Thông báo 18/2017/TB-LPQT của Bộ Ngoại giao về hiệu lực của Hiệp định về chuyển giao người bị kết án phạt tù giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Vương quốc Tây Ban Nha

thuộc tính Thông báo 18/2017/TB-LPQT

Thông báo 18/2017/TB-LPQT của Bộ Ngoại giao về hiệu lực của Hiệp định về chuyển giao người bị kết án phạt tù giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Vương quốc Tây Ban Nha
Cơ quan ban hành: Bộ Ngoại giao
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:18/2017/TB-LPQT
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông báo
Người ký:Lê Thị Tuyết Mai
Ngày ban hành:20/04/2017
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Ngoại giao
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ NGOẠI GIAO
-------
Số: 18/2017/TB-LPQT
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Hà Nội, ngày 20 tháng 4 năm 2017
 
 
 
Thực hiện quy định tại Điều 56 của Luật Điều ước quốc tế năm 2016, Bộ Ngoại giao trân trọng thông báo:
Hiệp định về chuyển giao người bị kết án phạt tù giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Vương quốc Tây Ban Nha, ký tại Ma-đrít ngày 01 tháng 10 năm 2014, có hiệu lực với Việt Nam kể từ ngày 01 tháng 5 năm 2017.
Bộ Ngoại giao trân trọng gửi bản sao Hiệp định theo quy định tại Điều 59 của Luật nêu trên./.
 

TL. BỘ TRƯỞNG
Q. VỤ TRƯỞNG
VỤ LUẬT PHÁP VÀ ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ




Lê Thị Tuyết Mai
 
 
 
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Vương quốc Tây Ban Nha, sau đây gọi là “các Bên”;
Mong muốn phát triển hơn nữa hợp tác pháp luật giữa hai Bên và tạo thuận lợi cho việc trao đổi thông tin trong lĩnh vực tư pháp, cùng nhau ký kết Hiệp định về chuyển giao người bị kết án phạt tù nhằm tạo điều kiện cho việc tái hòa nhập xã hội của người bị kết án phạt tù ở mỗi nước,
Đã thỏa thuận như sau:
Trong Hiệp định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
a) “Bên chuyển giao” là Nước mà tại đó hình phạt đã được tuyên và từ đó người bị kết án phạt tù có thể hoặc đã được chuyển giao đi;
b) “Bên nhận” là Nước nơi người bị kết án phạt tù có thể hoặc đã được chuyển giao đến để tiếp tục chấp hành bản án;
c) “Bản án” là bất kỳ hình phạt hoặc biện pháp nào liên quan đến tước tự do có thời hạn hoặc không có thời hạn do Tòa án của Bên chuyển giao tuyên đối với một tội phạm hình sự;
d) “Người bị kết án phạt tù” là người được yêu cầu phải chấp hành một bản án.
1. Các Bên cam kết dành cho nhau sự hợp tác toàn diện nhất trong lĩnh vực chuyển giao người bị kết án phạt tù phù hợp với các quy định của Hiệp định này.
2. Người bị kết án phạt tù có thể được chuyển giao từ lãnh thổ của Bên chuyển giao đến lãnh thổ của Bên nhận theo quy định của Hiệp định này để tiếp tục thi hành hình phạt mà Tòa án của Bên chuyển giao đã tuyên đối với người đó.
3. Việc chuyển giao người bị kết án phạt tù có thể do Bên chuyển giao hoặc Bên nhận yêu cầu.
4. Theo Hiệp định này, người bị kết án phạt tù được chuyển giao sẽ không bị bắt, xét xử hoặc kết tội tại Bên nhận về cùng một hành vi phạm tội đã bị kết án.
1. Mỗi Bên sẽ chỉ định một cơ quan Trung ương để thực hiện Hiệp định.
a) Cơ quan Trung ương của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam sẽ là Bộ Công an.
b) Cơ quan Trung ương của Vương quốc Tây Ban Nha sẽ là Bộ Tư pháp.
2. Các cơ quan Trung ương trao đổi trực tiếp với nhau hoặc qua kênh ngoại giao.
1. Người bị kết án phạt tù có thể được chuyển giao theo Hiệp định này chỉ trên cơ sở các điều kiện sau đây:
a) Người bị kết án phạt tù là công dân của Bên nhận;
b) Phán quyết phải là phán quyết cuối cùng và không còn thủ tục pháp lý cần tiếp tục thực hiện trong lãnh thổ của Bên chuyển giao;
c) Tại thời điểm nhận được yêu cầu chuyển giao, thời hạn chưa chấp hành hình phạt tù của người bị kết án vẫn còn phải chấp hành ít nhất là một năm, trừ trường hợp các Bên có thỏa thuận khác;
d) Việc chuyển giao phải được sự đồng ý của người bị kết án phạt tù hoặc đại diện hợp pháp nếu người bị kết án phạt tù là người có nhược điểm về thể chất hoặc tinh thần;
e) Hành động hoặc không hành động của người bị kết án phạt tù đã bị áp dụng hình phạt cũng cấu thành tội phạm theo quy định của pháp luật Bên nhận; điều kiện này không đòi hỏi khái niệm của tội phạm theo quy định của pháp luật các Bên phải giống nhau;
f) Bên chuyển giao và Bên nhận đều đồng ý với việc chuyển giao.
2. Các Bên có thể đồng ý để áp dụng các quy định của Hiệp định này đối với các hình phạt và biện pháp bảo đảm được áp dụng đối với người chưa thành niên theo quy định của pháp luật mỗi Bên. Trong trường hợp này, nhất thiết phải có sự đồng ý của người đại diện hợp pháp của người chưa thành niên.
Yêu cầu chuyển giao người bị kết án phạt tù sẽ bị từ chối theo Hiệp định này, phù hợp với các quy định khác của Hiệp định, nếu thuộc một trong những trường hợp sau:
a) Có căn cứ cho rằng người được chuyển giao có thể bị tra tấn, trả thù hoặc truy bức tại Bên nhận, hoặc
b) Việc chuyển giao người bị kết án phạt tù có thể phương hại đến chủ quyền, an ninh quốc gia, trật tự công cộng hoặc các lợi ích thiết yếu khác của Bên nhận.
1. Bất kỳ người bị kết án phạt tù mà có thể là đối tượng áp dụng của Hiệp định này sẽ được các Bên thông báo về quyền được yêu cầu chuyển giao theo quy định của Hiệp định này.
2. Nếu người bị kết án phạt tù trình bày nguyện vọng được chuyển giao với một trong hai Bên, Bên đó sẽ thông báo bằng văn bản cho Bên kia biết về nguyện vọng này sớm nhất có thể.
3. Khi có yêu cầu chuyển giao, Bên chuyển giao, trong phạm vi có thể, sẽ cung cấp bằng văn bản cho Bên nhận các thông tin sau:
a) Họ tên, ngày và nơi sinh của người bị kết án phạt tù, cùng họ tên của cha mẹ người đó;
b) Bất kỳ giấy tờ nào chứng minh về tình trạng quốc tịch của người bị kết án phạt tù (nếu có);
c) Nơi cư trú cuối cùng của người bị kết án phạt tù ở Bên nhận (nếu có);
d) Bản chất, thời hạn và ngày bắt đầu thi hành hình phạt, ngày chấm dứt hình phạt, thời gian đã chấp hành hình phạt và bất kỳ sự miễn, giảm hình phạt nào mà người đó có được vì những việc đã làm, do có thái độ cải tạo tốt, do đã bị giam giữ trước khi xét xử hoặc vì lý do khác;
e) Một bản sao của bản án và hình phạt đối với người bị kết án phạt tù và căn cứ pháp luật của bản án, hình phạt đó;
f) Bản khai thể hiện sự đồng ý đối với việc chuyển giao theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 4 Hiệp định này;
g) Các báo cáo về tình trạng xã hội hoặc y tế của người bị kết án phạt tù, nếu có, thông tin về việc điều trị của người đó tại Bên chuyển giao và bất kỳ khuyến cáo nào về việc điều trị tại Bên nhận.
4. Nếu người bị kết án phạt tù đã trình bày nguyện vọng được chuyển giao theo Hiệp định này đối với Bên nhận, Bên chuyển giao, theo yêu cầu, trao đổi với Bên nhận về những thông tin quy định tại khoản 3 Điều này.
5. Nếu Bên nhận sau khi xem xét các thông tin do Bên chuyển giao cung cấp, đồng ý với việc chuyển giao thì thông báo ngay bằng văn bản cho Bên chuyển giao biết và cung cấp các thông tin sau:
a) Tài liệu hoặc văn bản cho thấy người bị kết án là công dân của Bên đó;
b) Bản sao văn bản pháp luật có liên quan của Bên nhận quy định rằng hành động hoặc không hành động đã bị tuyên hình phạt tại Bên chuyển giao, cấu thành một tội phạm theo pháp luật Bên nhận, hoặc có thể cấu thành tội phạm nếu thực hiện trên lãnh thổ của Bên nhận.
6. Nếu được yêu cầu, trong phạm vi có thể, mỗi Bên sẽ cung cấp cho Bên kia thông tin, tài liệu hoặc văn bản có liên quan trước khi đưa ra yêu cầu chuyển giao hoặc quyết định xem có đồng ý với việc chuyển giao hay không.
7. Cơ quan có thẩm quyền của Bên chuyển giao sẽ bàn giao người bị kết án phạt tù cho cơ quan có thẩm quyền của Bên nhận đúng thời gian và địa điểm được hai Bên thỏa thuận.
8. Các Bên sẽ thông báo bằng văn bản cho người bị kết án phạt tù, nếu có thể mọi hoạt động của Bên chuyển giao hoặc Bên nhận được tiến hành theo quy định tại các khoản trên của Điều này.
1. Yêu cầu chuyển giao và hồi đáp phải được lập thành văn bản hoặc bằng các phương tiện có thể chứng minh, có tính đến các kỹ thuật mới trong từng thời điểm và phải được gửi đến Cơ quan Trung ương được chỉ định theo Hiệp định này.
2. Hồi đáp sẽ được gửi qua cùng kênh thông tin.
3. Bên nhận phải thông báo ngay cho Bên chuyển giao quyết định của mình về việc có đồng ý hay không đồng ý với yêu cầu chuyển giao.
1. Bên chuyển giao bảo đảm rằng người bị kết án phạt tù đồng ý với việc chuyển giao theo quy định tại Điều 4.1.d một cách tự nguyện. Thủ tục đưa ra sự đồng ý sẽ tuân theo pháp luật của Bên chuyển giao.
2. Bên chuyển giao sẽ cho phép một quan chức do Bên nhận chỉ định, trước khi chuyển giao, xác minh về sự đồng ý chuyển giao với đầy đủ nhận thức về hệ quả pháp lý của việc chuyển giao phù hợp với khoản 1 Điều này.
1. Việc tiếp tục thi hành hình phạt sau khi chuyển giao do pháp luật và thủ tục của Bên nhận điều chỉnh bao gồm cả các điều kiện chấp hành hình phạt hoặc giam giữ và việc miễn giảm thời hạn phạt tù hoặc giam giữ do tạm tha, trả tự do có điều kiện, miễn giảm hoặc hình thức khác.
2. Trong trường hợp để tiếp tục thi hành hình phạt, Bên nhận sẽ bị ràng buộc bởi bản chất pháp lý và thời hạn của hình phạt được xác định bởi Bên chuyển giao.
3. Nếu bản chất và thời hạn của hình phạt không phù hợp với quy định của pháp luật Bên nhận, Bên đó có thể chuyển đổi hình phạt đó cho phù hợp với hình phạt được pháp luật nước mình quy định. Hình phạt được chuyển đổi không được nặng hơn hình phạt do Bên chuyển giao tuyên về mặt bản chất và thời hạn.
1. Bên chuyển giao sẽ bảo lưu toàn bộ thẩm quyền đối với việc xem xét lại những bản án do Tòa án của Bên đó tuyên, hình phạt áp dụng và bất kỳ thủ tục kháng cáo bất thường phát sinh liên quan đến bản án đó.
2. Bên nhận chỉ thực hiện việc ân xá, đặc xá, giảm án hoặc chấp nhận bất kỳ quyết định hoặc biện pháp pháp lý nào liên quan đến việc giảm hình phạt cho người bị kết án phạt tù khi có sự đồng ý của Bên chuyển giao.
Bên nhận phải chấm dứt việc thi hành hình phạt trong thời gian sớm nhất sau khi nhận được thông báo của Bên chuyển giao về quyết định hoặc biện pháp dừng thi hành hình phạt.
1. Trường hợp một trong các Bên chuyển giao một người từ một nước thứ ba qua lãnh thổ của Bên kia, Bên đó sẽ yêu cầu quyền được cho phép quá cảnh. Việc cho phép nói trên sẽ không cần thiết nếu sử dụng đường hàng không và không dự kiến hạ cánh trên lãnh thổ của Bên đó.
2. Bên được yêu cầu sẽ cho phép quá cảnh theo đề nghị của Bên yêu cầu trong phạm vi không trái với pháp luật nước mình.
Mọi chi phí liên quan đến việc chuyển giao người bị kết án hoặc tiếp tục thi hành hình phạt sau khi chuyển giao sẽ do Bên nhận chi trả, trừ các chi phí phát sinh trên lãnh thổ Bên chuyển giao.
1. Yêu cầu chuyển giao và các thông tin theo quy định tại Điều 7 phải được gửi kèm theo bản dịch ra ngôn ngữ của Bên được đề nghị hoặc ra tiếng Anh.
2. Việc liên lạc giữa các Cơ quan Trung ương quy định tại Điều 3 sẽ bằng ngôn ngữ do hai Bên thỏa thuận hoặc tiếng Anh.
Bên nhận cung cấp các thông tin liên quan đến việc thi hành hình phạt cho Bên chuyển giao trong các trường hợp sau đây:
a) Người bị kết án phạt tù được tạm tha có điều kiện;
b) Khi Bên nhận cho rằng việc thi hành hình phạt đã kết thúc;
c) Người bị kết án phạt tù bỏ trốn khỏi nơi giam giữ hoặc chết trước khi chấp hành xong hình phạt;
d) Bên chuyển giao yêu cầu một bản báo cáo.
Mọi bất đồng phát sinh từ việc giải thích hoặc thực hiện Hiệp định này sẽ được giải quyết thông qua trao đổi giữa các Cơ quan Trung ương. Trường hợp các Cơ quan Trung ương không thể đạt được thỏa thuận, bất đồng sẽ được các Bên giải quyết thông qua đường ngoại giao.
Hiệp định này không ảnh hưởng đến bất kỳ quyền và nghĩa vụ nào của hai Bên theo các điều ước hay thoả thuận quốc tế khác.
1. Hiệp định này sẽ được phê chuẩn theo pháp luật hiện hành của mỗi Bên. Hiệp định này sẽ có hiệu lực vào ngày thứ nhất tháng thứ hai kể từ khi trao đổi văn kiện phê chuẩn.
2. Hiệp định này sẽ có hiệu lực vô thời hạn.
3. Mỗi bên có thể chấm dứt Hiệp định này bằng việc gửi thông báo bằng văn bản cho nhau vào bất kỳ thời điểm nào thông qua kênh ngoại giao. Trong trường hợp đó, Hiệp định sẽ hết hiệu lực sau sáu (06) tháng kể từ ngày thông báo.
Để làm bằng, những người ký tên dưới đây, được ủy quyền đầy đủ, đã ký Hiệp định này.
Làm tại Madrid, ngày 01 tháng 10 năm 2014, thành hai bản gốc bằng tiếng Việt, tiếng Tây Ban Nha và tiếng Anh; tất cả các văn bản đều có giá trị như nhau.
 

THAY MẶT
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM




Thượng tướng Lê Quý Vương
Thứ trưởng Bộ Công an
THAY MẶT
VƯƠNG QUỐC TÂY BAN NHA

Để được hỗ trợ dịch thuật văn bản này, Quý khách vui lòng nhấp vào nút dưới đây:

*Lưu ý: Chỉ hỗ trợ dịch thuật cho tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất