Công văn 233/BNN-KHCN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc xây dựng mô hình trình diễn một số giống ngô biến đổi gen

thuộc tính Công văn 233/BNN-KHCN

Công văn 233/BNN-KHCN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc xây dựng mô hình trình diễn một số giống ngô biến đổi gen
Cơ quan ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:233/BNN-KHCN
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Công văn
Người ký:Cao Đức Phát
Ngày ban hành:23/01/2014
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Nông nghiệp-Lâm nghiệp
 
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 233/BNN-KHCN
V/v Xây dựng mô hình trình diễn một số giống ngô biến đổi gen

Hà Nội, ngày 23 tháng 01 năm 2014

 

Kính gửi: Thủ tướng Chính phủ

Cây trồng biến đổi gen là một trong những thành tựu tiên tiến của công nghệ sinh học hiện đại trên toàn thế giới và đang được coi là một trong các giải pháp quan trọng toàn cầu trong việc bảo đảm an ninh lương thực, xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường và phát triển nguồn nhiên liệu sinh học. Tính đến năm 2012 là năm thứ 17 cây trồng biến đổi gen được trồng trên quy mô lớn và diện tích trên 170 triệu ha, tăng gấp 100 lần so với năm 1996 khi diện tích và quy mô chỉ ở 1,7 triệu ha. Hiện nay, trong tổng số 28 quốc gia trồng cây biến đổi gen thì 52% diện tích là ở các nước đang phát triển như Ấn Độ, Trung Quốc, Paraguay, Pakistan, Myanmar… với tốc độ tăng trưởng diện tích hàng năm khoảng 11%.

Tại Việt Nam, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 69/2010/NĐ-CP ngày 21/6/2010 về quản lý an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền và sản phẩm của sinh vật biến đổi gen; Nghị định số 108/2011/NĐ-CP ngày 30/11/2011 sửa đổi một số điều Nghị định số 69/2010/NĐ-CP và Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 quy định chi tiết một số điều của Luật An toàn thực phẩm. Ngoài ra, theo kế hoạch của "Chương trình trọng điểm phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2020" đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 11/2006/QĐ-TTg ngày 12/1/2006: đến năm 2014 một số giống cây biến đổi gen như bông, ngô, đậu tương sẽ được đưa vào sản xuất trên diện rộng.

Để thúc đẩy ứng dụng công nghệ sinh học hiện đại trong đó có cây trồng biến đổi gen vào sản xuất, năm 2011 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã cấp phép khảo nghiệm đánh giá ảnh hưởng đến môi trường và đa dạng sinh học của một số giống ngô biến đổi gen đã được thương mại hóa ở nhiều nước trên thế giới, cụ thể như sau:

- Công ty TNHH Syngenta Việt Nam khảo nghiệm ngô biến đổi gen kháng sâu đục thân, ngô biến đổi gen chống chịu thuốc trừ cỏ Glyphosate.

- Công ty TNHH Dekalb Việt Nam khảo nghiệm ngô biến đổi gen kháng sâu bộ cánh vảy, ngô biến đổi gen kháng thuốc trừ cỏ Roundup.

- Công ty TNHH Pioneer Hi-Bred Việt Nam khảo nghiệm ngô biến đổi gen kháng sâu bộ cánh phấn.

Đến nay, các khảo nghiệm đã kết thúc, kết quả khảo nghiệm đã được gửi lên Hội đồng an toàn sinh học ngành nông nghiệp đánh giá để tư vấn cho Bộ trưởng công nhận kết quả khảo nghiệm làm cơ sở đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét cấp Giấy Chứng nhận an toàn sinh học cho các giống nêu trên.

Trong thời gian chờ Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét cấp Giấy Chứng nhận an toàn sinh học cho một số giống ngô biến đổi gen đã khảo nghiệm tại Việt Nam, nhằm đánh giá hiệu quả của các giống ngô biến đổi gen trong sản xuất, trên cơ sở đề xuất của các công ty đã đăng ký cấp phép, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dự kiến triển khai một số mô hình trình diễn trồng ngô biến đổi gen tại một số vùng trồng ngô trọng điểm ở Việt Nam, cụ thể như sau:

- Mục tiêu: Giới thiệu thành tựu công nghệ sinh học hiện đại; hình thành mối liên kết, chia sẻ thông tin và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật tạo tiền đề ứng dụng giống ngô biến đổi gen trong thời gian sắp tới.

- Thời gian tiến hành: Quý I, Quý II năm 2014.

- Địa điểm: Sơn La, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Đaklak, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Tháp.

- Nội dung khảo nghiệm: các giống ngô đã đăng ký khảo nghiệm tại Việt Nam.

- Quy mô: từ 1,5 - 2ha/giống/mô hình.

- Nội dung an toàn sinh học: tuân thủ các yêu cầu an toàn sinh học như đối với giống cây trồng biến đổi gen chưa được cấp Giấy Chứng nhận an toàn sinh học.

Đồng thời, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng sẽ ban hành Thông tư quy định trình tự, thủ tục cấp và thu hồi Giấy xác nhận thực vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi và khẩn trương tiếp nhận hồ sơ, xem xét cấp Giấy xác nhận nếu đủ điều kiện để có thể sử dụng sản phẩm của mô hình trình diễn.

Kính trình Thủ tướng Chính phủ cho ý kiến chỉ đạo để Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sớm triển khai thực hiện./.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Bộ Y tế;
- Bộ Khoa học và Công nghệ;
- Lưu VT.

BỘ TRƯỞNG




Cao Đức Phát

 

Để được hỗ trợ dịch thuật văn bản này, Quý khách vui lòng nhấp vào nút dưới đây:

*Lưu ý: Chỉ hỗ trợ dịch thuật cho tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất