Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Công văn 1163/BNN-CB của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về điều hành nhập khẩu và tháo gỡ khó khăn cho các nhà máy đường
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Công văn 1163/BNN-CB
Cơ quan ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 1163/BNN-CB | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn | Người ký: | Diệp Kỉnh Tần |
Ngày ban hành: | 28/04/2011 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Xuất nhập khẩu, Nông nghiệp-Lâm nghiệp |
tải Công văn 1163/BNN-CB
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1163/BNN-CB | Hà Nội, ngày 28 tháng 04 năm 2011 |
Kính gửi: Bộ Công Thương.
Qua kết quả cuộc họp ngày 27/4/2011 giữa Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Công Thương, Bộ Tài chính và Hiệp hội Mía đường Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và PTNT nhất trí với các ý kiến đã thống nhất trong cuộc họp:
1. Về điều hành nhập khẩu đường theo HNTQ năm 2011
Vụ sản xuất mía đường 2010 - 2011 sẽ kết thúc vào cuối tháng 5/2011. Dự kiến cả vụ sẽ ép được khoảng 12,2 triệu tấn mía, sản xuất được khoảng 1,1 tấn đường, cao hơn vụ trước 200.000 tấn. Số lượng sản xuất được so với nhu cầu tiêu dùng đường trong nước vẫn thiếu trên 200.000 tấn, chưa kể đến nhu cầu dùng đường còn tăng thêm do các ngành sản xuất sữa, nước ngọt... năm 2011 tăng trưởng cao. Vì vậy, công tác dự báo cung cầu năm 2011 và việc điều hành cấp HNTQ nhập khẩu đường năm 2011 với số lượng 250.000 tấn là phù hợp.
2. Về tình hình tiêu thụ đường
- Việc bán đường của các nhà máy 4 tháng đầu năm 2011 diễn biến bình thường. Tổng số lượng đường đã bán từ đầu năm đến 15/4/2011 là 468.000 tấn, cao hơn cùng kỳ năm trước 80.000 tấn.
- Lượng đường nhập khẩu 4 tháng đầu năm 2011 là 53.000 tấn, thấp hơn cùng kỳ năm trước 31.000 tấn.
3. Về cân đối cung cầu đường từ nay đến hết tháng 7 năm 2011
Đến ngày 15/4/2011, các nhà máy đường còn tồn kho 525.000 tấn. Lượng đường sản xuất từ nay đến hết vụ dự kiến được 80.000 tấn. Lượng đường các doanh nghiệp đã ký hợp đồng, mở LC nhưng hàng chưa về là 77.000 tấn. Như vậy, tổng lượng đường có là 682.000 tấn, đảm bảo cung cấp đủ cho nhu cầu sử dụng đường trong nước đến tháng 9 năm 2011.
Tuy vậy, hiện nay các nhà máy đường đang gặp khó khăn, giá bán đường giảm so với tháng trước từ 500đ đến 1.000 đ/kg tùy theo khu vực. Các nhà máy thiếu vốn sản xuất do lượng đường tồn kho lớn dẫn đến vốn tồn đọng lớn, trong khi đó ngân hàng lại thắt chặt tài chính, trường hợp vay được vốn thì lãi suất cũng rất cao.
Để hỗ trợ các nhà máy đường, ổn định tình hình tiêu thụ đường trong nước, thống nhất thực hiện một số giải pháp.
- Giãn thời gian thực hiện đến hết tháng 7/2011 đối với số lượng quota nhập khẩu đường đã cấp nhưng chưa ký hợp đồng và mở LC.
- Đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, hỗ trợ lãi suất để tạm giữ 200.000 tấn đường cung ứng cho cuối năm 2011.
Trên đây là ý kiến của Bộ Nông nghiệp và PTNT, đề nghị Bộ Công Thương tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ./.
Nơi nhận:
| KT. BỘ TRƯỞNG |