Thông báo 34/2011/TB-LPQT của Bộ Ngoại giao về hiệu lực của Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Ca-dắc-xtan về việc công dân Việt Nam làm việc có thời hạn tại Cộng hòa Ca-dắc-xtan và công dân Ca-dắc-xtan làm việc có thời hạn tại Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Ghi chú

thuộc tính Thông báo 34/2011/TB-LPQT

Thông báo 34/2011/TB-LPQT của Bộ Ngoại giao về hiệu lực của "Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Ca-dắc-xtan về việc công dân Việt Nam làm việc có thời hạn tại Cộng hòa Ca-dắc-xtan và công dân Ca-dắc-xtan làm việc có thời hạn tại Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam"
Cơ quan ban hành: Bộ Ngoại giaoSố công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:34/2011/TB-LPQTNgày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông báoNgười ký:Lê Thị Tuyết Mai
Ngày ban hành:06/06/2011Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Ngoại giao
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ NGOẠI GIAO
-------------------
Số: 34/2011/TB-LPQT
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------------
Hà Nội, ngày 06 tháng 6 năm 2011
 
 
THÔNG BÁO
VỀ VIỆC ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ CÓ HIỆU LỰC
 
 
Thực hiện quy định tại khoản 3 Điều 47 của Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế năm 2005, Bộ Ngoại giao trân trọng thông báo:
Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Ca-dắc-xtan về việc công dân Việt Nam làm việc có thời hạn tại Cộng hòa Ca-dắc-xtan và công dân Ca-dắc-xtan làm việc có thời hạn tại Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ký tại Astana ngày 15 tháng 9 năm 2009, có hiệu lực từ ngày 09 tháng 12 năm 2010.
Bộ Ngoại giao trân trọng gửi Bản sao lục Hiệp định theo quy định tại Điều 68 của Luật nêu trên./.
 

TL. BỘ TRƯỞNG
KT. VỤ TRƯỞNG
VỤ LUẬT PHÁP VÀ ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ
PHÓ VỤ TRƯỞNG




Lê Thị Tuyết Mai
 
 
HIỆP ĐỊNH
GIỮA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA CA-DẮC-XTAN VỀ VIỆC CÔNG DÂN VIỆT NAM LÀM VIỆC CÓ THỜI HẠN TẠI CỘNG HÒA CA-DẮC-XTAN VÀ CÔNG DÂN CA-DẮC-XTAN LÀM VIỆC CÓ THỜI HẠN TẠI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 
 
Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hoà Ca-dắc-xtan, sau đây gọi là "các Bên",
nhận thức rằng hoạt động lao động có thời hạn của công dân nước này ở nước kia như một lĩnh vực có triển vọng của sự hợp tác Việt Nam - Ca-dắc-xtan,
với nỗ lực đảm bảo cơ sở pháp lý cho sự hợp tác của hai Bên trong việc điều chỉnh quá trình di cư lao động và bảo trợ người lao động di cư, xuất phát từ mối quan tâm chung điều chỉnh quá trình tiếp nhận và sử dụng lao động có tính đến tình hình thị trường lao động của các Bên,
Đã thoả thuận những điều sau đây:
Điều 1
Những định nghĩa và thuật ngữ chính được sử dụng trong Hiệp định này:
Bên xuất cảnh - quốc gia mà người lao động di cư thường trú và từ đó đi đến Bên tiếp nhận để thực hiện hoạt động lao động có thời hạn được trả công;
Bên tiếp nhận - quốc gia mà người lao động di cư đến từ Bên xuất cảnh để thực hiện hoạt động lao động có thời hạn được trả công theo điều kiện của hợp đồng lao động;
Những cơ quan có thẩm quyền - những cơ quan của các Bên được giao nhiệm vụ thực hiện Hiệp định này;
người sử dụng lao động - pháp nhân hoặc thể nhân cung cấp việc làm theo điều kiện của hợp đồng lao động tại lãnh thổ của Bên tiếp nhận,
hợp đồng lao động - thoả thuận bằng văn bản giữa người lao động và người sử dụng lao động, theo đó người lao động có trách nhiệm trực tiếp thực hiện một công việc nhất định (nhiệm vụ lao động), chấp hành quy trình lao động người sử dụng lao động có trách nhiệm cung cấp việc làm có nhiệm vụ rõ ràng, đảm bảo điều kiện lao động theo quy định của pháp luật của Bên tiếp nhận, theo thoả ước lao động tập thể và các văn bản quy định của người sử dụng lao động; và có trách nhiệm trả lương cho người lao động đầy đủ và đúng kỳ hạn;
người lao động di cư - thể nhân thường trú trên lãnh thổ của Bên xuất cảnh mà thực hiện hoạt động lao động hợp pháp có thời hạn được trả lương trên lãnh thổ của Bên tiếp nhận;
giấy phép tiếp nhận lao động di cư - văn bản theo mẫu do Bên tiếp nhận quy định khẳng định quyền của người lao động di cư thực hiện hoạt động lao động có thời hạn trên lãnh thổ của Bên tiếp nhận,
điều kiện lao động - điều kiện trả lương, định mức lao động, thời gian làm việc và nghỉ ngơi, quy chế bố trí nghề (định biên), mở rộng khu vực phục vụ, thực hiện nhiệm vụ của người vắng mặt tạm thời, an toàn và bảo hộ lao động, điều kiện kỹ thuật, sản xuất - sinh hoạt, cũng như những điều kiện lao động khác phù hợp với luật pháp của Bên tiếp nhận.
Điều 2
Hiệp định này áp dụng đối với người lao động di cư.
Điều 3
1. Trình tự nhập cảnh, xuất cảnh, lưu trú và thực hiện hoạt động lao động của người lao động di cư trên lãnh thổ của Bên tiếp nhận được điều chỉnh theo quy định luật pháp của Bên tiếp nhận cũng như những điều ước quốc tế mà hai Bên cùng là thành viên.
2. Các Cơ quan được uỷ quyền của hai Bên sẽ kịp thời thông báo cho nhau những thay đổi về luật pháp của nước mình trong lĩnh vực tiếp nhận và sử dụng lao động di cư.
3. Các Bên có thể yêu cầu người lao động di cư về nước trước thời hạn trong trường hợp họ vi phạm luật pháp của Bên tiếp nhận
Điều 4
Các cơ quan có thẩm quyền của các Bên về việc thực thi Hiệp định này:
Thay mặt Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Thay mặt Chính phủ nước Cộng hoà Ca-dắc-xtan là Bộ Lao động và Bảo trợ xã hội Cộng hoà Ca-dắc-xtan;
Trong trường hợp có sự thay đổi về tên gọi hoặc chức năng của các Cơ quan có thẩm quyền, hai Bên sẽ kịp thời thông báo cho nhau qua đường ngoại giao.
Điều 5
1. Hoạt động lao động của người lao động di cư trên lãnh thổ của Bên tiếp nhận được thực hiện trên cơ sở các giấy phép tiếp nhận lao động nước ngoài được cấp theo thủ tục và điều kiện do luật pháp của Bên tiếp nhận quy định
2. Các Bên thông báo cho nhau về các loại hình lao động nước ngoài mà mỗi Bên đang và sẽ tiếp nhận.
3. Quan hệ lao động giữa người lao động di cư và người sử dụng lao động được thể hiện bằng hợp đồng lao động và các văn bản thỏa thuận khác phù hợp với luật pháp của Bên tiếp nhận.
Điều 6
Nhằm mục đích tạo điều kiện thuận lợi và hợp lý trong hoạt động lao động của người lao động di cư, các Bên sẽ:
thông báo cho nhau về luật pháp trong lĩnh vực lao động di cư và nhu cầu thị trường lao động của nước mình
trao đổi danh sách những pháp nhân và thể nhân được phép hoạt động trong lĩnh vực đưa người lao động ra nước ngoài làm việc;
hỗ trợ người lao động di cư làm việc ở những vị trí yêu cầu tay nghề cao, phù hợp với luật pháp của Bên tiếp nhận.
Điều 7
Bên tiếp nhận đảm bảo cho người lao động di cư trong thời gian lưu trú trên lãnh thổ của Bên tiếp nhận được hưởng các quyền và tự do phù hợp với luật pháp của Bên tiếp nhận.
Điều 8
Trong quá trình thực hiện Hiệp định này các Bên công nhận những văn bằng quốc gia về trình độ giáo dục và tay nghề tương đương (chứng chỉ, bằng tốt nghiệp, giấy chứng nhận, bằng cấp), và những văn bằng khác về chức danh, cấp bậc và trình độ tay nghề cần thiết cho việc thực hiện hoạt động lao động mà không cần tiến hành các thủ tục chứng thực, công chứng và hợp pháp hóa trước.
Điều 9
1. Trong trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động vì lý do người sử dụng lao động giải thể hoặc chấm dứt hoạt động, cũng như trong trường hợp giảm biên chế và trong những trường hợp khác mà không do lỗi của người lao động di cư, người lao động di cư được hưởng chế độ bồi thường theo quy định của pháp luật Bên tiếp nhận.
Trong trường hợp nêu trên, người lao động di cư phải trở về lãnh thổ của Bên xuất cảnh bằng chi phí của người sử dụng lao động.
2. Người lao động di cư phải rời khỏi lãnh thổ của Bên tiếp nhận sau khi chấm dứt hợp đồng lao động.
Điều 10
Những chi phí liên quan đến các thủ tục nhập cảnh, lưu trú và xuất cảnh khỏi lãnh thổ của Bên tiếp nhận được thực hiện theo quy định của hợp đồng lao động.
Trong trường hợp những chi phí nói trên không quy định trong hợp đồng lao động thì người sử dụng lao động có trách nhiệm thanh toán.
Điều 11
1. Người lao động di cư được hưởng chế độ cấp cứu y tế miễn phí theo quy định của luật pháp Bên tiếp nhận.
2. Chi phí dịch vụ y tế (trừ trường hợp cấp cứu) do người lao động di cư chịu, người sử dụng lao động sẽ phải chịu chi phí trong trường hợp hợp đồng lao động hoặc điều ước quốc tế mà hai Bên là thành viên có quy định là chi phí dịch vụ y tế đó sẽ do người sử dụng lao động chịu.
3. Người lao động di cư có quyền tham gia tất cả những loại bảo hiểm tự nguyện bằng Chi phí của mình và/hoặc là bằng chi phí của người sử dụng lao động nếu điều này được quy định trong hợp đồng lao động.
Điều 12
1. Trong trường hợp người lao động di cư bị chết liên quan đến hoạt động lao động của họ, người sử dụng lao động của Bên tiếp nhận tổ chức việc chuyển thi hài (hài cốt) và tài sản của người chết về Bên xuất cảnh và chịu mọi phí tổn liên quan, đồng thời, thông báo về cái chết của người lao động di cư cho Cơ quan đại diện Ngoại giao hoặc Cơ quan Lãnh sự của Bên xuất cảnh và cung cấp các loại giấy tờ, hồ sơ liên quan đến cái chết của họ.
Những khoản bồi thường liên quan được thực hiện theo quy định luật pháp của Bên tiếp nhận.
2. Trong trường hợp người lao động di cư bị chết do những nguyên nhân không liên quan đến hoạt động lao động của họ, người sử dụng lao động của Bên tiếp nhận thông báo về cái chết của người lao động di cư cho Cơ quan đại diện Ngoại giao hoặc cơ quan Lãnh sự của Bên xuất cảnh.
Điều 13
1. Người lao động di cư có quyền mang, gửi, chuyển tiền bằng ngoại tệ về nước thường trú phù hợp với luật pháp của Bên tiếp nhận, cũng như có quyền mang vào hoặc mang ra tài sản cá nhân phù hợp với luật pháp của Bên xuất cảnh và Bên tiếp nhận.
2. Thuế thu nhập của người lao động di cư được thực hiện theo thể thức và mức phù hợp với quy định luật pháp của Bên tiếp nhận.
Điều 14
Trong trường hợp có sự khác nhau về cách hiểu hoặc áp dụng các điều khoản của Hiệp định này, hai Bên sẽ giải quyết bằng cách tham khảo ý kiến hoặc đàm phán.
Các Bên có thể thoả thuận ký kết các Nghị định thư sửa đổi và bổ sung Hiệp định này. Những Nghị định thư này là một phần không thể tách rời của Hiệp định này.
Điều 15
1. Hiệp định này có hiệu lực kể từ ngày nhận được thông báo cuối cùng bằng văn bản qua đường Ngoại giao về việc các Bên đã hoàn tất các thủ tục nội bộ cần thiết để Hiệp định có hiệu lực.
2. Hiệp định này được ký kết cho thời hạn không xác định và sẽ có hiệu lực cho đến hết sáu tháng kể từ ngày một trong hai Bên nhận được thông báo bằng văn bản qua đường Ngoại giao về ý định muốn chấm dứt hiệu lực của Hiệp định.
3. Trong trường hợp Hiệp định này chấm dứt hiệu lực, những giấy phép tiếp nhận lao động di cư được cấp trong thời gian Hiệp định còn hiệu lực sẽ vẫn còn giá trị đến khi hết thời hạn đã cho phép;
4. Trong trường hợp Hiệp dính này chấm dứt hiệu lực, các điều khoản của Hiệp định vẫn tiếp tục được áp dụng đối với các hợp đồng lao động ký giữa người lao động di cư và người sử dụng lao động cho đến hết thời hạn đã được ký kết.
Làm tại Astana ngày 15 tháng 9 năm 2009 thành hai bản chính, mỗi bản bằng tiếng Việt, tiếng Ca-dắc-xtan và tiếng Nga, cả ba văn bản đều có giá trị như nhau. Trong trường hợp có sự giải thích khác nhau, văn bản tiếng Nga sẽ được dùng làm cơ sở.
 

THAY MẶT CHÍNH PHỦ
CỘNG HOÀ XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
THỨ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI



Nguyễn Thanh Hoà
THAY MẶT CHÍNH PHỦ
CỘNG HOÀ CA-DẮC-XTAN
THỨ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG VÀ BẢO VỆ XÃ HỘI




Birzan Nurumbetov
 
 
Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi