Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Công văn 1985/BNN-KL của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc kiểm tra tình hình sử dụng đất lâm nghiệp
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Công văn 1985/BNN-KL
Cơ quan ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 1985/BNN-KL | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn | Người ký: | Hứa Đức Nhị |
Ngày ban hành: | 10/07/2008 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Đất đai-Nhà ở, Nông nghiệp-Lâm nghiệp |
tải Công văn 1985/BNN-KL
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ NÔNG NGHIỆP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1985/BNN-KL | Hà Nội, ngày 10 tháng 7 năm 2008 |
Kính gửi: Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Trong thời gian qua, các địa phương đã tích cực triển khai nhiều kế hoạch, chương trình để tổ chức bảo vệ và phát triển có hiệu quả tài nguyên rừng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học và xóa đói giảm nghèo.... Tuy đạt được những kết quả quan trọng, song ở nhiều địa phương công tác lập, xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất lâm nghiệp, kế hoạch bảo vệ phát triển rừng còn nhiều hạn chế.
Nhằm nâng cao chất lượng xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng rừng và đất lâm nghiệp, bảo đảm tiến tới quản lý bảo vệ và phát triển bền vững 16,24 triệu ha diện tích rừng và đất lâm nghiệp theo Chiến lược bảo vệ và phát triển rừng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 18/2007/QĐ-TTg ngày 05/02/2007, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cấp ngành ở địa phương tổ chức thực hiện ngay việc kiểm tra tình hình sử dụng đất lâm nghiệp tại địa phương, theo bản kế hoạch và hướng dẫn kiểm tra tình hình sử dụng đất lâm nghiệp gửi kèm;
Báo cáo kết quả kiểm tra gửi về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trước ngày 30/9/2008, theo địa chỉ: Cục Kiểm lâm, Nhà A3, số 02 Ngọc Hà, Ba Đình- Hà Nội.
Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có các vấn đề vướng mắc, liên hệ theo số điện thoại: 04. 7340793; Fax: 04. 7335685./.
Nơi nhận:
| KT. BỘ TRƯỞNG |
KẾ HOẠCH
KIỂM TRA TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT LÂM NGHIỆP
(Ban hành kèm theo công văn số 1985 /BNN- KL ngày 10 tháng 7 năm 2008, của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Thực hiện Quyết định số 1191/QĐ-BNN- TCCB ngày 22/4/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc thành lập Ban chỉ đạo liên ngành và Tổ công tác kiểm tra tình hình sử dụng đất lâm nghiệp. Ban chỉ đạo liên ngành Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn các địa phương kiểm tra tình hình sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU VÀ ĐỐI TƯỢNG KIỂM TRA
1. Mục đích
Nhằm nâng cao chất lượng xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất lâm nghiệp, bảo đảm quản lý bảo vệ và phát triển bền vững 16,24 triệu ha diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp theo chiến lược bảo vệ và phát triển rừng đã đề ra, đợt kiểm tra tình hình sử dụng đất lâm nghiệp nhằm:
a) Đánh giá thực trạng tình hình sử dụng đất lâm nghiệp (bao gồm đất có rừng và đất chưa có rừng quy hoạch cho mục đích lâm nghiệp), thông qua việc thống kê, kiểm kê hiện trạng tài nguyên rừng gắn với thống kê, kiểm kê đất đai;
b) Kiểm tra đánh giá việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất lâm nghiệp gắn với mục đích sử dụng 3 loại rừng và việc thực hiện các chính sách của Đảng và Nhà nước về trong lĩnh vực lâm nghiệp;
c) Góp phần tổng hợp cơ sở dữ liệu quản lý tài nguyên rừng của địa phương và Trung ương, làm căn cứ điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất lâm nghiệp từ cơ sở và đề xuất điều chỉnh các chính sách liên quan cho phù hợp với thực tiễn.
2. Yêu cầu
a) Việc kiểm tra tình hình sử dụng đất lâm nghiệp đảm bảo khẩn trương và tuân thủ theo các tiêu chí được quy định trong thống kê, kiểm kê hiện trạng tài nguyên rừng gắn với thống kê, kiểm kê đất đai.
b) Kiểm tra hiện trạng quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp ở địa phương theo đơn vị hành chính từ cấp xã đến cấp huyện và tỉnh;
c) Thống nhất về phương pháp đánh giá; số liệu về quản lý rừng và đất chưa có rừng quy hoạch cho lâm nghiệp giữa ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và ngành Tài nguyên và Môi trường tại các địa phương;
d) Áp dụng công nghệ tiên tiến như công nghệ thông tin, hệ thống thông tin địa lý (GIS) và sử dụng bản đồ quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp, bản đồ hiện trạng tài nguyên rừng làm cơ sở kiểm tra, phân tích, cập nhật, thống kê và xử lý thông tin.
3. Đối tượng kiểm tra
Kiểm tra tình hình quản lý và sử dụng đất lâm nghiệp của Ủy ban nhân dân các cấp và chủ rừng. Riêng việc kiểm tra tình hình quản lý, sử dụng đất ở các lâm, nông trường quốc doanh được triển khai theo chỉ đạo tại văn bản số 954/BNN- ĐMDN ngày 11/4/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc thực hiện kiểm tra sắp xếp, đổi mới và quản lý sử dụng đất ở lâm, nông trường quốc doanh. Kết quả kiểm tra theo văn bản số 954/BNN- ĐMDN nêu trên được thống kê, cập nhật trong báo cáo chung.
II. NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
1. Nội dung kiểm tra
a) Kiểm tra tình hình quy hoạch và thực hiện quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp, theo nghị quyết của Quốc hội, quyết định của Thủ tướng Chính phủ, nghị quyết của Hội đồng nhân dân, quyết định của Uỷ ban nhân dân các cấp và kết quả thực hiện quy hoạch theo Chỉ thị số 38/2005/CT-TTg;
b) Kiểm tra tình hình sử dụng đất lâm nghiệp theo mục đích sử dụng của 03 loại rừng;
c) Kiểm tra tình hình sử dụng đất lâm nghiệp theo chủ quản lý, việc quản lý sử dụng và việc giao, cho thuê, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp;
d) Kiểm tra tình hình chuyển đổi mục đích sử dụng đất lâm nghiệp và chuyển đổi quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (theo hoặc không theo kế hoạch);
đ) Kiểm tra hồ sơ và các văn bản chỉ đạo liên quan đến công tác chỉ đạo, quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp;
e) Kiểm tra một số nội dung khác theo chuyên đề.
2. Phương pháp kiểm tra
a) Kiểm tra các văn bản chỉ đạo và hướng dẫn của các địa phương về việc quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp của địa phương mình.
b) Kiểm tra, so sánh, đối chiếu các số liệu thống kê hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn theo kết quả kiểm kê đất đai; số liệu kiểm kê, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng của các địa phương và các kết quả rà soát quy hoạch đất lâm nghiệp và các chương trình khác có liên quan. Thu thập, xử lý và sử dụng, kế thừa các thông tin từ các cơ quan chuyên ngành, đã có đến ngày 31/6/2008, về tình hình quy hoạch, quản lý và sử dụng đất lâm nghiệp.
c) Tổ chức kiểm tra thực tế tại một số điểm ở những khu vực có tình hình quản lý và sử dụng đất lâm nghiệp phức tạp; diện tích rừng và đất lâm nghiệp có nhiều biến động để bổ sung, nắm bắt được các mức độ khác nhau về tình hình quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp;
d) Tổng hợp, phân tích và đánh giá hiện trạng quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp và so sánh với quy hoạch sử dụng đất đai đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2006- 2010 theo quy hoạch, kế hoạch của địa phương, được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
đ) Tổng hợp, phân tích đánh giá các dữ liệu quy hoạch, quản lý và sử dụng đất lâm nghiệp và các vấn đề về quản lý được phát hiện; những ưu điểm, tồn tại và nguyên nhân trong quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp; những đề xuất uốn nắn tại cơ sở, địa phương, đơn vị và kiến nghị với cấp trên.
Cập nhật các thông tin vào hệ thống mẫu biểu (gửi kèm phần phụ lục) bao gồm:
- Biểu 01: Hiện trạng quy hoạch và sử dụng đất lâm nghiệp (tính đến ngày 31/6/2008) phân theo mục đích sử dụng của 3 loại rừng. Biểu này được cập nhật theo hiện trạng quy hoạch và tình hình sử dụng đất lâm nghiệp theo đơn vị hành chính từ cấp xã, thông qua việc thống kê, kiểm kê hiện trạng tài nguyên rừng gắn với thống kê, kiểm kê đất đai, theo mục đích sử dụng của 3 loại rừng và việc quản lý số liệu quy hoạch và sử dụng đất lâm nghiệp của ngành Tài nguyên và Môi trường và ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Biểu 02: Hiện trạng sử dụng diện tích đất lâm nghiệp phân theo chủ quản lý, sử dụng, biểu này được tập hợp từ kết quả theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, kết quả thống kê, kiểm kê hiện trạng tài nguyên rừng. Thực trạng các loại chủ quản lý sử dụng theo quy định tại Luật Bảo vệ và Phát triển rừng;
- Biểu 03: Thống kê tình hình giao đất, cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp. Biểu này thống kê thực trạng công tác giao, cho thuê đất lâm nghiệp theo các chủ quản lý sử dụng, phản ánh các đối tượng được giao đất lâm nghiệp theo quyết định giao hoặc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp;
- Biểu 04: Tình hình chuyển đổi mục đích sử dụng đất lâm nghiệp theo các nguyên nhân. Biểu này phản ánh việc chuyển đổi diện tích rừng và đất chưa có rừng quy hoạch cho lâm nghiệp bị chuyển đổi sang mục đích sử dụng ngoài lâm nghiệp và ngược lại các diện tích đất quy hoạch ngoài lâm nghiệp được sử dụng cho mục đích lâm nghiệp;
e) Tổng hợp, phân tích đánh giá các dữ liệu quy hoạch, quản lý và sử dụng đất lâm nghiệp thông qua hệ thống mẫu biểu và báo cáo đánh giá kết quả về tình hình quản lý và sử dụng đất lâm nghiệp theo các kết quả kiểm tra, đồng thời đề xuất các giải pháp quy hoạch, xây dựng chính sách phù hợp.
3. Kết quả kiểm tra
Trên cơ sở kết quả kiểm tra thực trạng quy hoạch, tình hình sử dụng đất lâm nghiệp theo từng chủ đề, Uỷ ban nhân dân tỉnh xây dựng báo cáo đánh giá những kết quả đạt được, phân tích nguyên nhân, tồn tại và đề xuất các giải pháp tháo gỡ trong quá trình lập quy hoạch, kế hoạch quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp và tổ chức thực hiện. Các báo cáo chuyên đề gồm:
a) Báo cáo đánh giá tình hình quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp;
b) Báo cáo kết quả sử dụng đất lâm nghiệp theo mục đích sử dụng của 03 loại rừng;
c) Báo cáo tình hình sử dụng đất lâm nghiệp theo các chủ quản lý, sử dụng rừng và tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp;
d) Báo cáo tình hình chuyển đổi mục đích sử dụng đất lâm nghiệp và chuyển đổi quy hoạch sử dụng đất từ kết quả kiểm kê chu kỳ III (2005) đến nay;
e) Báo cáo một số nội dung khác theo chuyên đề.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Trên cơ sở bản kế hoạch này, các địa phương chỉ đạo và tổ chức tự kiểm tra, cụ thể:
a) Đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo thực hiện kiểm tra công tác sử dụng đất lâm nghiệp trên phạm vi toàn tỉnh và từng đơn vị; báo cáo kết quả về tình hình quản lý và sử dụng đất lâm nghiệp về Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
b) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh phối kết hợp chặt chẽ và thống nhất các chỉ tiêu, nội dung trong quá trình rà soát giữa kết quả kiểm kê đất đai và kiểm kê, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng và các kết quả của chương trình khác có liên quan; tổ chức kiểm tra các công tác liên quan đến việc quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp.
Chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về toàn bộ công tác liên quan đến nội dung kiểm tra tại bản hướng dẫn này.
c) Chi cục Kiểm lâm làm cơ quan đầu mối để tổ chức thực hiện các nội dung theo bản kế hoạch và hướng dẫn này.
2. Ban chỉ đạo liên ngành và Tổ công tác kiểm tra tình hình sử dụng đất lâm nghiệp sẽ tổ chức các đoàn công tác trực tiếp kiểm tra tại một số địa phương, đơn vị và chủ rừng (có phụ lục bảng phân công các đoàn công tác và kế hoạch triển khai kèm theo). Để việc tổ chức kiểm tra tình hình sử dụng đất lâm nghiệp đạt hiệu quả đích thực, đề nghị các tỉnh:
a) Các tỉnh Hòa Bình, Sơn La và Cà Mau, Kiên Giang, Đồng Tháp, Long An, khẩn trương tổ chức triển khai kiểm tra điểm tại một số huyện trên địa bàn của tỉnh (hoàn thành vào cuối tháng 7/2008), Ban chỉ đạo liên ngành sẽ tiến hành kiểm tra tình hình sử dụng đất lâm nghiệp tại các địa phương này để rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện;
b) Các địa phương khác sớm triển khai thực hiện và hoàn thành vào trước ngày 30/9/2008.
Cuối đợt kiểm tra Ban chỉ đạo liên ngành tổng hợp kết quả kiểm tra tình hình sử dụng đất lâm nghiệp báo cáo hai Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn- Tài nguyên và Môi trường để báo cáo Thủ tướng Chính phủ./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
HỆ THỐNG MẪU BIỂU
KIỂM TRA TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT LÂM NGHIỆP
(Ban hành kèm theo công văn số : /BNN- KL, ngày tháng 7 năm 2008 của Bộ Nông nghiệp và PTNT)
Biểu 01: Hiện trạng quy hoạch và sử dụng đất lâm nghiệp (đến ngày 31/6/2008) phân theo mục đích sử dụng của 3 loại rừng
Đơn vị tính : 100 ha
Loại rừng và đất đai quy hoạch cho Lâm nghiệp | Hiện trạng quản lý, sử dụng theo hai ngành | Quy hoạch đã được địa phương phê duyệt | Định hướng quy hoạch của ngành NN | Định hướng quy hoạch của ngành TNMT | ||||
NN | TNMT | NN | TNMT | Năm 2010 | Chênh lệch HT | Năm 2010 | Chênh lệch HT | |
I. DIỆN TÍCH ĐẤT LÂM NGHIỆP |
|
|
|
|
|
|
|
|
1. Đất có rừng |
|
|
|
|
|
|
|
|
a. Rừng tự nhiên |
|
|
|
|
|
|
|
|
b. Rừng trồng |
|
|
|
|
|
|
|
|
2. Đất chưa có rừng |
|
|
|
|
|
|
|
|
a. IA; IB; IC |
|
|
|
|
|
|
|
|
b. Đất trồng lại rừng sau khai thác |
|
|
|
|
|
|
|
|
c. Đất phục hồi rừng và NLKH |
|
|
|
|
|
|
|
|
d. Đất khác |
|
|
|
|
|
|
|
|
II. MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG RỪNG |
|
|
|
|
|
|
|
|
1. Rừng phòng hộ |
|
|
|
|
|
|
|
|
a. Đất có rừng |
|
|
|
|
|
|
|
|
- Rừng tự nhiên |
|
|
|
|
|
|
|
|
- Rừng trồng |
|
|
|
|
|
|
|
|
b. Đất chưa có rừng |
|
|
|
|
|
|
|
|
- Đất khoanh nuôi phục hồi rừng |
|
|
|
|
|
|
|
|
- Đất để trồng rừng |
|
|
|
|
|
|
|
|
2. Rừng đặc dụng |
|
|
|
|
|
|
|
|
a. Đất có rừng |
|
|
|
|
|
|
|
|
- Rừng tự nhiên |
|
|
|
|
|
|
|
|
- Rừng trồng |
|
|
|
|
|
|
|
|
b. Đất chưa có rừng |
|
|
|
|
|
|
|
|
- Đất khoanh nuôi phục hồi rừng |
|
|
|
|
|
|
|
|
- Đất để trồng rừng |
|
|
|
|
|
|
|
|
3. Rừng sản xuất |
|
|
|
|
|
|
|
|
a. Đất có rừng |
|
|
|
|
|
|
|
|
- Rừng tự nhiên |
|
|
|
|
|
|
|
|
- Rừng trồng |
|
|
|
|
|
|
|
|
b. Đất chưa sử dụng |
|
|
|
|
|
|
|
|
- Đất khoanh nuôi phục hồi rừng |
|
|
|
|
|
|
|
|
- Đất để trồng rừng |
|
|
|
|
|
|
|
|
III. DIỆN TÍCH ĐẤT QUY HOẠCH CHO LÂM NGHIỆP ĐANG SỬ DỤNG CHO MỤC ĐÍCH KHÁC |
|
|
|
|
|
|
|
|
1. Trồng cây công nghiệp |
|
|
|
|
|
|
|
|
2. Canh tác nông nghiệp |
|
|
|
|
|
|
|
|
3. Nuôi trồng thủy sản |
|
|
|
|
|
|
|
|
4. Mục đích khác |
|
|
|
|
|
|
|
|
Biểu 02: Hiện trạng sử dụng diện tích đất lâm nghiệp phân theo chủ quản lý, sử dụng
Đơn vị tính: Ha
Loại đất, loại rừng | LĐ LR | Tổng diện tích | Doanh nghiệp nhà nước | BQLR Phòng hộ | BQLR Đặc dụng | Liên doanh | Hộ gia đình và cá nhân | Tập thể, cộng đồng | Đơn vị vũ trang | UBND các cấp |
A. DIỆN TÍCH ĐẤT CÓ RỪNG |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
I. Rừng tự nhiên |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1. Rừng gỗ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2. Rừng tre nứa |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3. Rừng hỗn giao |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4. Rừng ngập mặn |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5. Rừng núi đá |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
II. Rừng trồng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1. RT có trữ lượng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2. RT chưa có tr.lượng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3. Tre luồng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4. Cây đặc sản |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
B. ĐẤT CHƯA CÓ RỪNG QUY HOẠCH CHO LÂM NGHIỆP |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1. Ia (cỏ, lau lách) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2. Ib (cây bụi, gỗ, tre rải rác) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3. Ic (nhiều gỗ tái sinh...) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4. Núi đá không rừng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5. Bãi cát,lầy,đất bị xâm hại |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
6. Trồng cây công nghiệp |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
7. Canh tác nông nghiệp |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
8. Nuôi trồng thủy sản |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
9. Mục đích khác |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
TỔNG DIỆN TÍCH (A + B) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Biểu 03: Thống kê tình hình giao đất, cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp
Đơn vị tính: Ha
Tỉnh Huyện, xã | Tổng diện tích đã giao, cho thuê | Diện tích đất lâm nghiệp đã giao và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất | Cho thuê đất lâm nghiệp | UBND các cấp đang quản lý | ||||||||||||||||
DNNN | BQLR PHộ | BQLR ĐDụng | GĐình, CN | Cộng đồng | ĐVị vũ trang | Tổ chức khác | Tổ chức | GĐình, CN | ||||||||||||
DTích giao | DTích CGCN | DTích giao | DTích CGCN | DTích giao | DTích CGCN | DTích giao | DTích CGCN | DTích giao | DTích CGCN | DTích giao | DTích CGCN | DTích giao | DTích CGCN | DTích giao | DTích CGCN | DTích giao | DTích CGCN | |||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Biểu 04: Tình hình chuyển đổi mục đích sử dụng đất lâm nghiệp theo các nguyên nhân
Đơn vị tính: Ha
Loại rừng, đất đai chuyển đổi | Chuyển đổi ra khỏi quy hoạch cho mục đích lâm nghiệp | Chuyển đổi bổ sung quy hoạch cho mục đích lâm nghiệp | ||||||||
Tổng cộng | Nông nghiệp | Cây công nghiệp | Các công trình | Mục đích khác | Tổng cộng | Nông nghiệp | Cây công nghiệp | Các công trình | Mục đích khác | |
1. Rừng phòng hộ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
a. Đất có rừng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Rừng tự nhiên |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Rừng trồng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
b. Đất chưa có rừng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1. Rừng đặc dụng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
a. Đất có rừng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Rừng tự nhiên |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Rừng trồng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
b. Đất chưa có rừng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1. Rừng sản xuất |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
a. Đất có rừng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Rừng tự nhiên |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Rừng trồng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
b. Đất chưa có rừng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|