Thông báo 29/2017/TB-LPQT của Bộ Ngoại giao về hiệu lực của Hiệp định giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên bang Nga về chuyển giao người bị kết án phạt tù

thuộc tính Thông báo 29/2017/TB-LPQT

Thông báo 29/2017/TB-LPQT của Bộ Ngoại giao về hiệu lực của Hiệp định giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên bang Nga về chuyển giao người bị kết án phạt tù
Cơ quan ban hành: Bộ Ngoại giao
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:29/2017/TB-LPQT
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông báo
Người ký:Lê Hải Triều
Ngày ban hành:29/06/2017
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Ngoại giao
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ NGOẠI GIAO
-------
Số: 29/2017/TB-LPQT
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Hà Nội, ngày 29 tháng 06 năm 2017
 
THÔNG BÁO
 
Thực hiện quy định tại Điều 56 của Luật Điều ước quốc tế năm 2016, Bộ Ngoại giao trân trọng thông báo:
Hiệp định giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên bang Nga về chuyển giao người bị kết án phạt tù, ký tại Hà Nội ngày 12 tháng 11 năm 2013, có hiệu lực với Việt Nam kể từ ngày 15 tháng 5 năm 2017.
Bộ Ngoại giao trân trọng gửi bản sao Hiệp định theo quy định tại Điều 59 của Luật nêu trên./.
 

 
TL. BỘ TRƯỞNG
KT. VỤ TRƯỞNG
VỤ LUẬT PHÁP VÀ ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ
PHÓ VỤ TRƯỞNG




Lê Hải Triều
 
 
 
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên bang Nga, sau đây gọi là “các Bên”,
Mong muốn thúc đẩy phát triển hơn nữa hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thi hành án hình sự,
Mong muốn tạo điều kiện cho quá trình tái hòa nhập cộng đồng của người bị kết án phạt tù,
Đã thỏa thuận như sau:
1. Các Bên sẽ, phù hợp với các thuật ngữ và điều kiện quy định trong Hiệp định này, hỗ trợ tối đa cho nhau trong lĩnh vực chuyển giao người bị kết án phạt tù.
2. Phù hợp với các quy định của Hiệp định này, người bị kết án phạt tù trên lãnh thổ của một Bên có thể được chuyển giao đến lãnh thổ của Bên kia để chấp hành hình phạt đã được tuyên. Để đạt được mục đích này, người bị kết án hoặc người đại diện hợp pháp của người đó có thể đề nghị về việc chuyển giao với Nước tuyên án hoặc Nước thi hành án phù hợp với các điều khoản trong Hiệp định này.
3. Yêu cầu chuyển giao có thể do Nước chuyển giao hoặc Nước thi hành án đề nghị.
Trong Hiệp định này, những từ ngữ dưới đây có nghĩa là:
- “Bản án” là quyết định cuối cùng của Tòa án áp dụng hình phạt đối với người thực hiện hành vi phạm tội. “Bản án” cũng bao gồm quyết định cuối cùng của Tòa án tuyên hình phạt tử hình nhưng sau đó đã được thay thế bằng tước tự do có thời hạn hoặc tù chung thân bởi một lệnh ân xá hoặc giảm án tại Nước tuyên án;
- “Hình phạt” là hình phạt tước tự do có thời hạn hoặc tù chung thân được tuyên trong bản án;
- “Người bị kết án” là người đang chấp hành hình phạt tước tự do theo bản án;
- “Nước tuyên án” là Nước mà tòa án đã kết án người có thể hoặc đã được chuyển giao;
- “Nước thi hành án” là Nước mà người bị kết án có thể hoặc đã được chuyển giao để tiếp tục chấp hành hình phạt;
- “Cơ quan Trung ương” là cơ quan được các Bên ủy quyền để thực hiện Hiệp định;
- “Cơ quan có thẩm quyền” là cơ quan được ủy quyền của mỗi Bên để thực hiện yêu cầu;
- “Đại diện hợp pháp” là một người hoặc một tổ chức được ủy quyền theo quy định của pháp luật của một Bên hoạt động vì lợi ích hoặc đại diện cho người bị kết án tại các cơ quan tương ứng của Bên đó.
1. Người bị kết án có thể được chuyển giao theo Hiệp định này chỉ với các điều kiện sau:
a) Người bị kết án là công dân của nước thi hành án;
b) Bản án là cuối cùng và không còn bất kỳ thủ tục chưa giải quyết nào liên quan đến người bị kết án;
c) Vào thời điểm nhận được yêu cầu chuyển giao, phần hình phạt còn phải chấp hành của người bị kết án không ít hơn một năm. Trong trường hợp ngoại lệ, các Bên có thể đồng ý về việc chuyển giao nếu thời hạn còn phải chấp hành án ít hơn thời gian đã xác định nêu trên;
d) Người bị kết án có văn bản đồng ý về việc chuyển giao để thi hành hình phạt trong lãnh thổ của Nước thi hành án, trong trường hợp người bị kết án không có khả năng bày tỏ nguyện vọng của mình vì lý do tuổi tác, tình trạng sức khỏe và tinh thần thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện hợp pháp của người đó. Nước tuyên án sẽ tạo điều kiện để nhân viên lãnh sự hoặc quan chức khác của Nước thi hành án xác minh về sự đồng ý hoặc phản đối của người bị kết án là tự nguyện và với nhận thức đầy đủ về hệ quả pháp lý của việc chuyển giao;
e) Các tội phạm đã bị tuyên hình phạt là tội cũng có thể bị phạt tước tự do theo quy định của pháp luật hình sự của Nước thi hành án;
f) Nước tuyên án và Nước thi hành án đã nhất trí về việc chuyển giao;
g) Việc chuyển giao người bị kết án phạt tù không được xâm hại tới chủ quyền, an ninh quốc gia, trật tự xã hội hoặc các lợi ích đặc biệt của các Bên.
2. Việc chuyển giao bị từ chối, nếu:
a) Người bị kết án chưa thực hiện hết các nghĩa vụ tài chính trong bản án, hoặc theo quan điểm của Nước tuyên án, việc bảo đảm để thực hiện các nghĩa vụ đó là chưa đủ;
b) Hình phạt không thể thực hiện được tại Nước thi hành án do thời hạn hiệu lực đã kết thúc hoặc do các nguyên nhân khác quy định trong pháp luật quốc gia đó.
1. Các Cơ quan Trung ương được ủy quyền thực hiện Hiệp định này là:
Đối với Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Bộ Công an nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Đối với Liên bang Nga - Bộ Tư pháp Liên bang Nga.
2. Khi thực hiện Hiệp định này các cơ quan Trung ương sẽ liên hệ trực tiếp với nhau.
3. Các Bên thông báo ngay cho nhau qua kênh ngoại giao trong trường hợp thay đổi Cơ quan Trung ương của mình.
1. Người bị kết án mà Hiệp định này có thể được áp dụng sẽ được Nước tuyên án thông báo về nội dung của Hiệp định, cũng như hệ quả pháp lý của việc chuyển giao.
2. Trường hợp người bị kết án đề nghị với Nước tuyên án về việc chuyển giao, thì Nước đó sẽ thông báo ngay cho Nước thi hành án sau khi bản án có hiệu lực pháp lý.
3. Trong thông báo cần nêu rõ:
a) Họ, tên, ngày tháng năm và nơi sinh, quốc tịch của người bị kết án;
b) Địa chỉ thường trú của người bị kết án tại Nước thi hành án, nếu có;
c) Văn bản về vụ việc mà theo đó hình phạt được áp dụng;
d) Loại hình phạt, thời hạn và ngày bắt đầu chấp hành án;
e) Toàn văn các quy định của luật hình sự được áp dụng.
4. Trong trường hợp người bị kết án đề nghị được chuyển giao với Nước thi hành án theo các điều khoản của Hiệp định này, Nước tuyên án căn cứ vào yêu cầu, cung cấp cho Nước thi hành án những thông tin quy định tại khoản 3 Điều này.
5. Người bị kết án được thông báo bằng văn bản về tất cả các hoạt động do Nước thi hành án hoặc Nước tuyên án thực hiện theo các điều khoản trên đây, cũng như về tất cả các quyết định của một trong hai Nước liên quan đến yêu cầu chuyển giao.
1. Các yêu cầu và trả lời về chuyển giao được lập bằng văn bản và được chuyển trực tiếp tới các cơ quan Trung ương được chỉ định theo Hiệp định này.
2. Bên được yêu cầu sẽ thông báo ngay cho Bên yêu cầu về quyết định của mình và việc đáp ứng hoặc từ chối yêu cầu chuyển giao.
3. Cơ quan Trung ương của Nước tuyên án khi nhận yêu cầu chuyển giao thì gửi cho Cơ quan Trung ương của Nước thi hành án yêu cầu kèm theo các thông tin sau:
a) Thông tin về người bị kết án (họ tên, ngày và nơi sinh);
b) Các văn bản chứng minh quốc tịch và nơi thường trú của người bị kết án;
c) Bản sao có chứng thực của bản án và tất cả các quyết định của Tòa án có liên quan đến vụ việc, văn bản về việc phán quyết có hiệu lực pháp lý;
d) Văn bản về việc chấp hành hình phạt, về thời gian đã chấp hành hình phạt tù và về thời gian hình phạt tù còn tiếp tục phải chấp hành, cũng như văn bản đánh giá về thái độ của người bị kết án trong thời gian đã chấp hành hình phạt;
e) Văn bản về việc thi hành hình phạt bổ sung, nếu có;
f) Nội dung các điều khoản luật hình sự đã áp dụng để xét xử người bị kết án;
g) Văn bản đồng ý của người bị kết án về việc chuyển giao để chấp hành hình phạt trên lãnh thổ của Nước thi hành án, trong trường hợp người bị kết án không thể bày tỏ nguyện vọng của mình vì lý do tuổi tác, tình trạng sức khỏe và tâm thần thì phải có văn bản đồng ý của người đại diện hợp pháp của người đó;
h) Văn bản chỉ rõ các nghĩa vụ tài chính của người bị kết án theo bản án, nếu có;
i) Thông tin về tình trạng sức khỏe của người bị kết án và khả năng chuyển giao người đó đến lãnh thổ Nước thi hành án.
4. Cơ quan Trung ương của Nước thi hành án khi nhận được yêu cầu chuyển giao thì gửi cho cơ quan Trung ương của Nước tuyên án yêu cầu kèm theo các văn bản nêu tại điểm “a” và “b” của khoản 3 Điều này.
5. Cơ quan Trung ương của Nước tuyên án trả lời yêu cầu trên và gửi kèm các văn bản nêu tại các điểm từ “c” đến điểm “i” của khoản 3 Điều này.
6. Cơ quan Trung ương của Nước thi hành án, trong trường hợp đồng ý với yêu cầu của Cơ quan Trung ương của Nước tuyên án thì gửi kèm trả lời của mình các thông tin sau:
a) Văn bản đồng ý tiếp nhận người bị kết án để tiếp tục chấp hành phần còn lại của hình phạt;
b) Bản sao có chứng thực quyết định của tòa án hoặc một cơ quan có thẩm quyền khác về việc công nhận và thi hành bản án trong đó nêu rõ trình tự, thời hạn và điều kiện chấp hành hình phạt của người bị kết án sau khi chuyển giao;
c) Trích lục bản án mà người bị kết án sẽ chấp hành hình phạt;
d) Văn bản chứng minh quốc tịch của người bị kết án.
7. Trong trường hợp cần thiết các cơ quan Trung ương của các Bên có thể yêu cầu cung cấp các văn bản hoặc thông tin bổ sung.
8. Khi tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác của Nước tuyên án có quyết định về việc đồng ý hoặc từ chối chuyển giao người bị kết án, Cơ quan Trung ương của Nước tuyên án sau khi nhận được tất cả các văn bản cần thiết trong thời gian sớm nhất sẽ thông báo cho Cơ quan Trung ương của Nước thi hành án về việc đồng ý hoặc từ chối chuyển giao người bị kết án phù hợp với các điều khoản của Hiệp định này.
9. Địa điểm, thời gian và trình tự chuyển giao người bị kết án được các cơ quan có thẩm quyền của các Bên xác định trong thời gian sớm nhất có thể.
Nước thi hành án chịu chi phí liên quan đến chuyển giao người bị kết án, bao gồm cả những chi phí trong việc quá cảnh, trừ trường hợp các Bên có thỏa thuận khác. Các chi phí khác phát sinh trước thời điểm chuyển giao liên quan đến việc chuyển giao người bị kết án sẽ do Bên thực hiện đảm nhận.
1. Nước thi hành án đảm bảo việc tiếp tục thi hành hình phạt phù hợp với quy định của pháp luật nước mình.
2. Hình phạt sẽ được thi hành trên cơ sở bản án của tòa án Nước tuyên án. Tòa án của Nước thi hành án, căn cứ vào hình phạt và trên cơ sở tuân thủ quy định của pháp luật nước mình, sẽ quyết định thời hạn chấp hành hình phạt tù đúng như được ấn định trong bản án.
Nếu theo luật pháp của Nước thi hành án, thời hạn tối đa của hình phạt đối với tội phạm đã thực hiện ít hơn thời hạn đã ấn định trong bản án, thì tòa án Nước thi hành án sẽ quyết định thời hạn tù tối đa theo quy định của pháp luật Nước thi hành án đối với tội phạm tương tự.
Phần hình phạt đã chấp hành trên lãnh thổ Nước tuyên án sẽ được tính vào thời hạn chấp hành án.
3. Quyết định về việc thi hành hình phạt bổ sung trong bản án sẽ được tòa án của Nước thi hành án thực hiện nếu hình phạt này cũng được pháp luật của Nước thi hành án quy định đối với tội phạm đã bị kết án. Hình phạt bổ sung được thi hành theo trình tự quy định tại Điều này.
Mỗi Bên có thể giảm án, ân xá, đặc xá hoặc thay đổi án phạt phù hợp với pháp luật nước mình.
Chỉ Nước kết án mới có quyền giải quyết các các vấn đề kháng án hoặc xem xét lại bản án.
Sau khi bị chuyển giao, người bị kết án sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hoặc bị xét xử tại Nước thi hành án vì cùng hành vi phạm tội mà hình phạt đã được Nước tuyên án tuyên.
Nước thi hành án sẽ chấm dứt thi hành bản án ngay sau khi nhận được thông báo từ Nước tuyên án về mọi quyết định hoặc biện pháp đã áp dụng mà theo đó hình phạt không phải thực thi nữa.
1. Nếu sau khi chuyển giao người bị kết án để thi hành án mà bản án được thay đổi bởi tòa án của Nước tuyên án, bản sao quyết định này và các tài liệu cần thiết khác phải được chuyển giao ngay đến Cơ quan Trung ương của Nước thi hành án. Nước thi hành án sẽ quyết định việc thi hành quyết định này theo trình tự quy định tại Điều 8 Hiệp định này.
2. Nếu sau khi chuyển giao người bị kết án để thi hành án mà Nước tuyên án bác bỏ vụ án hình sự thì bản sao quyết định này được chuyển ngay đến Cơ quan Trung ương của Nước thi hành án để thi hành.
3. Nếu sau khi chuyển giao người bị kết án để thi hành án mà bản án tại Nước tuyên án bị hủy bỏ và điều tra lại hoặc xem xét thủ tục tố tụng mới thì bản sao quyết định về việc này, các tài liệu vụ án hình sự và các văn bản cần thiết khác sẽ được chuyển ngay cho Nước thi hành án để quyết định vấn đề truy cứu trách nhiệm người bị kết án theo pháp luật Nước thi hành án.
1. Cơ quan Trung ương của Nước thi hành án sẽ thông báo cho Cơ quan Trung ương của Nước tuyên án về quyết định của tòa án đã được thông qua để tiếp tục thi hành án, thi hành quyết định về giảm án hoặc lệnh đặc xá, về thay đổi bản án, về trả tự do trước thời hạn có điều kiện đối với người bị kết án đã chuyển giao, cũng như trong trường hợp người đó bỏ trốn.
2. Cơ quan Trung ương của Nước thi hành án, theo yêu cầu của cơ quan Trung ương của Nước tuyên án, sẽ cung cấp thông tin về quá trình chấp hành án của người bị kết án sau khi người này được chuyển giao.
1. Mỗi Bên, trên cơ sở luật pháp nước mình, sẽ đáp ứng yêu cầu về việc quá cảnh người bị kết án trên lãnh thổ nước mình, nếu yêu cầu quá cảnh được Bên kia đưa ra sau khi đã thỏa thuận với quốc gia thứ ba về việc chuyển giao người bị kết án.
2. Một Bên có thể từ chối việc quá cảnh, nếu:
a) Người bị kết án là công dân của Bên đó;
b) Hành vi đã được ấn định hình phạt không cấu thành tội phạm theo pháp luật của Bên đó.
3. Yêu cầu quá cảnh phải có những thông tin nêu tại điểm “a” và “b” của khoản 3 Điều 6 Hiệp định này kèm theo các văn bản được quy định tại khoản 1 và các điểm “c” và “f” khoản 3 Điều 6 Hiệp định này.
4. Nước thi hành án được yêu cầu quá cảnh có thể giam giữ người bị kết án chỉ trong thời gian đúng bằng thời gian quá cảnh của Bên kia.
5. Không phải xin phép quá cảnh nếu sử dụng phương tiện vận chuyển hàng không và không hạ cánh trên lãnh thổ Bên kia. Tuy nhiên Bên này phải được thông báo về vận chuyển quá cảnh qua lãnh thổ của mình.
Yêu cầu và văn bản, thông báo, thông tin kèm theo được soạn thảo bằng ngôn ngữ Bên yêu cầu và kèm bản dịch sang ngôn ngữ của Bên được yêu cầu hoặc sang tiếng Anh và được miễn hợp pháp hóa.
Hiệp định này được áp dụng cho việc thi hành những bản án được tuyên trước cũng như sau khi Hiệp định bắt đầu có hiệu lực
Các vấn đề tranh chấp phát sinh giữa các Bên trong việc giải thích và áp dụng Hiệp định này được giải quyết bằng tham vấn và thương lượng giữa các Bên.
1. Hiệp định này có thể được sửa đổi với sự đồng ý của các Bên.
2. Những thay đổi đã được đồng ý bắt đầu có hiệu lực phù hợp với thủ tục nêu tại khoản 1 Điều 19 Hiệp định này.
1. Hiệp định này có hiệu lực vô thời hạn và sẽ bắt đầu có hiệu lực sau 30 ngày kể từ khi nhận được thông báo cuối cùng bằng văn bản của các Bên qua kênh ngoại giao về việc hoàn tất các thủ tục nội bộ phù hợp với pháp luật của mỗi Bên.
2. Hiệp định này chấm dứt hiệu lực sau 180 ngày kể từ ngày một Bên nhận được thông báo bằng văn bản của Bên kia qua kênh ngoại giao về ý định chấm dứt hiệu lực của Hiệp định.
3. Việc chấm dứt hiệu lực của Hiệp định này không cản trở việc hoàn tất thi hành các yêu cầu chuyển giao đã nhận được trước ngày chấm dứt hiệu lực của Hiệp định.
Để làm bằng các đại diện dưới đây được ủy quyền đầy đủ bởi Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên bang Nga đã ký vào Hiệp định này
Làm tại Hà Nội ngày 12 tháng 11 năm 2013 thành hai bản, mỗi bản bằng tiếng Việt, tiếng Nga và tiếng Anh, tất cả các bản đều có giá trị như nhau. Trong trường hợp có sự bất đồng trong việc giải thích thì sử dụng bản tiếng Anh.
 

THAY MẶT
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM





Lê Quý Vương
Thứ trưởng Bộ Công an
THAY MẶT
LIÊN BANG NGA




Maxim Alexandrovich
Travnikov
Thứ trưởng Bộ Tư pháp

Để được hỗ trợ dịch thuật văn bản này, Quý khách vui lòng nhấp vào nút dưới đây:

*Lưu ý: Chỉ hỗ trợ dịch thuật cho tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất