Công văn 3237/BNN-TCLN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc xây dựng kế hoạch khai thác gỗ rừng tự nhiên trong nước

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Ghi chú

thuộc tính Công văn 3237/BNN-TCLN

Công văn 3237/BNN-TCLN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc xây dựng kế hoạch khai thác gỗ rừng tự nhiên trong nước
Cơ quan ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thônSố công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:3237/BNN-TCLNNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Công vănNgười ký:Hứa Đức Nhị
Ngày ban hành:06/10/2010Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Nông nghiệp-Lâm nghiệp
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3237/BNN-TCLN
V/v xây dựng kế hoạch khai thác gỗ rừng tự nhiên trong nước

Hà Nội, ngày 06 tháng 10 năm 2010

 

Kính gửi: Thủ tướng Chính phủ.

Thực hiện Quy chế quản lý rừng ban hành kèm theo Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ, ngày 16/8/2010 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có văn bản số 2613/BNN-TCLN đề nghị Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hạn mức khai thác năm 2011 cho các địa phương là 200.000 m³. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xin giải trình về cơ sở xác định khối lượng gỗ khai thác trên như sau:

1. Về khả năng cung cấp gỗ từ rừng tự nhiên

Theo kết quả theo dõi diễn biến tài nguyên rừng công bố tại Quyết định số 2140/QĐ-BNN-TCLN ngày 09/8/2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thì trên địa bàn cả nước có 10,3 triệu ha rừng tự nhiên, trong đó: rừng đặc dụng 1,92 triệu ha; rừng phòng hộ 4,24 triệu ha; rừng sản xuất 4,14 triệu ha. Thực hiện quy chế quản lý rừng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo việc khai thác rừng tự nhiên như sau:

- Đối với rừng đặc dụng: Không tổ chức khai thác, chỉ tập trung quản lý, bảo vệ chặt chẽ để khôi phục các hệ sinh thái rừng thông qua việc thực hiện một số hoạt động lâm sinh cần thiết.

- Đối với rừng phòng hộ: Về cơ bản cũng không khai thác, chủ yếu là quản lý, bảo vệ để duy trì khả năng phòng hộ của rừng, chỉ thực hiện khai thác ở mức độ thấp trên diện tích đã giao cho cộng đồng dân cư quản lý, để hỗ trợ cho nhu cầu tại chỗ của cộng đồng.

- Đối với rừng sản xuất: Chỉ khai thác trên diện tích rừng thành thục.

Từ định hướng trên, để xác định khả năng cung cấp của rừng, Bộ Nông nghiệp chỉ tính toán đối với rừng sản xuất, cụ thể: Diện tích rừng đưa vào khai thác là rừng thành thục (rừng giàu hiện có và rừng trung bình sẽ đạt thành thục trong luân kỳ khoảng 730.000 ha, loại rừng này có trữ lượng trên 150 m3/ha), luân kỳ khai thác 35 năm thì mỗi năm khai thác ổn định khoảng 21.000 ha tương ứng khoảng 650.000m3 (bình quân khai thác 30 m3/ha). Như vậy, nếu khai thác hàng năm 200.000 m3 tương ứng khoảng 6.000 ha thì chỉ bằng 33% khả năng cung cấp của rừng sản xuất, do đó sẽ không lạm vào vốn rừng, đồng thời giải quyết được nhu cầu tiêu dùng trong nước.

2. Về mặt sinh trưởng và phát triển của rừng

Khai thác chọn gỗ rừng rừng tự nhiên là một trong những biện pháp lâm sinh để thúc đẩy rừng phát triển và với khai thác như quy định hiện nay: cường độ khai thác từ 20-30% trữ lượng rừng và số cây chặt tập trung vào các cây đã thành thục, già cỗi và chỉ tiến hành khai thác ở những lâm phần đã xây dựng phương án điều chế rừng, phương án quản lý rừng bền vững nên việc khai thác chọn trên không làm mất rừng, mà còn tạo điều kiện cho rừng sinh trưởng và phát triển, đồng thời vẫn đảm bảo được khả năng phòng hộ của rừng. Mặt khác, theo quy luật tự nhiên nếu không khai thác, những cây già cỗi sẽ bị chết gây lãng phí tài nguyên rừng, trong khi nhu cầu về nguyên liệu gỗ ngày càng tăng cao.

3. Về nhu cầu sử dụng gỗ hàng năm

Trong những năm gần đây hàng năm cả nước nhập khẩu bình quân từ 2,5 - 3 triệu m3 gỗ và khai thác gỗ rừng trồng trong nước từ 3,5 - 4 triệu m3. Khối lượng gỗ này chủ yếu phục vụ cho xuất khẩu, còn nhu cầu thiết yếu cho tiêu dùng của người dân miền núi, vùng đồng bằng sông Cửu Long và ven biển vẫn phải sử dụng chủ yếu vào nguồn gỗ khai thác từ rừng tự nhiên trong nước, vì những lý do: gỗ nhập khẩu giá cao, các doanh nghiệp nhập khẩu chủ yếu đảm bảo khối lượng sản xuất theo đơn hàng xuất khẩu sản phẩm; gỗ rừng trồng đa phần là loại gỗ nhỏ chủ yếu sử dụng vào nguyên liệu giấy, ván nhân tạo, không phù hợp với sản xuất đồ mộc, xây dựng nhà cửa và sản xuất thủ công mỹ nghệ.

Theo báo cáo của các địa phương và kết quả thống kê những năm gần đây việc sử dụng gỗ cho nhu cầu nội địa của người dân hàng năm trên cả nước khoảng 1.000.000 m3, trong đó:

- Làm nhà ở, sản xuất mộc dân dụng, đóng quan tài và các công trình dân sinh khác: 800.000 m3.

- Đóng mới và sửa chữa tàu thuyền cho nhân dân vùng biển, vùng đồng bằng sông Cửu Long: 100.000 m3.

- Phòng chống khắc phục hậu quả thiên tai: 50.000 m3.

- Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ: 50.000m3.

Với nhu cầu trên, hàng năm các nguồn gỗ do người dân khai thác trên diện tích rừng được giao, khai thác tận dụng trên diện tích rừng chuyển mục đích sử dụng, mua gỗ nhập khẩu, sử dụng gỗ rừng trồng phù hợp chỉ đáp ứng khoảng từ 60-70%, khối lượng còn thiếu vẫn phải sử dụng nguồn gỗ do các công ty lâm nghiệp khai thác chính từ những khu rừng đã xây dựng phương án điều chế rừng, phương án quản lý rừng bền vững cung cấp. Nếu không có nguồn gỗ này thì khó bù đắp những thiếu hụt về nhu cầu thực tế dẫn đến tình trạng khai thác gỗ bất hợp pháp, rất khó khăn trong công tác quản lý.

4. Về thực hiện thí điểm phương án quản lý rừng bền vững.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 455/VP-KTN ngày 20/4/2005 về thực hiện thí điểm Phương án quản lý rừng bền vững, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo xây 9 mô hình thí điểm. Vì vậy, trong dự kiến sản lượng khai thác hàng năm có cả khối lượng để đảm bảo cho việc thực hiện 9 mô hình thí điểm nêu trên và các đơn vị (gồm 100 đơn vị của 17 tỉnh) đang khai thác theo phương án điều chế rừng.

Từ những lý do trên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kính đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt khối lượng khai thác gỗ rừng tự nhiên năm 2011 là 200.000 m3 như đề nghị của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại văn bản số 2613/BNN-TCLN ngày 16 tháng 8 năm 2010.

Đồng thời với việc tổ chức khai thác theo sản lượng được duyệt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tổ chức sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện các mô hình quản lý rừng bền vững, trên cơ sở đó sẽ nhân ra diện rộng và trình Thủ tướng Chính phủ cho phép thực hiện chủ trương khai thác theo năng lực rừng theo phương án quản lý rừng bền vững được phê duyệt ở các năm tiếp theo.

Kính đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định./.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- VP Chính phủ;
- Lưu: VT, TCLN (4b).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Hứa Đức Nhị

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi