Thông báo 32/2017/TB-LPQT của Bộ Ngoại giao về hiệu lực của Hiệp định về chuyển giao người bị kết án phạt tù giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Hung-ga-ri

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Ghi chú

thuộc tính Thông báo 32/2017/TB-LPQT

Thông báo 32/2017/TB-LPQT của Bộ Ngoại giao về hiệu lực của Hiệp định về chuyển giao người bị kết án phạt tù giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Hung-ga-ri
Cơ quan ban hành: Bộ Ngoại giaoSố công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:32/2017/TB-LPQTNgày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông báoNgười ký:Lê Hải Triều
Ngày ban hành:29/06/2017Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Ngoại giao, Hình sự
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ NGOẠI GIAO
-------
Số: 32/2017/TB-LPQT
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Hà Nội, ngày 29 tháng 6 năm 2017
 
 
 
Thực hiện quy định tại Điều 56 của Luật Điều ước quốc tế năm 2016, Bộ Ngoại giao trân trọng thông báo:
Hiệp định về chuyển giao người bị kết án phạt tù giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Hung-ga-ri, ký tại Bu-đa-pét ngày 16 tháng 9 năm 2013, có hiệu lực với Việt Nam kể từ ngày 30 tháng 6 năm 2017.
Bộ Ngoại giao trân trọng gửi bản sao Hiệp định theo quy định tại Điều 59 của Luật nêu trên./.
 

 
 
TL. BỘ TRƯỞNG
KT. VỤ TRƯỞNG
VỤ LUẬT PHÁP VÀ ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ
PHÓ VỤ TRƯỞNG




Lê Hải Triều
 
 
 
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Hung-ga-ri, sau đây gọi là “các Bên”;
Phù hợp với quy định và pháp luật hiện hành của hai nước;
Với mong muốn tạo điều kiện thuận lợi để người bị kết án phạt tù tái hoà nhập xã hội thành công;
Nhận thức rằng có thể đạt được những mục tiêu này ở mức cao nhất bằng cách tạo cơ hội cho người nước ngoài bị kết án phạt tù được thi hành hình phạt ở quốc gia của mình;
Nhắc lại Hiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự, gia đình và hình sự ký tại Hà Nội ngày 18/01/1985;
Lưu ý rằng hiện nay cả Việt Nam và Hung-ga-ri đều đang áp dụng các quy định của Hiệp định này;
Đã thoả thuận như sau:
Trong Hiệp định này:
1. “Công dân” là người chỉ có quốc tịch Việt Nam hoặc quốc tịch Hung-ga-ri;
2. “Bên chuyển giao” là Nước từ đó người bị kết án có thể hoặc đã được chuyển giao;
3. “Bên nhận” là Nước mà người bị kết án có thể hoặc đã được chuyển giao đến;
4. “Người bị kết án” là người bị giam giữ trong trại giam hoặc các cơ sở giam giữ hợp pháp khác ở Bên chuyển giao để thi hành bản án của Tòa án Bên chuyển giao do thực hiện tội phạm; và
5. “Hình phạt” là bất kỳ sự trừng phạt hoặc biện pháp tước tự do có thời hạn hoặc tù chung thân do Toà án Bên chuyển giao tuyên đối với tội phạm.
1. Phù hợp với các quy định của Hiệp định này, các Bên ký kết sẽ hợp tác toàn diện nhất trong lĩnh vực chuyển giao người bị kết án.
2. Phù hợp với các quy định của Hiệp định này, người bị kết án có thể được chuyển giao từ lãnh thổ của Bên chuyển giao đến lãnh thổ của Bên nhận để tiếp tục chấp hành hình phạt mà Bên chuyển giao đã tuyên đối với người đó.
3. Người bị kết án có thể bày tỏ nguyện vọng được chuyển giao của mình đối với Bên chuyển giao hoặc Bên nhận theo quy định của Hiệp định này.
4. Việc chuyển giao người bị kết án có thể do Bên chuyển giao hoặc Bên nhận yêu cầu.
1. Vì mục đích thực thi Hiệp định này, mỗi Bên chỉ định một Cơ quan trung ương.
a) Cơ quan trung ương của Việt Nam là Bộ Công an.
b) Cơ quan trung ương của Hung-ga-ri là Bộ Tư pháp và Hành chính công.
2. Trừ trường hợp theo yêu cầu của Hiệp định này, tất cả các trao đổi liên quan đến việc chuyển giao người bị kết án theo Hiệp định này sẽ được chuyển qua Cơ quan trung ương. Các Bên sẽ thông báo cho nhau về sự thay đổi Cơ quan trung ương của mình qua kênh ngoại giao.
Theo Hiệp định này, người bị kết án chỉ có thể được chuyển giao nếu có đủ các điều kiện sau:
1. Nếu hành động hoặc không hành động mà bị áp dụng hình phạt cũng cấu thành tội phạm theo pháp luật của Bên nhận hoặc sẽ cấu thành tội phạm nếu được thực hiện trên lãnh thổ của Bên nhận;
2. Người bị kết án là công dân của Bên nhận hoặc có nơi thường trú cuối cùng thuộc lãnh thổ của Bên nhận;
3. Bên chuyển giao và Bên nhận đều đồng ý về việc chuyển giao;
4. Việc chuyển giao phải có sự đồng ý của người bị kết án, hoặc sự đồng ý của người đại diện hợp pháp của người đó nếu một Bên thấy cần thiết khi xem xét các điều kiện về độ tuổi, tình trạng thể chất hoặc tinh thần của người bị kết án; và
5. Tại thời điểm nhận được yêu cầu chuyển giao, người bị kết án vẫn còn phải chấp hành hình phạt ít nhất là một năm; trong trường hợp đặc biệt, các Bên có thể đồng ý về việc chuyển giao khi thời gian mà người bị kết án còn phải chấp hành hình phạt ít hơn 1 năm; và
6. Bản án đã có hiệu lực pháp luật và không còn bất kỳ thủ tục tố tụng nào liên quan đến tội phạm do người bị chuyển giao thực hiện đang chờ được tiến hành tại Bên chuyển giao.
Theo Hiệp định này, Bên chuyển giao từ chối chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù khi thuộc một trong các trường hợp sau:
1. Khi có căn cứ cho rằng người được chuyển giao có thể bị tra tấn, trả thù hoặc truy bức tại Bên nhận.
2. Việc chuyển giao có thể phương hại đến chủ quyền, an ninh quốc gia, trật tự công cộng hoặc các lợi ích thiết yếu khác của Bên chuyển giao.
3. Người đó đã bị một tòa án của Bên nhận kết án hoặc tuyên bố trắng án về cùng một tội phạm, hoặc các thủ tục tố tụng đã kết thúc, hoặc việc chấp hành bản án đã bị đình chỉ.
4. Bản án có thể không được thực hiện ở Bên nhận vì thời hiệu thi hành án hoặc các lý do khác theo quy định của pháp luật Bên nhận.
1. Các Bên ký kết sẽ thông báo cho người bị kết án về quyền được chuyển giao theo quy định của Hiệp định này.
2. Nếu người bị kết án đề đạt nguyện vọng được chuyển giao của mình và Bên chuyển giao đồng ý, thì Bên chuyển giao sẽ thông báo ngay cho Bên nhận bằng văn bản, đồng thời cung cấp các thông tin sau:
a) Họ tên, ngày sinh và nơi sinh của người bị kết án;
b) Nơi cư trú của người bị kết án và địa chỉ thường trú của người đó tại Bên nhận, nếu có;
c) Mô tả tình tiết sự kiện làm cơ sở cho việc kết án hoặc tuyên hình phạt;
d) Bản chất, thời hạn và ngày bắt đầu chấp hành hình phạt, ngày chấm dứt hình phạt, nếu có, thời gian đã chấp hành hình phạt của người bị kết án và bất kỳ sự miễn giảm hình phạt nào mà người đó có được vì những việc đã làm, do có thái độ cải tạo tốt, do đã bị giam giữ trước khi xét xử hoặc vì lý do khác;
e) Một bản sao bản án và thông tin về luật đã được áp dụng; và
f) Các thông tin bổ sung khác, nếu có thể, bao gồm các báo cáo y tế, xã hội về người bị kết án nếu thông tin đó có ý nghĩa đối với việc chuyển giao người bị kết án và việc tiếp tục thi hành hình phạt.
3. Nếu người bị kết án đề đạt nguyện vọng được chuyển giao của mình với Bên nhận, Bên nhận sẽ thông báo cho Bên chuyển giao. Khi Bên chuyển giao đồng ý về mặt nguyên tắc với yêu cầu chuyển giao phải thông báo ngay cho Bên nhận bằng văn bản và cung cấp các thông tin quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Nếu Bên nhận sau khi xem xét các thông tin do Bên chuyển giao cung cấp, đồng ý với việc chuyển giao thì thông báo ngay bằng văn bản cho Bên chuyển giao biết, và cung cấp các thông tin sau:
a) Một văn bản khẳng định phạm nhân đó là công dân của Bên nhận phù hợp với mục đích của Hiệp định này;
b) Một bản sao các luật hiện hành có liên quan của Bên nhận quy định rằng hành động hoặc không hành động của người phạm tội đã bị tuyên hình phạt tại Bên chuyển giao cấu thành tội phạm theo pháp luật Bên nhận, hoặc có thể cấu thành tội phạm nếu thực hiện trên lãnh thổ của Bên nhận;
c) Một văn bản về việc áp dụng bất kỳ luật hoặc quy định liên quan đến việc giam giữ người bị kết án tại Bên nhận sau khi người này được chuyển giao, kể cả một thông báo về việc áp dụng khoản 3 Điều 10 Hiệp định này đối với việc chuyển giao, nếu có; và
d) Một văn bản về các lời buộc tội, kết án hoặc điều tra đối với người bị kết án mà chưa được giải quyết.
5. Nếu Bên chuyển giao đồng ý với việc chuyển giao thì thông báo ngay cho Bên nhận biết với những thông tin sau đây:
a) Một bản tuyên bố về sự đồng ý chuyển giao của người bị kết án; và
b) Văn bản khẳng định sự đồng ý chuyển giao của Bên chuyển giao.
6. Khi các Bên ký kết đều đồng ý với việc chuyển giao thì sẽ chuẩn bị cho việc chuyển giao người bị kết án. Việc bàn giao người bị kết án sẽ được tiến hành vào thời gian và địa điểm trên lãnh thổ của Bên chuyển giao theo sự thỏa thuận của hai Bên.
7. Nếu một trong hai Bên không đồng ý với việc chuyển giao thì sẽ thông báo ngay bằng văn bản cho Bên kia.
8. Bên chuyển giao sẽ thông báo bằng văn bản cho người bị kết án về mọi hoạt động của Bên chuyển giao hoặc Bên nhận theo quy định tại các khoản của Điều này.
1. Bên chuyển giao phải đảm bảo rằng người bị kết án đồng ý đối với việc chuyển giao của mình theo quy định của Hiệp định này là tự nguyện với nhận thức đầy đủ về các hệ quả kèm theo. Thủ tục về sự đồng ý đó được thực hiện theo quy định của pháp luật Bên chuyển giao.
2. Bên chuyển giao sẽ cho phép một đại diện do Bên nhận chỉ định liên hệ trực tiếp với người bị kết án để xác minh rằng sự đồng ý của người này là phù hợp với quy định tại khoản 1 của Điều này.
Việc cơ quan có thẩm quyền của Bên nhận chịu trách nhiệm về người bị kết án sẽ dẫn đến hệ quả đình chỉ việc thi hành hình phạt đối với người bị kết án của cơ quan có thẩm quyền của Bên chuyển giao.
Bên chuyển giao bảo lưu thẩm quyền xét xử trong việc xem xét lại bản án.
1. Trong trường hợp tiếp tục thi hành hình phạt, Bên nhận sẽ tiếp tục thi hành hình phạt như là khi hình phạt đó được tuyên tại Bên nhận.
2. Việc tiếp tục thi hành hình phạt sau khi chuyển giao được điều chỉnh bởi pháp luật và thủ tục của Bên nhận, bao gồm cả các điều kiện thi hành hình phạt tù, giam giữ, hoặc tước tự do khác, cũng như các quy định về giảm thời hạn phạt tù, thời hạn giam giữ hoặc thời hạn áp dụng các biện pháp tước tự do, do tạm tha, trả tự do có điều kiện, giảm án hoặc bằng các hình thức khác.
3. Nếu bản chất hoặc thời hạn của hình phạt không tương thích với pháp luật của Bên nhận thì Bên nhận có thể chuyển đổi hình phạt đó cho phù hợp với hình phạt quy định đối với tội phạm tương tự theo pháp luật nước mình. Khi chuyển đổi hình phạt, cơ quan có thẩm quyền của Bên nhận sẽ phải căn cứ vào các tình tiết của vụ án như đã được thể hiện trong các ý kiến, bản luận tội, phán quyết hoặc hình phạt đã được tuyên ở Bên chuyển giao. Hình phạt được chuyển đổi không được nặng hơn so với hình phạt đã được tuyên tại Bên chuyển giao về tính chất hoặc thời hạn cũng không được vượt quá thời hạn tối đa của hình phạt được pháp luật Bên nhận quy định. Tuy nhiên, khi chuyển đổi hình phạt, cơ quan có thẩm quyền của Bên nhận không được chuyển đổi hình phạt tù thành hình phạt khác.
4. Bên nhận sẽ điều chỉnh hoặc chấm dứt việc thi hành hình phạt ngay sau khi được thông báo về quyết định ân xá của Bên chuyển giao đối với người bị kết án hoặc về bất kỳ quyết định hay biện pháp nào của Bên chuyển giao dẫn đến việc hủy bỏ hoặc giảm hình phạt.
5. Nếu Bên chuyển giao yêu cầu, Bên nhận sẽ cung cấp các thông tin có liên quan đến việc tiếp tục thi hành hình phạt cho Bên chuyển giao:
a) Ngày hoàn tất việc thi hành hình phạt;
b) Nếu người bị kết án bỏ trốn khỏi nơi giam giữ trước khi hình phạt kết thúc;
c) Nếu người bị kết án không thể hoàn thành việc chấp hành án phạt tù vì bất cứ lý do gì; hoặc
d) Khi Bên chuyển giao yêu cầu một bản báo cáo về việc thi hành hình phạt.
1. Trong trường hợp chuyển đổi hình phạt, thủ tục sẽ được áp dụng theo pháp luật của Bên nhận. Khi chuyển đổi hình phạt, cơ quan có thẩm quyền:
a) Sẽ phải căn cứ vào các tình tiết được thể một cách rõ ràng hoặc ẩn ý trong bản án đã tuyên tại Bên chuyển giao;
b) Sẽ khấu trừ thời hạn phạt tù mà người bị kết án đã chấp hành; và
c) Sẽ không làm nặng thêm hình phạt của người bị kết án, và sẽ không bị ràng buộc bởi mức hình phạt tối thiểu mà pháp luật Bên nhận quy định đối với tội phạm hoặc các tội phạm.
2. Nếu các thủ tục chuyển đổi diễn ra sau khi chuyển giao người bị kết án, Bên nhận sẽ
a) Bảo đảm tiến hành thủ tục chuyển đổi một cách nhanh chóng và kết thúc trước khi người đó hết thời hạn chấp hành án phạt tù;
b) Tiếp tục giam giữ hoặc bảo đảm sự có mặt của người bị kết án tại Bên nhận cho tới khi kết thúc các thủ tục chuyển đổi.
1. Phù hợp với pháp luật nước mình, một Bên sẽ chấp thuận đề nghị cho người bị kết án quá cảnh qua lãnh thổ nước mình nếu yêu cầu quá cảnh được đưa ra bởi Bên kia và Bên kia đã đồng ý với nước thứ ba về việc chuyển giao người bị kết án đến hoặc đi từ lãnh thổ của mình.
2. Một Bên có thể từ chối chấp thuận việc quá cảnh:
a) Nếu người bị kết án là công dân của nước mình, hoặc
b) Nếu tội phạm mà người này bị áp dụng hình phạt không phải là tội phạm theo quy định của pháp luật nước mình.
3. Nếu vận chuyển bằng đường hàng không qua lãnh thổ của một Bên và không hạ cánh trên lãnh thổ Bên đó thì sẽ không cần phải có đề nghị quá cảnh. Tuy nhiên Bên đó sẽ được thông báo về việc quá cảnh này qua lãnh thổ nước mình.
1. Yêu cầu chuyển giao cùng các tài liệu và lời khai được lập bằng ngôn ngữ của Bên chuyển giao, kèm theo bản dịch tiếng Anh.
2. Chi phí phát sinh trong việc chuyển giao người bị kết án hoặc tiếp tục thi hành hình phạt sau khi chuyển giao do Bên nhận chi trả, trừ những chi phí phát sinh trong phạm vi lãnh thổ của Bên chuyển giao.
Hiệp định này không ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của các Bên theo các điều ước quốc tế hoặc thoả thuận khác mà Bên đó là thành viên.
Tranh chấp phát sinh từ việc giải thích, áp dụng hoặc thực hiện Hiệp định này sẽ được giải quyết thông qua trao đổi giữa các Cơ quan Trung ương. Trường hợp các Cơ quan trung ương không thể đạt được thoả thuận, tranh chấp sẽ được các Bên giải quyết thông qua đường ngoại giao.
1. Hiệp định này sẽ có hiệu lực vào ngày thứ ba mươi (30) kể từ ngày nhận được thông báo sau cùng thông qua đường ngoại giao, trong đó hai Bên thông báo cho nhau về việc hoàn thành các thủ tục pháp lý trong nước cần thiết để Hiệp định có hiệu lực.
2. Hiệp định này được áp dụng để chuyển giao đối với người bị kết án trước hoặc sau khi Hiệp định này có hiệu lực.
3. Khi Hiệp định này có hiệu lực, các điều từ 79 đến 95 của Hiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự, gia đình và hình sự ký ngày 18/01/1985, tại Hà Nội sẽ chấm dứt hiệu lực.
4. Hiệp định này có hiệu lực vô thời hạn.
5. Mỗi Bên có thể chấm dứt Hiệp định này vào bất kỳ thời gian nào bằng việc gửi thông báo bằng văn bản cho Bên kia qua đường ngoại giao. Việc chấm dứt này sẽ có hiệu lực sau sáu tháng kể từ ngày nhận được thông báo.
6. Trong trường hợp Hiệp định này chấm dứt, Hiệp định vẫn tiếp tục được áp dụng để thi hành hình phạt đối với người bị kết án đã được chuyển giao trước ngày việc chấm dứt hiệp định có hiệu lực.
Để làm bằng, các đại diện dưới đây được ủy quyền theo luật quốc gia của mình đã ký vào Hiệp định này.
Làm tại Bu-đa-pét, ngày 16 tháng 9 năm 2013 thành hai bản, mỗi bản bằng tiếng Việt, tiếng Hung-ga-ri và tiếng Anh, các bản có giá trị như nhau. Trong trường hợp có sự khác nhau về giải thích, bản tiếng Anh sẽ được sử dụng làm cơ sở.
 

THAY MẶT CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM




Phạm Bình Minh
BỘ TRƯỞNG BỘ NGOẠI GIAO
THAY MẶT HUNG-GA-RI





TIBOR NAVRACSICS
PHÓ THỦ TƯỚNG
BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP
VÀ HÀNH CHÍNH CÔNG
 
 
The Socialist Republic of Viet Nam and Hungary (hereinafter jointly referred to as the “Parties”);
Taking into consideration the laws and regulations of the two States;
Considering to facilitate the successful reintegration of sentenced persons into society;
Considering that these objectives can be best fulfilled by giving foreign sentenced persons the opportunity to serve their sentences within their own society;
Recalling the Convention on Mutual Legal Assistance in Civil, Family Law and Criminal Matters signed on 18 January 1985 in Hanoi;
Noting that both Viet Nam and Hungary currently apply the terms of that Treaty;
Have agreed as follows:
For the purposes of this Treaty:
1. “national” means a person who only has nationality of Viet Nam or nationality of Hungary;
2. “Transferring Party” means the State from which the sentenced person may be, or has been transferred;
3. “Receiving Party” means the State to which the sentenced person may be, or has been transferred;
4. “sentenced person” means a person who is detained in a prison or any other institution in the Transferring Party by virtue of a judgment made by a court of the Transferring Party on account of a criminal offence; and
5. “sentence” means any punishment or measure involving deprivation of liberty ordered by a court of the Transferring Party for a limited period of time or life imprisonment on account of a criminal offence.
1. The Parties shall cooperate in the widest possible manner in respect of the transfer of sentenced persons in accordance with the provisions of this Treaty.
2. A sentenced person may be transferred from the territory of the Transferring Party to the territory of the Receiving Party in accordance with the provisions of this Treaty in order to continue serving the sentence imposed on him or her by the Transferring Party.
3. A sentenced person may express his or her interest to the Transferring Party or to the Receiving Party in being transferred under this Treaty.
4. The transfer of sentenced persons may be requested by either the Transferring Party or the Receiving Party.
1. For the purpose of implementing this Treaty, each Party shall designate a central authority.
a) The central authority of Viet Nam shall be the Ministry of Public Security.
b) The central authority of Hungary shall be the Ministry of Public Administration and Justice.
2. Unless otherwise required by this Treaty, all communication concerning the transfer of sentenced persons under this Treaty shall be transmitted through the central authorities. The Parties shall notify each other about the changes regarding the central authorities through diplomatic channels.
Sentenced persons may be transferred under this Treaty only on the following conditions:
1. if the acts or omissions on account of which the sentence has been imposed constitute a criminal offence according to the law of the Receiving Party or would constitute a criminal offence if committed on its territory;
2. the sentenced person is a national of the Receiving Party, or had the last place of residence in the territory of the Receiving Party;
3. the Transferring and Receiving Parties agree on the transfer;
4. the transfer is consented to by the sentenced person or, where in view of the person's age or physical or mental condition, one of the Parties considers it necessary, by his or her legal representative;
5. at the time the request for transfer is received, the sentenced person has still at least one year of the sentence to serve; in exceptional cases, the Parties may agree to a transfer even if the sentenced person has less than one year of the sentence to serve; and
6. the judgment is final and no other legal proceedings relating to the offence or any other offence committed by the sentenced person are pending in the Transferring Party.
Under this Treaty, the Transferring Party shall refuse to transfer a person who is serving a sentence in any of the following circumstances:
1. There are grounds to believe that the sentenced person would be subjected to torture, retaliation or suppression in the Receiving Party.
2. The transfer would prejudice sovereignty, national security, public order or other essential interests of the Transferring Party.
3. The person has been convicted or acquitted by a court of the Receiving Party for the same offence, or the criminal proceedings have been terminated, or the execution of the sentence has been cancelled.
4. The sentence cannot be executed in the Receiving Party due to statute of limitation for carrying out the sentence or other reasons described in the law of the Receiving Party.
1. Any sentenced person to whom this Treaty may apply shall be informed by the Transferring Party of the substance of this Treaty.
2. If a sentenced person expresses his or her interest in being transferred and the Transferring Party agrees to approve the request for transfer, the Transferring Party shall promptly inform the Receiving Party in writing, and provide the following information:
a) the name, the date and the place of birth of the sentenced person;
b) the residence and, if available, the permanent address of the sentenced person in the Receiving Party;
c) a statement of the facts upon which the conviction and sentence were based;
d) the nature, duration and date of commencement of the sentence, the termination date of the sentence, if applicable, and the length of time already served by the sentenced person and any remission to which he or she is entitled on account of work done, good behaviour, pre-trial confinement or other reasons;
e) a copy of the judgment and information about the law on which it is based; and
f) if available, any other additional information, including medical or social reports on the sentenced person, which may be of significance for the sentenced person’s transfer and for the continued enforcement of his or her sentence.
3. If a sentenced person expresses his or her interest in being transferred to the Receiving Party, the Receiving Party shall so inform the Transferring Party. If the Transferring Party is willing, in principle, to approve the request for transfer, the Transferring Party shall promptly inform the Receiving Party in writing, and provide the information referred to in paragraph 2 of this Article.
4. If the Receiving Party, having considered the information which the Transferring Party has provided, is willing to proceed with the transfer, it shall promptly inform the Transferring Party in writing, and provide the following information;
a) a statement indicating that the sentenced person is a national of the Receiving Party for the purposes of this Treaty;
b) a copy of the relevant laws of the Receiving Party which provides that the acts or omissions on account of which the sentence has been imposed in the Transferring Party constitute a criminal offence according to the law of the Receiving Party, or would constitute a criminal offence if committed on its territory;
c) a statement of the effect, in relation to the sentenced person, of any law or regulation relating to that person’s detention in the Receiving Party after that person’s transfer, including a statement, if applicable, of the effect of paragraph 3 of Article 10 upon that person’s transfer; and
d) a statement of any outstanding charges, convictions or criminal investigations in respect of the sentenced person.
5. If the Transferring Party is willing to proceed with the transfer, it shall promptly provide the Receiving Party with the following:
a) a declaration containing the sentenced person’s consent to the transfer; and
b) the written confirmation of the Transferring Party’s agreement to the transfer.
6. Where the Parties have agreed to the transfer, they shall make arrangements for the transfer of the sentenced person. Surrender of the sentenced person shall occur on a date and at a place agreed upon by both Parties.
7. If either Party decides not to agree to the transfer, it shall promptly inform the other Party of its decision in writing.
8. The Transferring Party shall inform the sentenced person in writing of any action taken by the Transferring Party or the Receiving Party under the preceding paragraphs of this Article.
1. The Transferring Party shall ensure that a sentenced person who gives consent to his or her transfer under this Treaty does so voluntarily and with knowledge of the consequences thereof. The procedure for giving such consent shall be governed by the law of the Transferring Party.
2. The Transferring Party shall permit a representative, designated by the Receiving Party, to contact directly with the sentenced person to verify his or her consent with the transfer in accordance with paragraph 1 of this Article.
Taking over the sentenced person by the authorities of the Receiving Party shall have the effect of suspending the enforcement of the sentence by the authorities of the Transferring Party.
The Transferring Party shall retain exclusive jurisdiction for the review of the judgment.
1. In case of continued enforcement, the Receiving Party shall enforce the sentence as if the sentence had been imposed in the Receiving Party.
2. The continued enforcement of the sentence after transfer shall be governed by the laws and procedures of the Receiving Party, including those governing the conditions of imprisonment, the confinement or other deprivation of liberty, and those providing for the reduction of the term of imprisonment, confinement or other deprivation of liberty by parole, conditional release, remission or otherwise.
3. If the sentence is by its nature or duration incompatible with the law of the Receiving Party, that Party may adapt the sanction in accordance with the punishment or measure prescribed by its own law for a similar offence. When adapting the sentence, the appropriate authorities of the Receiving Party shall be bound by the findings of facts, insofar as they appear from any opinion, conviction, judgment, or sentence imposed in the Transferring Party. The adapted sentence shall be neither more severe than that imposed by the Transferring Party in terms of nature or duration, nor exceed the maximum penalty prescribed by the law of the Receiving Party. When adapting the sentence, the competent authority of the Receiving Party may, however, not convert a life imprisonment to another penalty.
4. The Receiving Party shall modify or terminate the enforcement of the sentence, as soon as it is informed of any decision made by the Transferring Party to pardon the sentenced person, or of any other decision or measure of the Transferring Party that results in cancellation or reduction of the sentence.
5. If the Transferring Party requires, the Receiving Party shall provide the following information to the Transferring Party in relation to the continued enforcement of the sentence:
a) the date when the execution of the sentence has been completed;
b) if the sentenced person has escaped from custody before the sentence has been completed;
c) if the sentenced person is unable to complete the sentence for any reason; or
d) if the Transferring Party so requests, a report on the enforcement of the sentence.
1. In the case of conversion of sentence, the procedures provided for by the law of the Receiving Party apply. When converting the sentence, the competent authority:
a) shall be bound by the findings of the facts insofar as they appear explicitly or implicitly from the judgment imposed in the Transferring Party;
b) shall deduct the full period of deprivation of liberty served by the sentenced person; and
c) shall not aggravate the penal position of the sentenced person, and shall not be bound by any minimum which the law of the Receiving Party may provide for the offence or offences committed.
2. If the conversion procedure takes place after the transfer of the sentenced person, the Receiving Party shall
a) ensure to conduct the conversion procedure quickly and complete it before full period of deprivation of liberty has been served;
b) keep that person in custody or otherwise ensure his or her presence in the Receiving Party pending the outcomes of the procedure.
1. A Party shall, in accordance with its national laws, grant a request for transit of a sentenced person through its territory if such a request is made by the other Party and that Party has agreed with a third State on the transfer of that person to or from its territory.
2. A Party may refuse to grant transit:
a) if the sentenced person is one of its nationals, or
b) if the offence for which the sentence was imposed is not an offence under its national law.
3. No request for transit shall be required if transport is by air over the territory of a Party and no landing there is scheduled. However that Party shall be notified of any such transit.
1. Requests for transfer as well as the documents and declarations shall be submitted in the language of the Transferring Party, furnished with translation in English.
2. All costs incurred in relation to the transfer of the sentenced person or the continued enforcement of the sentence after transfer shall be borne by the Receiving Party, except costs incurred exclusively within the territory of the Transferring Party.
This Treaty shall not affect the rights or obligations of the Parties under treaties or other international agreements to which any of them is a Party.
Any dispute arising out of the interpretation, application, or implementation of this Treaty shall be resolved through negotiations between the central authorities. If the central authorities are unable to reach an agreement, the dispute shall be resolved by the Parties through diplomatic channels.
1. This Treaty shall enter into force on the thirtieth (30) day after receiving the last written notification through diplomatic channels in which the Parties notify each other on the completion of the necessary internal legal procedures for the entry into force of the Treaty.
2. This Treaty shall be applicable to the transfer of sentenced persons who have been sentenced either before or after the entry into force of this Treaty.
3. Upon the entry into force of this Treaty, Articles 79-95 of the Convention on Mutual Legal Assistance in Civil, Family Law and Criminal Matters signed on 18 January 1985 in Hanoi, shall cease to have any effect.
4. This Treaty will remain in force for an indefinite period.
5. Either Party may terminate this Treaty at any time by notice in writing to the other Party through diplomatic channels. Termination shall take effect six months after the date on which the notice is received.
6. Notwithstanding any termination, this Treaty shall continue to apply to the enforcement of the sentences of sentenced persons who have been transferred under this Treaty before the date on which such termination takes effect.
IN WITNESS WHEREOF, the undersigned, being duly authorized in accordance with their respective national laws, have signed this Treaty.
DONE at Budapest in duplicate, on this 16th day of September in the year of 2013, in the Vietnamese, Hungarian and English languages, each text being equally authentic. In case of any divergence of interpretation, the English text shall prevail.
 

FOR THE SOCIALIST REPUBLIC
OF VIET NAM




Pham Binh Minh
MINISTER OF FOREIGN AFFAIRS
FOR HUNGARY





TIBOR NAVRACSICS
DEPUTY PRIME MINISTER
MINISTER OF PUBLIC
ADMINISTRATION AND JUSTICE
Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Nội dung văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi