Tuyên bố chung về Hội đồng cấp cao vì sự phát triển hợp tác kinh tế Việt Nam - Pháp

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ NGOẠI GIAO
----------------------
Số: 74/2010/SL-LPQT
Hà Nội, ngày 24 tháng 12 năm 2010
 
 
Tuyên bố chung về Hội đồng cấp cao vì sự phát triển hợp tác kinh tế Việt Nam - Pháp, ký tại Hà Nội ngày 25 tháng 11 năm 2010, có hiệu lực từ ngày 25 tháng 11 năm 2010./.
 
 

TL. BỘ TRƯỞNG
KT. VỤ TRƯỞNG
VỤ LUẬT PHÁP VÀ ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ
PHÓ VỤ TRƯỞNG




Nguyễn Thị Minh Nguyệt
 
 
 
 
TUYÊN BỐ CHUNG
VỀ HỘI ĐỒNG CẤP CAO VÌ SỰ PHÁT TRIỂN HỢP TÁC KINH TẾ VIỆT NAM – PHÁP
 
 
Với mong muốn đưa mối quan hệ kinh tế và thương mại Việt Nam - Pháp lên ngang tầm quan hệ chính trị và hợp tác tốt đẹp, nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Pháp (dưới đây gọi tắt là “các bên”) đã nhất trí quyết định đổi mới “Hội đồng Cấp cao”, cơ quan được thành lập nhân chuyến thăm Pháp của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam tháng 6 năm 2005, với nhiệm kỳ ban đầu đã kết thúc.
Nhằm đảm bảo một sự năng động mới cho Hội đồng cấp cao, các bên đã quyết định thông qua những phương hướng chỉ đạo sau đây:
1. Mục tiêu và phương châm hoạt động:
a) Mục tiêu của Hội đồng cấp cao đổi mới là nhằm tăng cường quan hệ kinh tế giữa hai nước;
b) Hội đồng cấp cao cần dựa trên mối quan hệ giữa các doanh nghiệp, là nguồn lực của đầu tư và trao đổi thương mại, thông qua việc tạo điều kiện tốt nhất có thể cho các quan hệ đối tác mới nhằm phát triển và đa dạng hóa việc trao đổi giữa các bên.
2. Tên gọi:
a) Để đáp ứng một cách chặt chẽ hơn các mục tiêu của mình, Hội đồng Cấp cao từ nay mang tên “Hội đồng Cấp cao vì sự phát triển hợp tác kinh tế Việt Nam - Pháp”;
b) Mỗi kỳ họp Hội đồng Cấp cao sẽ bao gồm hai hoạt động có thể tổ chức đồng thời là: (i) cuộc họp của hai đồng chủ tịch và (ii) diễn đàn doanh nghiệp. Khi cần thiết, một phần cuộc họp của hai đồng chủ tịch có thể mở rộng cho các doanh nghiệp tham gia.
3. Diễn đàn doanh nghiệp:
a) Diễn đàn doanh nghiệp (dưới đây gọi tắt là “Diễn đàn”) sẽ quy tụ các doanh nghiệp hai nước, được tổ chức theo hình thức hội thảo, bàn tròn, hoặc gặp gỡ doanh nghiệp theo chủ đề được hai bên nhất trí xác định;
b) Khi cần thiết, diễn đàn có thể đi kèm với một triển lãm chuyên đề;
c) Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Cơ quan thương mại UBIFRANCE Việt Nam, hoặc các đối tác của họ, phối hợp tổ chức diễn đàn doanh nghiệp.
4. Phối hợp giữa các cơ quan chính phủ giữa hai nước:
a) Các phiên khai mạc phiên họp của Hội đồng cấp cao do lãnh đạo cấp Bộ của mỗi chính phủ, được các bên chỉ định, đồng chủ trì;
b) Cùng với việc thảo luận và trao đổi giữa các doanh nghiệp, đại diện các cơ quan chính phủ xem xét những vấn đề thuộc thẩm quyền của mỗi bên và có thể tác động tới mối quan hệ kinh tế và thương mại đang diễn ra giữa các bên, như môi trường doanh nghiệp, tiếp cận thị trường, thu hút đầu tư giữa hai bên…
c) Việc phân tích tình hình kinh tế của mỗi bên có thể được tiến hành, đặc biệt là trong bối cảnh các hoạt động hội nhập đang diễn ra trong Liên minh châu Âu và ASEAN;
d) Hội nghị của Hội đồng Cấp cao sẽ có thể đưa ra một thông cáo chung.
5. Tổ chức:
a) Hội đồng Cấp cao nhóm họp luân phiên tại Pháp và Việt Nam, mỗi năm một lần nếu có thể, vào thời gian do các đồng chủ tịch thỏa thuận;
b) Đồng chủ tịch Hội đồng Cấp cao là lãnh đạo cấp Bộ do Thủ tướng mỗi bên chỉ định, các thành viên Hội đồng Cấp cao của mỗi bên sẽ do đồng chủ tịch bên đó kiến nghị, và được chỉ định theo thủ tục quy định của Chính phủ bên đó;
c) Trong thời gian giữa các phiên họp, công việc thư ký của phía Pháp do Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam đảm nhận; của phía Việt Nam do cơ quan của đồng chủ tịch phía Việt Nam đảm nhận. Hai bên sẽ thông báo cho nhau tên các thành viên của Ban thư ký sau khi đã hoàn thành các thủ tục nội bộ của mỗi bên;
d) Tuyên bố chung này có thời hạn là ba năm kể từ ngày ký kết. Tuyên bố chung này mặc định được gia hạn ba năm một lần nếu mỗi bên không gửi cho phía bên kia văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực của tuyên bố này trước 6 tháng.
Làm tại Hà Nội ngày 25 tháng 11 năm 2010
(thành bốn bản gốc, hai bản bằng tiếng Việt, hai bản bằng tiếng Pháp, các văn bản đều có giá trị ngang nhau)./.
 

ĐỒNG CHỦ TỊCH PHÍA VIỆT NAM
THỨ TRƯỞNG
BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ




Cao Viết Sinh
ĐỒNG CHỦ TỊCH PHÍA PHÁP
QUỐC VỤ KHANH
PHỤ TRÁCH NGOẠI THƯƠNG




Pierre Lellouche
 

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi