Thông báo 27/2013/TB-LPQT của Bộ Ngoại giao về hiệu lực của Nghị định thư thành lập Ủy ban liên Chính phủ về hợp tác kinh tế, khoa học và công nghệ và các lĩnh vực khác giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Nhà nước I-xra-en
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Thông báo 27/2013/TB-LPQT
Cơ quan ban hành: | Bộ Ngoại giao |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 27/2013/TB-LPQT |
Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Thông báo |
Người ký: | Nguyễn Văn Ngự |
Ngày ban hành: | 07/05/2013 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Ngoại giao |
tải Thông báo 27/2013/TB-LPQT
BỘ NGOẠI GIAO Số: 27/2013/TB-LPQT | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 07 tháng 05 năm 2013 |
THÔNG BÁO
VỀ VIỆC ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ CÓ HIỆU LỰC
Thực hiện quy định tại khoản 3 Điều 47 của Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế năm 2005, Bộ Ngoại giao trân trọng thông báo:
Nghị định thư thành lập Ủy ban liên Chính phủ về hợp tác kinh tế, khoa học & công nghệ và các lĩnh vực khác giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Nhà nước I-xra-en, ký tại Hà Nội ngày 25 tháng 4 năm 2013, có hiệu lực kể từ ngày 25 tháng 4 năm 2013.
Bộ Ngoại giao trân trọng gửi bản sao Nghị định thư theo quy định tại Điều 68 của Luật nêu trên.
| TL. BỘ TRƯỞNG |
NGHỊ ĐỊNH THƯ
THÀNH LẬP ỦY BAN LIÊN CHÍNH PHỦ VỀ HỢP TÁC KINH TẾ, KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ
VÀ CÁC LĨNH VỰC KHÁC GIỮA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
VÀ CHÍNH PHỦ NHÀ NƯỚC I-XRA-EN
Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Nhà nước I-xra-en (Sau đây được gọi là “các Bên”);
Xuất phát từ mong muốn thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai nước trong các lĩnh vực;
Căn cứ Hiệp định về hợp tác Kinh tế, Khoa học, Công nghệ, Nông nghiệp và Thương mại ký năm 1996; Hiệp định về hợp tác Kinh tế và Thương mại ký năm 2004 và Hiệp định về hợp tác trong lĩnh vực Văn hóa và Thông tin ký năm 2005 giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Nhà nước I-xra-en.
Tin tưởng vào sự cần thiết của việc hợp tác lâu dài và hiệu quả vì lợi ích của hai nước;
Các bên đã thỏa thuận như sau:
Điều 1. Thành lập Ủy ban liên Chính phủ
Căn cứ Điều V của Hiệp định về Hợp tác Kinh tế, Khoa học và Công nghệ, Nông nghiệp và Thương mại ký năm 1996; Điều XVI của Hiệp định về Hợp tác Kinh tế và Thương mại ký năm 2004 và Điều VII của Hiệp định về Hợp tác Văn hóa và Thông tin ký năm 2005, các Bên thành lập Ủy ban liên Chính phủ về Hợp tác Kinh tế, Khoa học & Công nghệ và các lĩnh vực khác (sau đây gọi là “Ủy ban”) với các thành viên là đại diện do Chính phủ mỗi Bên chỉ định.
Điều 2. Mục tiêu
Mục tiêu hoạt động của Ủy ban là:
1. Thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương, cụ thể là hợp tác về kinh tế, thương mại, khoa học & công nghệ, nông nghiệp, đào tạo, giao thông và du lịch, thông qua việc thực hiện các dự án, các chương trình hợp tác do mỗi Bên hay các Bên cùng đề xuất;
2. Điều phối các hoạt động giữa các Bộ/Ngành của hai nước nhằm đạt được mục tiêu chủ đạo nêu tại Khoản 1 của Điều này;
3. Giải quyết các vấn đề song phương thuộc thẩm quyền của Ủy ban;
4. Quản lý các vấn đề hợp tác song phương.
Điều 3. Các lĩnh vực hợp tác
Ủy ban sẽ thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực sau:
(a) Thương mại;
(b) Đầu tư;
(c) Tài chính và ngân hàng;
(d) Khoa học và công nghệ;
(e) Năng lượng;
(f) Nông nghiệp và phát triển nông thôn;
(g) Đào tạo;
(h) Du lịch;
(i) Giao thông;
(j) Văn hóa và thông tin;
(k) Các lĩnh vực hợp tác khác theo thỏa thuận của hai Bên.
Điều 4. Thành phần của Ủy ban
Ủy ban bao gồm các đại diện của Việt Nam và I-xra-en. Mỗi Bên bổ nhiệm một đồng Chủ tịch Ủy ban ở cấp Bộ trưởng, hay một quan chức cấp cao của Chính phủ. Trước khi họp Ủy ban, hai đồng Chủ tịch thông báo cho nhau tên của các thành viên của nước mình tham gia Ủy ban. Các thành viên từ Bộ Ngoại giao của mỗi Bên có quyền tham gia vào Ủy ban. Mỗi Bên có thể mời các chuyên gia và cố vấn phù hợp tham gia vào các cuộc họp của Ủy ban.
Điều 5. Các cơ quan đại diện của mỗi Bên
Để thực hiện Nghị định thư này, đại điện cho Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Bộ Khoa học và Công nghệ và đại diện cho Chính phủ Nhà nước I-xra-en là Bộ Kinh tế.
Điều 6. Định kỳ và địa điểm họp
Ủy ban sẽ tiến hành họp hai năm một lần, luân phiên tại I-xra-en và Việt Nam. Các Bên sẽ cùng thỏa thuận về thời gian của mỗi kỳ họp thông qua các kênh ngoại giao.
Điều 7. Nghĩa vụ tài chính
Mỗi Bên tự chi trả các khoản chi phí để tham dự các cuộc họp của Ủy ban. Ngoài ra, khi thực hiện các dự án hợp tác thì kinh phí sẽ do mỗi bên lo liệu, trừ khi có thỏa thuận khác.
Điều 8. Chủ tọa
Chủ tọa cuộc họp của Ủy ban sẽ do các trưởng đoàn cùng đảm trách.
Điều 9. Chương trình nghị sự
Chương trình nghị sự dự kiến đối với các cuộc họp của Ủy ban sẽ do nước đăng cai đề xuất ít nhất là một tháng (30 ngày) trước ngày dự định họp.
Điều 10. Biên bản cuộc họp
Bên đăng cai chịu trách nhiệm chuẩn bị biên bản trên cơ sở cùng trao đổi.
Điều 11. Thông cáo báo chí
Mọi biên bản của các cuộc họp của Ủy ban đều phải được giữ bí mật. Tuy nhiên, Ủy ban có thể đưa ra thông cáo báo chí khi có sự nhất trí của các Bên.
Điều 12. Sửa đổi, bổ sung
Nghị định thư này có thể được điều chỉnh hoặc bổ sung bất kỳ lúc nào trên cơ sở trao đổi bằng văn bản giữa các Bên.
Mọi điều chỉnh hoặc sửa bổ sung sẽ có hiệu lực vào thời gian do các Bên quy định và là một phần không tách rời của Nghị định thư này.
Điều 13. Giải quyết tranh chấp
Mọi tranh chấp phát sinh trong diễn giải hoặc khi thực hiện Nghị định thư sẽ được giải quyết thông qua tham vấn hoặc đàm phán giữa các Bên.
Điều 14. Hiệu lực, thời hạn và chấm dứt
Nghị định thư này có hiệu lực kể từ ngày ký và có giá trị trong 05 (năm) năm và có thể tiếp tục được gia hạn trong 05 (năm) năm một trên cơ sở thống nhất giữa các Bên, trừ trường hợp một Bên mong muốn chấm dứt hay gia hạn Nghị định thư với thời hạn ngắn hơn, trong trường hợp này, Bên mong muốn phải thông báo bằng văn bản ý định của mình cho Bên kia trước 06 (sáu) tháng.
Việc chấm dứt Nghị định thư này sẽ không ảnh hưởng tới giá trị và thời hạn của mọi thỏa thuận, hoạt động hay chương trình được đưa ra trong thời gian thực hiện Nghị định thư này cho tới khi các thỏa thuận, hoạt động hay chương trình được hoàn thành, trừ trường hợp các Bên có thỏa thuận khác.
Để làm bằng, những người ký tên dưới đây, được sự ủy quyền hợp pháp của Chính phủ nước mình, đã ký vào Nghị định thư này.
Làm tại Hà Nội ngày 25 tháng 4 năm 2013, tương ứng với năm 5773 theo lịch Do Thái thành hai bản, mỗi bản bằng tiếng Việt, tiếng Do Thái và tiếng Anh; các văn bản đều có giá trị như nhau. Trong trường hợp có sự giải thích khác nhau, văn bản tiếng Anh sẽ được dùng làm cơ sở.
THAY MẶT CHÍNH PHỦ | THAY MẶT CHÍNH PHỦ |
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây