Công văn 862/BHXH-TST 2024 hướng dẫn thực hiện Hiệp định về BHXH giữa VN và HQ

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Ghi chú

thuộc tính Công văn 862/BHXH-TST

Công văn 862/BHXH-TST của Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc hướng dẫn một số nội dung thực hiện Hiệp định về Bảo hiểm xã hội giữa Việt Nam và Hàn Quốc
Cơ quan ban hành: Bảo hiểm xã hội Việt NamSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:862/BHXH-TSTNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Công vănNgười ký:Trần Đình Liệu
Ngày ban hành:29/03/2024Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Ngoại giao, Bảo hiểm

tải Công văn 862/BHXH-TST

Tải văn bản tiếng Việt (.pdf) Công văn 862/BHXH-TST PDF PDF
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Công văn 862/BHXH-TST DOC DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
__________

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

Số: 862/BHXH-TST
V/v hướng dẫn một số nội dung thực hiện Hiệp định về BHXH giữa Việt Nam và Hàn Quốc

Hà Nội, ngày 29 tháng 3 năm 2024

 

 

Kính gi: Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

 

Căn cứ Hiệp định gia Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Đại hàn Dân quốc về Bảo him xã hội (Hiệp định); Quyết định số 436/QĐ-TTg ngày 25/4/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện Hiệp định gia Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Đại Hàn Dân quốc (Hàn Quốc) về bo hiểm xã hội (BHXH); Tha thuận hành chính ký ngày 08/12/2023 giữa Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nước Cộng hòa xã hội Ch nghĩa Việt Nam và Bộ Y tế và Phúc lợi nước Đại hàn Dân quốc thực hiện Hiệp định gia Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chnghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Đại hàn Dân quốc về BHXH; Thỏa thuận thực hiện ký ngày 23/01/2024 giữa BHXH Việt Nam nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cơ quan Hưu trí quốc gia nước Đại hàn Dân quốc về việc thực hiện Hiệp định và Thỏa thuận hành chính về BHXH liên quan đến đối tượng BHXH;

Căn cứ Luật BHXH năm 2014; Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc; Nghị định số 143/2018/NĐ-CP ngày 15/10/2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật BHXH và Luật An toàn, vệ sinh lao động về BHXH bắt buộc đối với người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam;

BHXH Việt Nam hướng dẫn một số nội dung về cấp, tiếp nhận Chứng nhận đối tượng BHXH; dừng thu BHXH bắt buộc đối với lao động Việt Nam đi làm việc tại Hàn Quốc để thực hiện Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Đại hàn Dân quốc về BHXH (sau đây gọi chung là Hiệp định) như sau:

I. Một số từ ngữ theo quy định tại Hiệp định, Thỏa thuận hành chính

1. Lao động phái cử

1.1. Lao động phái cử theo Điều 6 của Hiệp định:

1.1.1. Người lao động Việt Nam làm việc cho người sử dụng lao động có trụ sở đăng ký tại Việt Nam tham gia BHXH theo quy định của pháp luật Việt Nam, được người sử dụng lao động Việt Nam cử đi làm việc, thay mặt cho người sử dụng lao động Việt Nam trên lãnh th của Hàn Quốc. Người lao động Hàn Quốc làm việc cho người sử dụng lao động có trụ sở đăng ký tại Hàn Quốc tham gia BHXH theo quy định của pháp luật Hàn Quốc, được người sử dụng lao động Hàn Quốc cử đi làm việc, thay mặt cho người sử dụng lao động Hàn Quốc trên lãnh th ca Việt Nam

1.1.2. Người lao động Việt Nam làm việc theo hợp đồng lao động tham gia BHXH theo quy định của pháp luật Việt Nam, được phái cử bi người sử dụng lao động tại Việt Nam sang làm việc tại một chi nhánh hoặc một công ty con của Việt Nam tại Hàn Quốc. Người lao động Hàn Quốc làm việc theo hợp đồng lao động tham gia BHXH theo quy định của pháp luật Hàn Quốc, được phái cử bởi người sử dụng lao động tại Hàn Quốc sang làm việc tại một chi nhánh hoặc một công ty con của Hàn Quốc tại Việt Nam.

1.2. Thời gian phái cử:

Thời gian phái cư áp dụng trong vòng 60 tháng đu tiên ktừ ngày phái cử, được kéo dài thời gian phái cử (thời hạn tối đa là 36 tháng) nếu vẫn tiếp tục làm việc cho người sử dụng lao động đó.

Trường hợp người lao động được phái cử trước ngày Hiệp định có hiệu lực thời gian miễn tr s được tính bt đu từ ngày Hiệp định có hiệu lực.

Trường hợp lao động phái cử về nước do được điều động hoặc kết thúc hợp đồng lao động và phái cử lần nữa, thì việc phái cử này được coi là phái cử mới và giai đoạn miễn trừ s được tính lại.

2. Lao động tuyển dụng tại chỗ

Theo quy định tại Điều 7 Hiệp định: Khi công dân Việt Nam tạm trú trên lãnh thổ Hàn Quốc và được tuyn dụng, làm việc tại Hàn Quốc s áp dụng Luật Hưu trí Quốc gia của Hàn Quốc. Đối với lao động Hàn Quốc tạm trú trên lãnh th Việt Nam và được tuyển dụng, làm việc tại Việt Nam, vẫn áp dụng theo Luật Hưu trí Quốc gia Hàn Quốc trong thời gian làm công việc này không quá 60 tháng với điều kiện người này chịu sự điều chỉnh của pháp luật Hàn Quốc.

3. Chứng nhận đối tượng BHXH theo Thỏa thuận hành chính

Cơ quan BHXH Việt Nam cấp Chứng nhận đối tượng BHXH cho người lao động Việt Nam đang tham gia BHXH theo quy định của pháp luật Việt Nam, trên đó ghi khoảng thời gian Chứng nhận này sẽ có hiệu lực và là cơ sở đ người lao động Việt Nam được miễn trừ tham gia BHXH theo pháp luật của Hàn Quốc.

Cơ quan Hưu trí Quốc gia Hàn Quốc cấp Chứng nhận đối tượng BHXH cho người lao động Hàn Quốc đang tham gia BHXH theo quy định của pháp luật Hàn Quốc, trên đó ghi khoảng thời gian Chứng nhận này sẽ có hiệu lực và là cơ sở đ người lao động Hàn Quc được miễn trừ tham gia BHXH theo pháp luật của Việt Nam.

II. Cấp Chứng nhận đối tượng BHXH đối với người lao động Việt Nam

1. Đối tượng cấp Chứng nhận đối tượng BHXH

Lao động phái cử theo điểm 1.1, điểm 1.2 khoản 1 Mục I văn bn này.

2. Hồ sơ đề nghị cấp Chứng nhận đối tượng BHXH

2.1. Người lao động phái c

- Quyết định phái cử;

- Đối với người tham gia lần đầu hoặc đã có mã số BHXH nhưng chưa đủ thông tin): Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT) (Mu TK1-TS ban hành kèm theo Quyết định số 490/QĐ-BHXH ngày 28/3/2023 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam).

2.2. Đơn vị phái c người lao động

- Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK3-TS ban hành kèm theo Quyết định số 490/QĐ-BHXH ngày 28/3/2023 của Tng Giám đốc BHXH Việt Nam). Ch cần kê khai các nội dung, thông tin tại các điểm: [01], [02], [12], [13], [14]. Trong đó, nội dung [12] ghi: Đề nghị cấp Chng nhận đối tượng BHXH cho người lao động; nội dung [13] ghi: Danh sách (ghi rõ s lượng) người lao động kèm theo;

- Trường hợp đơn vị phái c người lao động đi làm việc tại chi nhánh hoặc công ty con của người sử dụng lao động đó tại Hàn Quốc: Kèm theo hồ sơ chứng minh đơn vị được hoạt động tại Hàn Quốc (bản sao hợp đồng trúng thu, nhận thầu công trình, dự án ở Hàn Quốc; bản sao Chứng nhận đăng ký đầu tư tại Hàn Quốc);

- Báo cáo tình hình sử dụng lao động và danh sách tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (Mu D02-LT ban hành kèm theo Quyết định số 1040/QĐ-BHXH ngày 18/8/2020 của BHXH Việt Nam/ Trong đó kê khai danh sách những lao động phái cử.

3. Quy trình cấp Chng nhận đối tượng BHXH

3.1. Người lao động phái cử

Kê khai Mu TK1-TS nộp cho đơn vị.

3.2. Đơn vị phái cử

Nhận hồ sơ của người lao động, kiểm tra, xác định thông tin.

Nộp hồ sơ tại điểm 2.1 và điểm 2.2 mục này cho cơ quan BHXH nơi đăng ký tham gia, đóng BHXH của đơn vị theo phương thức trực tiếp (bản giy) hoặc trực tuyến.

3.3. Cơ quan BHXH

a) Cán bộ/bộ phận tiếp nhận hồ sơ:

- Tiếp nhận hồ sơ, thực hiện kiểm tra, đối chiếu, chuyn đến Bộ phận Thu- Sổ, Thẻ để giải quyết. Trường hợp nộp hồ sơ giấy qua dịch vụ bưu chính hoặc tại cơ quan BHXH: scan hồ sơ gốc và cập nhật vào phần mềm quản lý.

- Nhận Chứng nhận đối tượng BHXH từ Phòng/bộ phận Thu - Sổ, Thẻ đ tra cho đơn vị.

b) Phòng/ bộ phận Thu - Sổ, Thẻ: Thực hiện kiểm tra, xác định đối tượng, đối chiếu trong phần mềm quản lý.

- Trường hợp hồ sơ đúng, đủ, thì nhập dữ liệu vào phần mềm quản lý; ký mẫu Chứng nhận đối tượng BHXH (mẫu VN/KR1), chuyển Giám đốc tnh/ huyện phê duyệt, ký, chuyn Phòng/ bộ phận tiếp nhận đ trả đơn vị.

- Trường hợp hồ sơ chưa đúng, đủ: Lập phiếu yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ (Mu số 02 kèm theo Quyết định số 475/QĐ-BHXH ngày 27/3/2023 của Tng Giám đốc BHXH Việt Nam ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong ngành BHXH Việt Nam) hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định chuyn Bộ phận tiếp nhận hồ sơ đ gửi lại đơn vị.

- Định kỳ, hàng quý/năm: Lập Biu trao đi dữ liệu về chứng nhận đối tượng BHXH đ theo dõi, tng hợp, quản lý (mẫu VN/KR2).

c) Thời hạn giải quyết: Không quá 05 ngày k từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

3.4. Trường hợp người lao động được phái cử quá 60 tháng thì đơn vị nộp hồ sơ đề nghị cấp Chứng nhận đối tượng BHXH đối với thời gian tiếp theo (hồ sơ chứng minh người lao động được kéo dài thời gian phái cử (thời hạn tối đa là 36 tháng) hoặc hồ sơ chứng minh người lao động được gia hạn hợp đồng tại nước tiếp nhận cho cơ quan BHXH; Quy trình và hồ sơ cấp Chứng nhận đối tượng BHXH lần sau thực hiện như đối với trường hợp cấp Chứng nhận đối tượng BHXH lần đầu.

III. Quy trình tiếp nhận Chứng nhận đối tượng BHXH đối với người Hàn Quốc

1. Đối tượng được cơ quan Hưu trí Quốc gia Hàn Quốc cấp Chứng nhận đối tượng BHXH

Lao động phái cử, lao động tuyn dụng tại ch theo khoản 1, khoản 2 Mục I.

2. Hồ sơ

2.1. Người lao động

- Bản chính (gốc) Chứng nhận đối tượng BHXH do cơ quan Hưu trí quốc gia Hàn Quốc cấp;

- Đối với người lao động được tuyn dụng tại ch theo quy định tại Hiệp định, thêm: Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mu TK1- TS).

2.2. Đơn vị:

- Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mu TK3- TS). Chỉ cần kê khai các nội dung, thông tin tại các điểm: [01], [02], [12], [13]. Trong đó, nội dung [12] ghi: Lao động Hàn Quốc phái cử /lao động Hàn Quốc tuyển dụng tại ch/Công chức, viên chức Hàn Quốc; nội dung [13] ghi: Lao động phái cử/ tuyn dụng tại ch(ghi rõ slượng) kèm theo.

- Báo cáo tình hình sử dụng lao động và danh sách tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (Mu D02-LT). Trong đó kê khai danh sách lao động phái cử, lao động tuyn dụng tại ch/ Công chức, viên chức Hàn Quốc.

3. Quy trình tiếp nhận Chứng nhận đối tượng BHXH của người Hàn Quốc làm việc tại Việt Nam

3.1. Người lao động

Nộp hồ sơ tại điểm 2.1 mục này cho đơn vị.

3.2. Đơn vị

- Nhận hồ sơ của người lao động, kiểm tra, xác nhận thông tin.

- Nộp hồ sơ tại điểm 2.1 và điểm 2.2 mục này cho cơ quan BHXH (tỉnh/ thành phố; quận/huyện) nơi đăng ký tham gia, đóng BHXH cho người lao động theo phương thức trực tiếp (bản giấy) hoặc trực tuyến.

3.3. Cơ quan BHXH

a) Cán bộ/bộ phận tiếp nhận hồ sơ:

- Tiếp nhn hồ sơ, thực hiện kiểm tra, đối chiếu, chuyn đến Phòng/ Bộ phận Thu-S, Thẻ để giải quyết ngay trong ngày; scan hồ sơ gốc và cập nhật vào phần mềm quản lý;

- Nhận Chứng nhận đối tượng BHXH từ Phòng/Bộ phận Thu-S, Thẻ để lưu tr theo quy định.

b) Phòng/B phận Thu-S, Thẻ

- Thực hiện kiểm tra, xác định đối tượng:

+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, chính xác thì nhập dữ liệu vào phần mềm quản lý để thực hiện min đóng BHXH bắt buộc đối với người lao động;

+ Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chính xác: Lập phiếu yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ (Mu số 02 kèm theo Quyết định số 475/QĐ-BHXH ngày 27/3/2023 của BHXH Việt Nam ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết qu giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong ngành BHXH Việt Nam) hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định chuyển Bộ phận tiếp nhận hồ sơ đ gửi lại đơn vị;

- Chuyển (hồ sơ) Chứng nhận đối tượng BHXH cho Phòng/ Bộ phận tiếp nhận hồ sơ;

- Định k hàng quý, năm: Tổng hợp danh sách lao động Hàn Quốc nộp chứng nhận đối tượng theo mẫu Danh sách tiếp nhận chứng nhận đối tượng BHXH của người Hàn Quốc; dừng tham gia BHXH của người Việt Nam (Mu TNDT/HĐ) để theo dõi, quản lý.

c) Thời hạn giải quyết hồ sơ: Không quá 05 ngày ktừ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

IV. Dừng đóng BHXH, xác nhận thời gian tham gia BHXH bắt buộc đối với người lao động Việt Nam đi làm việc tại Hàn Quốc theo hợp đồng

1. Đối tượng và thời điểm dừng đóng:

Người lao động đi làm việc ở Hàn Quốc theo hợp đng đang tham gia BHXH bắt buộc theo quy định tại Luật BHXH năm 2014 và Nghị định số 115/2015/NĐ-CP của Chính phủ dừng đóng BHXH bắt buộc từ ngày 01/01/2024. Từ ngày 01/01/2024 tiếp tục đóng BHXH theo quy định của pháp luật Hàn Quốc, gồm:

- Người đi làm việc Hàn Quốc theo hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc nước ngoài, tổ chức sự nghiệp được phép đưa người lao động đi làm việc nước ngoài;

- Người đi làm việc ở Hàn Quốc theo theo hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề với doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề;

- Người đi làm việc Hàn Quốc theo theo hợp đồng cá nhân.

2. Hồ sơ dừng đóng và xác nhận thời gian tham gia BHXH

2.1. Người lao động (trường hợp đóng trực tiếp cho cơ quan BHXH nơi thường trú của người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài):

- Kê khai Mu TK1-TS (Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT). Chỉ cần kê khai các nội dung, thông tin mục II tại các điểm: [13], [14], [18], riêng nội dung [18] ghi: dừng đóng BHXH đ tham gia BHXH tại Hàn Quốc;

- Hợp đồng lao động (HĐLĐ) có thời hạn ở Hàn Quốc hoặc HĐLĐ được gia hạn kèm theo văn bản gia hạn HĐLĐ hoặc HĐLĐ được ký mới tại Hàn Quốc (bản sao).

2.2. Đơn vị (trường hợp người lao động đóng BHXH thông qua đơn vị, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ được phép đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài):

- Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mu TK3- TS). Chỉ cần kê khai các nội dung, thông tin tại các điểm: [01], [02], [12], [13]. Trong đó, nội dung [12] ghi: Dừng đóng BHXH đ tham gia BHXH tại Hàn Quốc; nội dung [13] ghi: Danh sách lao động dừng đóng BHXH tại Việt Nam (ghi rõ s lượng) kèm theo;

- HĐLĐ có thời hạn ở Hàn Quốc hoặc HĐLĐ được gia hạn kèm theo văn bản gia hạn HĐLĐ hoặc HĐLĐ được ký mới tại Hàn Quốc (bản sao);

- Báo cáo tình hình sử dụng lao động và danh sách tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (Mu D02-LT), trong đó kê khai danh sách lao động Việt Nam dừng đóng để tham gia BHXH tại Hàn Quốc.

3. Trường hợp người lao động tại điểm 1 Mục này đã đóng BHXH từ 01/01/2024 thì cơ quan BHXH thực hiện hoàn trả số tiền BHXH đã đóng từ ngày 01/01/2024 theo quy định.

4. Cơ quan BHXH thực hiện dừng thu BHXH bắt buộc, xác nhận thời gian tham gia BHXH, trả tờ rời sổ BHXH, hoàn trả (nếu có) đối với người đi làm việc tại Hàn Quốc tại điểm 1, điểm 3 Mục này theo hướng dẫn tại Quyết định số 490/QĐ-BHXH ngày 28/3/2023 của BHXH Việt Nam.

5. Định kỳ, hàng quý/năm: Tng hợp danh sách người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc dừng đóng BHXH theo mẫu Danh sách tiếp nhận chứng nhận đối tượng BHXH của người Hàn Quốc; dừng tham gia BHXH của người Việt Nam (Mu TNDT/HĐ) để theo dõi, quản lý.

V. Tổ chức thực hiện

1. Các đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam

1.1. Ban Qun lý Thu, Sổ - Thẻ: Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc BHXH tỉnh, thành phố triển khai thực hiện Hiệp định và báo cáo kết quả thực hiện tại các Mục II, III và IV Văn bản này.

1.2. Trung tâm Công nghệ thông tin

- Điều chỉnh phần mềm quản lý Thu, Sổ - Thẻ, thực hiện quản lý người lao động Hàn Quốc phái cử, tuyn dụng tại chỗ, công chức, viên chức Hàn Quốc (nếu có), cấp, tiếp nhận Chứng nhận đối tượng BHXH (VN/KR1), biểu mẫu trao đi dữ liệu Hiệp định (mẫu VN/KR2) để BHXH các cấp thực hiện theo quy định, trong đó có cảnh báo tự động đối với người lao động sắp hết thời hạn miễn trừ;

- Hoàn thiện, nâng cấp ứng dụng VssID phiên bản tiếng Hàn, h trợ lao động Hàn Quốc và các doanh nghiệp FDI Hàn Quốc.

1.3. Trung tâm Truyền thông: Xây dựng nội dung thông tin, tuyên truyền, phổ biến và tổ chức thực hiện đến các đơn vị, doanh nghiệp, người lao động, các cơ quan liên quan về nội dung Hiệp định, Thỏa thuận hành chính và việc tổ chức thực hiện Hiệp định.

1.4. Văn phòng: Công bố thủ tục hành chính về cấp chứng nhận đối tượng BHXH cho người Việt Nam đi làm việc ở Hàn Quốc; tiếp nhận chứng nhận đối tượng BHXH của người Hàn Quốc làm việc tại Việt Nam.

1.5. Vụ Hợp tác quốc tế

Là đầu mối thực hiện việc tiếp nhận, phản ánh nhng bất cập, khó khăn, vướng mc trong quá trình tổ chức thực hiện đ kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định;

Là đầu mối tng hợp chung và thực hiện trao đi, cung cấp thông tin thực hiện Hiệp định gia BHXH Việt Nam và cơ quan Hưu trí Quốc gia Hàn Quốc.

1.6. Trung tâm Dịch vụ hỗ trợ, chăm sóc khách hàng

- Phối hợp hoạt động chăm sóc khách hàng, hỗ trợ, tư vấn, giải đáp các yêu cầu của khách hàng liên quan đến nội dung Hiệp định, Thỏa thuận hành chính và Tha thuận thực hiện Hiệp định;

- Hỗ trợ, hướng dẫn người sử dụng lao động và người lao động Hàn Quốc tại Việt Nam sử dụng ứng dụng VssID phiên bn tiếng Hàn.

1.7. Vụ Pháp chế: Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan rà soát các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành đ kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, bãi b hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật đ đảm bảo thực thi Hiệp định và tạo thuận lợi cho việc triển khai Hiệp định và Thỏa thuận hành chính đã ký kết.

2. BHXH tỉnh, thành phố

- Rà soát, hướng dẫn, đôn đốc đơn vị có sử dụng, quản lý người lao động Hàn Quốc, người lao động đang tham gia BHXH bắt buộc có liên quan thực hiện Hiệp định và các nội dung nêu tại các Mục II, III Văn bản này;

- Thông báo trực tiếp đến người lao động, hoặc thân nhân người lao động (đối với trường hợp người đi làm việc ở Hàn Quốc đóng tiền trực tiếp cho cơ quan BHXH), hoặc doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, tổ chức sự nghiệp được phép đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài (đối với trường hợp người đi làm việc ở Hàn Quốc theo hợp đồng đóng tin BHXH thông qua doanh nghiệp/tổ chức dịch vụ) về thời điểm dừng đóng BHXH tại Việt Nam để tiếp tục tham gia BHXH tại Hàn Quốc theo Hiệp định nêu tại mục IV Văn bản này;

- Phối hợp các cơ quan, đơn vị liên quan tại địa phương thông tin, tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng về chính sách BHXH đối với người lao động Việt Nam đi làm việc tại Hàn Quốc theo hợp đồng;

- Cập nhật kết quả thực hiện các nội dung nêu tại Mục II, III Văn bản này vào phần mềm đ theo dõi quản lý (Mu VN/KR1, mẫu VN/KR2, mẫu TNDT/HĐ).

Trên đây là một số nội dung hướng dẫn thực hiện Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Đại hàn Dân quốc về BHXH. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có vướng mc, BHXH tỉnh, thành phố kịp thời phản ánh về BHXH Việt Nam đ nghiên cứu, giải quyết./.

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Các Bộ: Ngoại giao, Tư pháp, LĐTBXH (đ b/c);
- Tổng Giám đốc (đ b/c);
- Các Phó Tng Giám đốc;
- Các đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam;
- Lưu: VT, TST.

KT. TỔNG GIÁM ĐỐC
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC



 



Trần Đình Liệu

 

BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH …..

BẢO HIỂM XÃ HỘI HUYỆN…….

Mẫu TNDT/HĐ

(Ban hành kèm theo CV số …./BHXH-TST

ngày ……….. của BHXH Việt nam)

 

 

DANH SÁCH TIẾP NHẬN CHỨNG NHẬN ĐỐI TƯỢNG BHXH CỦA NGƯỜI HÀN QUỐC; DỪNG THAM GIA BHXH CỦA NGƯỜI VIỆT NAM

Từ    ngày     tháng     năm    đến   ngày    tháng     năm

 

STT

Họ và tên

Ngày tháng năm sinh

Loại nghề nghiệp

Thông tin về doanh nghiệp tại Hàn Quốc

Thông tin về doanh nghiệp tại Việt Nam

Giai đoạn miễn trừ/HĐ có thời hạn

Ghi chú

Tên doanh nghiệp

Địa chỉ

Tên doanh nghiệp

Mã số

BHXH

Từ ngày.... tháng ...năm

Đến

....ngày....tháng.

..năm

A

B

1

2

3

4

5

6

7

8

9

I

Tiếp nhận chứng nhận

 

 

 

 

 

 

 

 

1

….

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

….

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

Dừng tham gia

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

….

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

….

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số chứng nhận đối tượng tiếp nhận: ………………………

Tổng số người dừng tham gia BHXH…………..người

 

 

………., ngày……tháng…..năm……

Giám đốc BHXH

(ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) 

HƯỚNG DẪN LẬP

Mẫu “Chứng nhận đối tượng bảo hiểm xã hội (VN/KR1)”

 

1. Mục đích:

Ghi thông tin của người lao động, đơn vị sử dụng lao động tại Việt Nam được cấp chứng nhận đối tượng BHXH.

2. Trách nhiệm lập: cơ quan BHXH

3. Căn cứ lập: TK1-TS, TK3-TS, D02-LT; Quyết định phái cử của đơn vị

4. Nội dung:

Mục I: Thông tin người lao động

(1) Họ và tên: Ghi đầy đủ họ, chữ đệm và tên bằng chữ in hoa có dấu của người lao động

(2) Ngày sinh: Ghi đầy đủ ngày, tháng, năm sinh như trong chứng minh nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu

(3) Số Căn cước công dân: Ghi số chứng minh nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu của người tham gia được cơ quan có thẩm quyền cấp; đánh dấu vào ô “loại lao động” tương ứng trên Quyết định phái cử/HĐ...thời hạn.

(4) Quốc tịch: Việt Nam

(5) Mã số BHXH do BHXH Việt Nam cấp (nếu có): Ghi mã số BHXH đã được cơ quan BHXH cấp

(6) Loại lao động: Ghi số của Quyết định phái cử/ HĐ...thời hạn

Mục II

(1) Tên đơn vị: Ghi đầy đủ tên đơn vị

(2) Địa chỉ: Ghi địa chỉ theo quyết định thành lập, giấy phép kinh doanh

(3) Mã số BHXH của đơn vị: Ghi mã số đơn vị do cơ quan BHXH cấp.

Mục III: Thông tin cơ quan/ doanh nghiệp Hàn Quốc: Ghi theo Quyết định phái cử.

Mục IV: Xác nhận của cơ quan BHXH Việt Nam

(1) Trách nhiệm lập: Cán bộ chuyên quản phụ trách Thu, Sổ - Thẻ

Ghi thời gian được miễn trừ pháp luật hưu trí quốc gia Hàn Quốc theo Điều 6 hoặc Điều 8 của Hiệp định

Thời gian từ tháng...... đến tháng....: Ghi thời gian theo Quyết định phái cử của đơn vị hoặc thời gian đơn vị/doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu tại Hàn Quốc ghi trên Hợp đồng đơn vị cung cấp.

 

HƯỚNG DẪN LẬP

Biểu mẫu trao đổi dữ liệu về chứng nhận đối tượng bảo hiểm xã hội (VN/KR2)

 

1. Mục đích:

Báo cáo tổng hợp kết quả số lượng cấp giấy chứng nhận đối tượng BHXH của người lao động Việt Nam đi làm việc tại Hàn Quốc; số lượng chứng nhận BHXH của người Hàn Quốc làm việc tại Việt Nam để phục vụ công tác quản lý và việc trao đổi số liệu giữa hai quốc gia.

2. Căn cứ lập: Danh sách cấp chứng nhận đối tượng bảo hiểm xã hội (mẫu đính kèm)

3. Trách nhiệm lập: Hàng năm

4. Phương pháp lập:

Dữ liệu về Chứng nhận đối tượng BHXH

a) Số lượng giấy chứng nhận đối tượng BHXH: Cột tổng cộng của danh sách cấp chứng nhận đối tượng BHXH.

b) Thời gian ban hành chứng nhận: Ghi khoảng thời gian lập biểu chứng nhận (từ ngày…..đến ngày…..) theo phương thức hàng quý/năm của kỳ trao đổi dữ liệu theo Thỏa thuận thực hiện.

c) Ghi chú: Ghi các thông tin khác (nếu có)

 

 

Danh sách cấp chứng nhận đối tượng bảo hiểm xã hội

(kèm theo mẫu VN/KR2)

 

1. Mục đích:

Báo cáo chi tiết số lượng, danh sách cấp giấy chứng nhận đối tượng BHXH của người lao động Việt Nam đi làm việc tại Hàn Quốc để phục vụ công tác quản lý và việc trao đổi số liệu giữa cơ quan BHXH Việt Nam và cơ quan Hưu trí Quốc gia Hàn Quốc

1. Căn cứ lập: Mẫu VN-KR1, TK1-TS, TK3-TS, D02-LT của đơn vị

2. Trách nhiệm lập: Quý, năm

3. Phương pháp lập: Căn cứ mẫu VN-KR1, TK1, TK3, D02-LT; Quyết định phái cử của đơn vị lập và cơ sở dữ liệu phần mềm quản lý thu ghi vào các cột theo từng tiêu thức tương ứng.

Cột B: Ghi số chứng nhận do cơ quan BHXH cấp

Cột C: Ghi tên của từng người lao động

Cột 1: Ngày tháng năm sinh của người lao động

Cột 2: Ghi loại nghề nghiệp theo Quyết định phái cử (nếu có)

Cột 3,4: Ghi rõ thông tin về doanh nghiệp tại Hàn Quốc mà người lao động Việt Nam được phái cử.

Cột 5,6,7: Ghi rõ thông tin về doanh nghiệp Việt Nam cử lao động Việt Nam sang Hàn Quốc.

Cột 8: Ghi ngày tháng năm bắt đầu được miễn trừ theo Quyết định phái cử/ HĐ có thời hạn của người lao động.

Cột 9: Ghi ngày tháng năm kết thúc được miễn trừ theo Quyết định phái cử/ HĐ có thời hạn của người lao động.

Cột 10: Ghi số, ngày tháng năm của Quyết định phái cử/ HĐ có thời hạn của người lao động và các thông tin khác (nếu có).

 

HƯỚNG DẪN LẬP

Danh sách tiếp nhận chứng nhận đối tượng BHXH của người Hàn Quốc; dừng tham gia

BHXH của người Việt Nam (mẫu TNDT/HĐ)

 

1. Mục đích:

Báo cáo chi tiết số lượng (số người) chứng nhận đối tượng BHXH của người Hàn Quốc làm việc tại Việt Nam; chi tiết và tổng cộng số người dừng tham gia BHXH tại Việt Nam để tham gia BHXH tại Hàn Quốc nhằm phục vụ công tác quản lý.

2. Căn cứ lập: Mẫu VN-KR1, TK1-TS, TK3-TS, D02-LT của đơn vị, Quyết định phái cử; HĐLĐ có thời hạn ở Hàn Quốc.

3. Trách nhiệm lập: Quý, năm

4. Phương pháp lập: Căn cứ mẫu VN-KR1, TK1-TS, TK3-TS, D02-LT, Quyết định phái cử, HĐLĐ có thời hạn ở Hàn Quốc hoặc HĐLĐ được gia hạn kèm theo văn bản gia hạn HĐLĐ hoặc HĐLĐ được ký mới tại Hàn Quốc của đơn vị lập và cơ sở dữ liệu phần mềm quản lý thu ghi vào các cột theo từng tiêu thức tương ứng.

Cột B: Ghi tên của từng người lao động

Cột 1: Ngày tháng năm sinh của người lao động

Cột 2: Ghi nghề nghiệp của người lao động (nếu có)

Cột 3,4,5,6: Ghi rõ thông tin doanh nghiệp Việt Nam, Hàn Quốc phái cử/tuyển dụng tại chỗ (nếu có)

Cột 7: Ghi ngày tháng năm bắt đầu được miễn trừ theo Chứng nhận đối tượng BHXH (đối với lao động Hàn Quốc); ghi thời hạn bắt đầu đi làm việc ở Hàn Quốc đối với lao động Việt Nam phải dừng thu từ 01/01/2024.

Cột 8: Ghi ngày tháng năm kết thúc được miễn trừ theo Chứng nhận đối tượng BHXH (đối với lao động Hàn Quốc); ghi thời hạn kết thúc đi làm việc ở Hàn Quốc đối với lao động Việt Nam phải dừng thu từ 01/01/2024.

Cột 9: Ghi số, ngày tháng năm của Quyết định phái cử của lao động Hàn Quốc/ HĐ có thời hạn của người lao động Việt Nam và các thông tin khác (nếu có).

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem Văn bản gốc.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi