Công điện 18/CĐ-BNN-TY của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc triển khai các biện pháp cấp bách phòng chống bệnh Tai xanh

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Ghi chú

thuộc tính Công điện 18/CĐ-BNN-TY

Công điện 18/CĐ-BNN-TY của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc triển khai các biện pháp cấp bách phòng chống bệnh Tai xanh
Cơ quan ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thônSố công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:18/CĐ-BNN-TYNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Công điệnNgười ký:Diệp Kỉnh Tần
Ngày ban hành:01/09/2010Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Nông nghiệp-Lâm nghiệp
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ NÔNG NGHIỆP

VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-----------------------

Số: 18/CĐ-BNN-TY

V/v: triển khai các biện pháp cấp bách phòng chống bệnh Tai xanh

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------------------------

Hà Nội, ngày 01 tháng 09 năm 2010

 

 

CÔNG ĐIỆN

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN, điện:

 

Kính gửi:

Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố: (Các tỉnh Nam Bộ, Duyên hải miền Trung và Tây Nguyên)

 

Từ cuối tháng 6 năm 2010, dịch hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp trên Lợn (dịch tai xanh) đã lây lan rất nhanh ở hầu hết các tỉnh Nam Bộ, Duyên hải miền Trung và Tây nguyên. Số lợn mắc bệnh phải tiêu hủy là trên 150.000 con. Hiện nay, dịch đang có chiều hướng gia tăng và diễn biến phức tạp, có nguy cơ lây lan ra diện rộng.

Nguyên nhân là do địa phương chưa chủ động thực hiện đồng bộ các biện pháp theo chỉ đạo của Chính phủ, hướng dẫn Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; phần lớn các cơ sở chăn nuôi phát dịch đều không được phát hiện kịp thời và có liên quan đến việc vận chuyển gia súc bệnh từ những địa phương có dịch; công tác tuyên truyền cho người dân chưa đầy đủ.

Để nhanh chóng dập tắt dịch, hạn chế đến mức thấp nhất khi có dịch xảy ra, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành các tỉnh Nam Bộ, Duyên hải miền Trung và Tây Nguyên triển khai thực hiện nghiêm túc nội dung Công điện số 615/TTg-KTN ngày 21/4/2010 của Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị số 2507/CT-BNN-TY ngày 5/8/2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tăng cường công tác phòng chống bệnh Tai xanh và Công điện số: 15/CĐ-BNN-TY, ngày 26/4/2010 và công văn số 1429/BNN-TY ngày 17/5/2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong đó chú trọng các biện pháp cấp bách sau:

1. Tăng cường công tác giám sát dịch bệnh trên địa bàn toàn tỉnh, phân công trách nhiệm cho người cụ thể để thường xuyên theo dõi giám sát chặt chẽ tình hình dịch tai xanh đến tận từng hộ chăn nuôi, phát hiện sớm các ổ dịch mới xảy ra, báo cáo kịp thời để Ủy ban nhân dân các cấp chỉ đạo thực hiện các biện pháp cần thiết quản lý ổ dịch, không để dịch lây lan.

2. Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tập trung tăng cường công tác kiểm dịch vận chuyển; thiết lập các chốt kiểm dịch tạm thời tại các trục giao thông ở các xã có dịch để kiểm soát, cấm vận chuyển gia súc bệnh ra ngoài ổ dịch. Tăng cường công tác kiểm dịch tại gốc, kiểm soát vận chuyển nhằm không để dịch lây lan, đồng thời tạo điều kiện vận chuyển lợn khỏe mạnh, không mắc bệnh đến cơ sở giết mổ theo nội dung của công văn số 1429/BNN-TY, ngày 17/5/2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Thực hiện tốt công tác vệ sinh tiêu độc, khử trùng tại nơi có dịch và vệ sinh tiêu độc định kỳ với các hộ, cơ sở chăn nuôi.

3. Tổ chức thông tin tuyên truyền nâng cao nhận thức để nhân dân tự giác phòng chống dịch. Công khai chính sách hỗ trợ do tiêu hủy gia súc mắc bệnh để mọi người dân biết và hợp tác trong công tác phòng, chống bệnh.

4. Chỉ đạo các cấp chính quyền, ban ngành đoàn thể của địa phương khẩn trương triển khai các biện pháp tổng hợp để phòng dịch lây lan; trong đó đặc biệt chú trọng việc tăng cường giám sát nhằm phát hiện bệnh sớm để can thiệp kịp thời;

5. Kiểm tra và xử lý nghiêm các đơn vị, địa phương dấu dịch, phát hiện chậm, không thực hiện các biện pháp phòng chống dịch quyết liệt để dịch lây lan, dây dưa kéo dài, những tổ chức cá nhân làm phát sinh dịch.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện nghiêm túc nội dung Công điện này. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để cùng phối hợp giải quyết./.

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- PTTg Hoàng Trung Hải (để báo cáo);
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Văn phòng Chính phủ;
- Sở NN-PTNT, CCTY các tỉnh, thành phố Nam Bộ, Duyên hải miền Trung và Tây nguyên;
- Các đơn vị liên quan thuộc Bộ;
- Đài truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam;
- Các đơn vị thuộc Cục Thú y;
- Lưu: VT, VP, Cục Thú y.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Diệp Kỉnh Tần

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Nội dung văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi