xuất công nghiệp khác, đảm bảo cung cấp đủ và đa dạng hóa nguồn nguyên liệu cho quá trình chuyển hóa sinh khối thành nhiên liệu sinh học.
Đối với nước ta, trong số những loài cây có khả năng sản xuất diesel sinh học thì cây Cọc rào (Jatropha curcas L.) được chú ý hơn cả do dễ trồng, biên độ sinh thái rộng, khả năng chống chịu tốt và hàm lượng dầu trong hạt khá cao. Vì vậy, ngày 19/6/2008 Bộ Nông nghiệp và PTNT đã có Quyết định số 1842/QĐ-BNN-LN phê duyệt Đề án “Nghiên cứu, phát triển và sử dụng sản phẩm cây Cọc rào (Jatropha curcas L.) ở Việt Nam giai đoạn 2008 - 2015 và tầm nhìn đến năm 2025”.
Sau 2 năm thực hiện Đề án, đã có những kết quả bước đầu được ghi nhận, nhưng cũng xuất hiện một số khó khăn, bất cập trong việc nghiên cứu, gây trồng cây Cọc rào cần được xem xét điều chỉnh và giải quyết. Cụ thể như sau:
1. Thực trạng về nghiên cứu:
Mặc dù việc nghiên cứu về cây Cọc rào ở Việt Nam còn khá mới mẻ, song trong những năm gần đây, một số cơ quan và doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư nghiên cứu và thử nghiệm với những kết quả bước đầu khả quan.
1.1. Nghiên cứu về giống cây Cọc rào
- Từ năm 2007, Trung tâm Công nghệ sinh học (thuộc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam) đã triển khai đề tài “Nghiên cứu gây trồng phát triển cây Cọc rào (Jatropha curcas)”; đến nay đã thu thập được 8 xuất xứ Cọc rào (4 xuất xứ ở trong nước và 4 xuất xứ nhập từ nước ngoài) đồng thời đã tuyển chọn được 29 cây trội với các đặc tính vượt trội về sinh trưởng, năng xuất hạt từ 2,5 - 5,0 kg/cây và hàm lượng dầu trong hạt đạt 25-39%, nhưng theo kết quả theo dõi của đề tài: cây mẹ có năng suất cao lại không trùng với cây mẹ có hàm lượng dầu cao. Đơn vị này cũng phối hợp với Công ty GreenEnergy Việt Nam nghiên cứu trồng thử nghiệm tại nhiều tỉnh với tổng diện tích là 38 ha. Trong các mô hình thử nghiệm đã tiến hành áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh nhằm nâng cao năng suất 15% so với ban đầu.
- Trường Đại học Thành Tây cũng đang thực hiện đề tài “Chọn tạo giống và nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật phát triển cây Cọc rào thành vùng nguyên liệu sản xuất diesel sinh học”. Nhà trường đang nghiên cứu khảo nghiệm các xuất xứ giống có năng suất cao của Việt Nam (40-50 xuất xứ) và một số nước trong khu vực như Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ, Malaixia, Indonexia (5 xuất xứ) nhằm đánh giá năng suất và trồng thử nghiệm ở một số tỉnh (vùng sinh thái khác nhau) của Việt Nam. Trường đã và đang trồng giống Ưu tuyển số 6 của Quảng Tây và giống nhập từ Côn Minh (Trung Quốc) trên diện tích khá lớn ở Lạng Sơn. Trường cũng nghiên cứu kỹ thuật giâm hom và nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô. Trường Đại học Thành Tây đã xây dựng vườn giống từ giai đoạn cuối năm 2007 và hiện nay đang bắt đầu thu hạt.
- Công ty Cổ phần Đầu tư và phát triển Lũng Lô 5: đang thực hiện dự án “Phát triển vùng chuyên canh cây Ba đậu nam (Cọc rào) và xây dựng nhà máy chế biến nhiên liệu sinh học, phụ phẩm kèm theo tại địa bàn tỉnh Quảng Trị ; Năm 2008, Công ty đã tiến hành nhập các giống Cọc rào từ một số quốc gia trong khu vực, dưới sự hợp tác giúp đỡ của chuyên gia Nhật bản, hiện nay đã tạo được vườn ươm diện tích trên 1ha với số lượng hàng vạn cây giống. Đơn vị này hiện đang chuẩn bị giai đoạn trồng thử nghiệm.
- Viện nghiên cứu Dầu và cây có Dầu (Bộ Công Thương) hiện đã và đang triển khai đề tài “Nghiên cứu khả năng thích nghi của các giống Jatropha sử dụng làm nguyên liệu để sản xuất dầu biodiesel” từ năm 2007 tới nay; Đã thu thập và khảo nghiệm tập đoàn gồm 41 mẫu giống trong và ngoài nước như: Úc, Pháp, Ấn Độ, Brazin, Indonesia, Lào, Thái Lan, Trung Quốc tại vườn lưu giữ tập đoàn tại Tây Ninh. Hàm lượng dầu của các mẫu giống từ 33-39% (ở ẩm độ hạt là 5%). Đã bố trí khảo nghiệm giống tại vùng Đông Nam Bộ và Duyên hải Miền Trung đồng thời tiến hành rất nhiều các nghiên cứu thử nghiệm về trồng trọt và kỹ thuật chăm sóc (kỹ thuật tạo tán, mật độ trồng, chế độ bón phân, chế độ tưới nước, các biện pháp kỹ thuật giâm cành Cọc rào). Viện đang hợp tác với số 1 đơn vị của Ấn Độ và CHLB Đức trong lĩnh vực nghiên cứu chọn tạo giống, kỹ thuật canh tác và chế biến các sản phẩm từ Cọc rào.
Để phục vụ nghiên cứu thử nghiệm, từ năm 2008 đến 2010, Tổng cục Lâm nghiệp đã cấp giấy phép cho 07 đơn vị nhập giống để trồng khảo nghiệm cây Cọc rào với số lượng là 28.608 kg.
Ngoài những đơn vị kể trên còn một số đơn vị khác ở các tỉnh cũng tham gia vào việc nghiên cứu, thử nghiệm trồng Cọc rào. Song, vấn đề quan trọng nhất đang được đặt ra là cần phải lựa chọn được giống cho năng suất hạt và hàm lượng dầu cao, thích nghi được với các điều kiện sinh thái khác nhau và có thể gây trồng trên diện rộng với năng suất ổn định.
1.2. Nghiên cứu về tạo dầu diesel sinh học
Viện Sinh học nhiệt đới (Viện KHCN Việt Nam) đã nghiên cứu chiết xuất thành công dầu diesel từ hạt dầu mè (Cọc rào) với tỷ lệ dầu tới 32-37%.
Trong 2 năm vừa qua Viện Hóa học công nghiệp Việt Nam cũng đã thử nghiệm đánh giá về thành phần của dầu chiết từ cây Cọc rào có từ nhiều xuất xứ khác nhau và ở nhiều vùng sinh thái khác nhau. Bằng cách sử dụng công nghệ este hóa chéo đã chế tạo được 2 mẫu biodiesel với hiệu suất trên 96%. Các mẫu biodiesel thu được có các tính chất nhiên liệu chính có thể đáp ứng tiêu chuẩn theo dự thảo TCVN về nhiên liệu sinh học gốc B100.
Ngày 09/7/2009, Bộ Công thương đã có Quyết định số 3477/QĐ-BCT phê duyệt đề án “Hoàn thiện công nghệ và xây dựng mô hình hệ thống thiết bị sản xuất thử nghiệm dầu diesel sinh học gốc B100 từ hạt cây Jatropha” cho Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển Lũng Lô 5 thực hiện từ năm 2010 - 2012.
Những nghiên cứu khác về sản xuất biodiesel từ cây Cọc rào ở Việt Nam nhìn chung mới đang ở giai đoạn quy mô phòng thí nghiệm bởi thực chất chúng ta chưa có nguồn nguyên liệu. Hơn nữa việc quan tâm đến cây Cọc rào để lấy dầu cũng mới chỉ bắt đầu trong khoảng 5 - 6 năm trở lại đây. Tuy nhiên, Việt Nam có thể áp dụng công nghệ đã được hoàn thiện ở nhiều quốc gia và tập trung vào giải quyết vấn đề cải tiến công nghệ, nâng cao hiệu suất và hạ giá thành sản phẩm.
2. Thực trạng về gây trồng cây Cọc rào (Jatropha):
Theo tổng hợp số liệu báo cáo của 49 tỉnh gửi về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đến thời điểm tháng 9 năm 2010, đã có hàng chục doanh nghiệp trong và ngoài nước xúc tiến xây dựng các dự án đầu tư trồng cây Cọc rào ở nhiều tỉnh. Trong đó, có khoảng hơn 10 Công ty đã gây trồng (phần lớn quy mô nhỏ) để thăm dò với tổng diện tích đã trồng cây Cọc rào ở Việt Nam là 3.358,8 ha trên địa bàn 19 tỉnh (Có biểu thống kê kèm theo). Còn một số diện tích do dân tự trồng phân tán, làm hàng rào, … không thống kê được.    
Tuy nhiên, phần lớn cây trồng mới được từ 2 - 3 năm tuổi, nghĩa là bắt đầu cho thu hoạch nên chưa có các đánh giá về năng suất cũng như hàm lượng dầu ở hạt một cách ổn định, cần phải có thêm thời gian 2-3 năm nữa mới có đủ các dẫn liệu ban đầu về năng suất cũng như chất lượng nguyên liệu.
Mặc dù theo các tài liệu nghiên cứu ở một số quốc gia trên Thế giới như Mỹ, Úc, đã có thông tin có giống đạt năng suất từ 15-20 tấn/ha/năm. Tuy vậy, nghiên cứu ở Ấn Độ cho thấy trong 3 năm đầu chưa thể đạt năng suất 1 tấn/ha/năm. Trên các diện tích trồng thử nghiệm hiện nay ở Việt Nam mới chỉ đặt ra mục tiêu năng suất (hạt) từ 5-6 tấn/ha/năm, nhưng thực tế gây trồng trong thời gian qua cho thấy năng suất chưa đạt như mong muốn. Một số mô hình thử nghiệm của các xuất xứ giống khác nhau được trồng trên các vùng sinh thái khác nhau của Trung tâm Công nghệ sinh học Lâm nghiệp (Viện KHLN Việt Nam) và nhiều đơn vị khác cũng mới được tiến hành từ đầu năm 2008 nên kết quả đánh giá chỉ đạt ở các chỉ tiêu như tỷ lệ sống, số cành nhánh tạo ra sau một thời gian trồng, tỷ lệ cây ra hoa,… Bên cạnh đó, kỹ thuật canh tác chưa được đề cập và ứng dụng, người dân không biết cách chăm sóc, chưa được hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật lâm sinh cần thiết (như mật độ trồng, kỹ thuật tạo tán, chế độ bón phân, tưới nước, phòng trừ sâu bệnh hại,…) để nâng cao năng suất cây trồng.
Trong tổng số 3.358,8 ha đã trồng cây Cọc rào (bao gồm nhiều giống khác nhau), có tới 2.473 ha do Công ty Núi Đầu trồng tại Tràng Định (Lạng Sơn), nhưng qua kiểm tra sản xuất của Bộ Nông nghiệp và PTNT năm 2009 cho thấy phần lớn cây sinh trưởng kém, cây non (trồng từ hạt) bị sâu bọ cắn, phá, tỷ lệ cây chết nhiều, … Các diện tích còn lại của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trồng ở các tỉnh hầu như chưa có đánh giá kết quả.
Về thị trường tiêu thụ: Hiện tại, một lượng nhỏ nguyên liệu (hạt) Cọc rào thu được trong tự nhiên (mọc dại) và trong các mô hình trồng hiện nay đang được bán sang Trung Quốc với giá từ 3.200 - 3.500 đ/kg, (theo năng suất dự kiến 3 tấn hạt/ha/năm thì thu nhập bình quân khoảng 10 triệu VNĐ/ha/năm). Tuy nhiên, nếu chỉ bán hạt mà không tính đến các giá trị khác từ cây Cọc rào (ép dầu thô, nghiên cứu sản xuất các sản phẩm khác như: phân bón, chế biến thức ăn chăn nuôi, làm dược liệu,…) thì giá trị thu nhập từ loài cây này chưa thực sự hấp dẫn.
3. Đánh giá chung về thuận lợi, khó khăn trong nghiên cứu, phát triển cây Cọc rào ở Việt Nam:
3.1. Thuận lợi
1. Tiềm năng đất đai có thể tận dụng để phát triển trồng cây Cọc rào ở Việt Nam là khá lớn bao gồm: đất trống đồi núi trọc quy hoạch cho rừng sản xuất, đất bằng chưa sử dụng, đất vườn tạp cần được cải tạo, đất nương rẫy đang canh tác kém hiệu quả và diện tích trồng sắn, ngô trên đất dốc gây xói mòn nghiêm trọng cần chuyển đổi. Ngoài ra, còn những diện tích đất nông lâm kết hợp, đất chưa sử dụng, kể cả đất trồng cây phân tán cũng có thể trở thành tiềm năng trồng loài cây này.
2. Phát triển năng lượng sinh học đang ngày càng được Thế giới quan tâm. Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án “Phát triển nhiên liệu sinh học đến năm 2015 và tầm nhìn 2025”; Dự báo thị trường tiêu thụ trong nước và trên Thế giới có nhiều tín hiệu khả quan.
3.2. Những khó khăn, hạn chế:
Là một loài cây trồng còn khá mới mẻ nên trong Đề án phát triển của loại cây này chắc chắn sẽ gặp phải không ít khó khăn.
1. Hiện tại Việt Nam chưa lựa chọn được giống Cọc rào ưu tú. Cách làm hiện nay chưa tập trung, mỗi đơn vị đang sở hữu một số giống, nếu đem trồng ồ ạt sẽ dẫn đến giảm hiệu quả kinh tế.
2. Kinh nghiệm và kỹ thuật về trồng trọt, thâm canh loài này không nhiều nên chưa có sự đánh giá chính xác về năng suất, để từ đó đưa ra bài toán kinh tế cho việc phát triển loài này so với trồng các cây nông lâm nghiệp khác. Sau 2 năm trồng ồ ạt, hiện nay một số đơn vị đang gặp phải những vấn đề như tình hình sâu bệnh hại, kỹ thuật tạo tán, chăm sóc, thu hái quả (quả không chín đều theo vụ mà rải rác trong năm gây khó khăn trong thu hái), năng suất đạt thấp, … Nghĩa là các biện pháp kỹ thuật lâm sinh áp dụng cho điều kiện ở Việt Nam chưa được hoàn thiện.
3. Chưa có những nghiên cứu toàn diện để sử dụng tổng hợp các sản phẩm (dầu Diesel sinh học và các sản phẩm khác) từ cây Cọc rào để từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế sản phẩm (bài toán kinh tế đối với cây Cọc rào); vấn đề xử lý chất thải và công nghệ xử lý chất thải trong quá trình chế biến Biodiesel từ cây Cọc rào cũng chưa được đề cập.
4. Chưa có nghiên cứu mang tính tổng thể về chuỗi thị trường và tiềm năng hợp tác giữa các công ty trồng, chế biến Cọc rào, người nông dân và nhà tiêu thụ để phục vụ cho chính sách phát triển Cọc rào ở Việt Nam.
5. Đề án “Nghiên cứu, phát triển và sử dụng sản phẩm cây Cọc rào (Jatropha curcas L.) ở Việt Nam giai đoạn 2008-2015 và tầm nhìn đến năm 2025” ra đời ở thời điểm thị trường quốc tế và giá cả nguyên liệu có bước tăng trưởng nóng (Dầu thô tăng giá liên tục từ năm 2001 giá 1 thùng dầu thô trên thế giới là 20 USD, đến tháng 6 năm 2007 là 70 USD/thùng, đến tháng 11/2007 đã đạt xấp xỉ 100 USD/thùng, và đến tháng 5 năm 2008 đã vượt mức 130USD/thùng, nay chỉ còn ở mức khoảng 80USD/thùng và đi vào ổn định). Cùng với sự thổi phồng của thông tin báo chí về ưu thế của loài cây này, dẫn đến nhiều tổ chức, doanh nghiệp cá nhân đầu tư trồng cây Cọc rào trên diện rộng mà chưa tính toán kỹ đến các yếu tố giống, kỹ thuật, thị trường tiêu thụ.
4. Đánh giá và kiến nghị của Bộ Nông nghiệp và PTNT:
Theo Đề án “Nghiên cứu, phát triển và sử dụng sản phẩm cây Cọc rào (Jatropha curcas L.) ở Việt Nam giai đoạn 2008-2015, tầm nhìn đến 2025” của Bộ Nông nghiệp và PTNT:
- Về quỹ đất để trồng cây Cọc rào: chỉ xác định 4 vùng sinh thái có lợi thế cạnh tranh để trồng cây Cọc rào là Tây Bắc, Đông Bắc, Bắc Trung bộ và duyên hải Nam Trung bộ.
- Về mục tiêu giai đoạn 2008-2010: chỉ triển khai nghiên cứu, trồng thử nghiệm, khảo nghiệm và sản xuất thử, xây dựng cơ chế chính sách.
- Bên cạnh tính khả thi, Đề án cũng đã đưa ra dự báo về rủi ro (về vấn đề kỹ thuật tạo giống, trồng chăm sóc cây Jatropha và về giá cả kinh doanh của mặt hàng diesel sinh học).
Trên thực tế diện tích trồng cây Cọc rào chưa nhiều, chủ yếu do các tổ chức, doanh nghiệp trồng thử nghiệm, còn lại là các diện tích nhỏ trồng phân tán (chủ yếu làm hàng rào) trong dân. Tuy nhiên, do những khó khăn, hạn chế như đã nêu, Bộ Nông nghiệp và PTNT dự kiến sẽ điều chỉnh mục tiêu của Đề án “Nghiên cứu, phát triển và sử dụng sản phẩm cây Cọc rào (Jatropha curcas L.) ở Việt Nam giai đoạn 2008 - 2015, tầm nhìn đến 2025”, đồng thời đề nghị các địa phương chỉ cho phép triển khai mở rộng gây trồng khi có các kết quả nghiên cứu, khảo nghiệm thành công./.
    
Nơi nhận:
- Như trên;
- Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng;
- Bộ trưởng;
- VPCP;
- Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Tổng cục V-Bộ Công an;
- Lưu: VT, TCLN.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Bùi Bá Bổng
 
Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi