Bản ghi nhớ giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Nam Phi về hợp tác trong lĩnh vực tài nguyên nước
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Bản ghi nhớ Không số
Cơ quan ban hành: | Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Chính phủ Cộng hoà Nam Phi |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | Không số |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Bản ghi nhớ |
Người ký: | Nguyễn Thái Lai; Marthinus Van Schalkwyk |
Ngày ban hành: | 06/10/2010 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Ngoại giao, Tài nguyên-Môi trường |
tải Bản ghi nhớ Không số
BỘ NGOẠI GIAO Số: 54/2010/SL-LPQT |
|
Hà Nội, ngày 12 tháng 10 năm 2010 |
Bản ghi nhớ giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Nam Phi về hợp tác trong lĩnh vực tài nguyên nước, ký tại Hà Nội, ngày 06 tháng 10 năm 2010. Có hiệu lực kể từ ngày 06 tháng 10 năm 2010./.
| TL. BỘ TRƯỞNG |
BẢN GHI NHỚ
GIỮA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA NAM PHI VỀ HỢP TÁC TRONG LĨNH VỰC TÀI NGUYÊN NƯỚC
Lời nói đầu
Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Nam Phi (dưới đây được gọi chung là “các Bên” và gọi riêng là “một Bên”);
TRÊN TINH THẦN VÀ MỤC ĐÍCH của Tuyên bố về Hợp tác và Phát triển và thỏa thuận về thiết lập Diễn đàn hợp tác trong lĩnh vực kinh tế, khoa học và văn hóa (tháng 11 năm 2004);
VỚI NGUYỆN VỌNG thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ hữu nghị giữa các Bên trên cơ sở bình đẳng, hai Bên cùng có lợi và tôn trọng lẫn nhau;
XÉT THẤY các Bên đều có những thách thức chung về sử dụng và phát triển bền vững tài nguyên nước;
TIN TƯỞNG Ở tiềm năng to lớn trong hợp tác song phương về kỹ thuật, quản lý, thể chế và kinh tế trong lĩnh vực tài nguyên nước;
ĐÃ THỎA THUẬN NHƯ SAU:
Điều 1.Mục đích
Mục đích của Bản ghi nhớ này là xây dựng khuôn khổ hợp tác giữa các Bên trong sử dụng, quản lý và phát triển bền vững tài nguyên nước và xây dựng mối quan hệ hợp tác lâu dài trên cơ sở bình đẳng và hai Bên cùng có lợi.
Điều 2.Lĩnh vực hợp tác
Các Bên sẽ hợp tác về các lĩnh vực phù hợp với pháp luật của mình: quản lý tài nguyên nước, tập trung vào luật pháp, các chính sách và quy chế liên quan; nghiên cứu và phát triển; cơ hội phát triển thương mại liên quan đến nước; tăng cường năng lực thể chế và đào tạo cán bộ, cụ thể như sau:
(a) Xây dựng và thực thi các luật, chiến lược và chính sách về tài nguyên nước;
(b) Hợp tác về quy hoạch và quản lý lưu vực sông quốc tế;
(c) Cải cách phân bổ tài nguyên nước hợp lý và công bằng, bao gồm cấp phép, hệ thống điều hành và chính sách giá cả;
(d) Bảo vệ các lợi ích cộng đồng và lợi ích môi trường thông qua xây dựng hệ thống quản lý bảo vệ tài nguyên nước;
(e) Quy định về dịch vụ tài nguyên nước bao gồm cơ cấu thể chế và công cụ pháp lý nhằm đảm bảo sử dụng bền vững tài nguyên nước;
(f) Phát triển cơ sở hạ tầng tài nguyên nước;
(g) Trao đổi kỹ thuật công nghệ về bảo vệ tài nguyên nước và quản lý nhu cầu;
(h) Các biện pháp xóa nghèo liên quan đến nước;
(i) Các mối quan hệ quốc tế, bao gồm những thỏa thuận song phương và đa phương;
(j) Khai thác nước dưới đất và quản lý các tầng chứa nước bị khai thác quá mức;
(k) Quản lý lũ và vùng lũ và các biện pháp giảm nhẹ hạn hán;
(l) Tăng cường năng lực cho cán bộ quản lý và các nhà khoa học về lĩnh vực tài nguyên nước, bao gồm đào tạo, chia sẻ thông tin, giáo dục và nghiên cứu;
(m) Tăng cường năng lực và sự tham gia cộng đồng ở mọi cấp; và
(n) Các vấn đề khác các Bên cùng quan tâm.
Điều 3.Hình thức hợp tác
Các Bên sẽ hợp tác theo các hình thức:
(a) Trao đổi thông tin và tài liệu trong các lĩnh vực được nêu trong Điều 2;
(b) Trao đổi các đoàn công tác của Chính phủ và khối tư nhân về đối thoại chính sách và các đàm phán về dự án liên quan đến lĩnh vực tài nguyên nước;
(c) Tổ chức các buổi hội thảo, tập huấn/đào tạo kỹ thuật hay các chuyến nghiên cứu trao đổi tại mỗi nước về các vấn đề các Bên cùng quan tâm;
(d) Thực hiện hợp tác giữa các tổ chức có chung các hoạt động như các tổ chức lưu vực sông; chia sẻ thông tin và những trao đổi khác;
(e) Khuyến khích liên doanh giữa các công ty của Nam Phi và Việt Nam về phát triển cơ sở hạ tầng tài nguyên nước.
Điều 4.Cơ quan thẩm quyền
Những cơ quan có thẩm quyền chịu trách nhiệm phối hợp và thực thi Bản ghi nhớ này sẽ là:
(a) Bộ Tài nguyên và Môi trường, đại diện cho Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; và
(b) Bộ Tài nguyên Nước và Các vấn đề môi trường, đại diện cho Chính phủ nước Cộng hòa Nam Phi.
Điều 5.Thành lập Ủy ban
(1) Nhằm thúc đẩy việc thực hiện Bản ghi nhớ này, các Bên sẽ thành lập Ủy ban Việt Nam - Nam Phi về tài nguyên nước (dưới đây gọi tắt là “Ủy ban”) sau khi Bản ghi nhớ có hiệu lực.
(2) Ủy ban sẽ gồm ít nhất ba thành viên do Cơ quan thẩm quyền mỗi nước tiến cử. Mỗi Bên cử một (01) đại diện làm Đồng Chủ tịch Ủy ban. Danh sách các đại diện sẽ được các Bên thông báo bằng văn bản qua đường ngoại giao.
Điều 6.Nguồn vốn cho các dự án hợp tác
(1) Mỗi Bên sẽ tự trang trải các chi phí phát sinh như vé máy bay quốc tế, tiền ăn ở, lương và phụ cấp sinh hoạt phí cho các đoàn công tác của mình, trừ khi các Bên có thỏa thuận khác.
(2) Các chi phí cho chuyên gia hỗ trợ kỹ thuật sẽ do Bên mời chi trả trừ khi có sự tài trợ của bên thứ ba.
(3) Kinh phí cho các dự án hợp tác kỹ thuật và thương mại sẽ được quyết định thông qua bàn bạc giữa các Bên tùy theo tình hình cụ thể của các dự án.
Điều 7.Bảo mật
Mỗi Bên sẽ tôn trọng các điều kiện do Bên kia đưa ra, nếu có, về hạn chế sử dụng và hạn chế chuyển giao cho bên thứ ba các tài liệu kỹ thuật, bằng sáng chế hoặc các số liệu và kiến thức kỹ thuật khác (ví dụ: Hiệp định khung về quyền sở hữu trí tuệ). Không Bên nào sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý từ việc trao đổi thông tin giữa các Bên trong Bản ghi nhớ này.
Điều 8.Giải quyết tranh chấp
Bất cứ tranh chấp nào phát sinh giữa các Bên từ việc giải thích hay thực hiện Bản ghi nhớ này sẽ được giải quyết thông qua tham vấn hoặc thương lượng giữa các Bên.
Điều 9.Sửa đổi
Bản ghi nhớ này có thể được sửa đổi khi có sự nhất trí của các Bên bằng trao đổi Công hàm qua đường ngoại giao.
Điều 10.Hiệu lực, thời hạn và chấm dứt hiệu lực
(1) Bản ghi nhớ này có hiệu lực kể từ ngày ký.
(2) Bản ghi nhớ này có hiệu lực trong thời gian 05 năm và sau đó được gia hạn thêm 05 năm tiếp theo trừ phi bất kỳ Bên nào đưa ra thông báo cho Bên kia ít nhất 06 tháng trước khi Bản ghi nhớ hết hiệu lực qua đường ngoại giao về ý định chấm dứt hiệu lực của Bản ghi nhớ.
(3) Việc chấm dứt hiệu lực Bản ghi nhớ sẽ không ảnh hưởng đến việc hoàn thành các dự án được ký kết trong khuôn khổ Bản ghi nhớ này.
ĐỂ LÀM BẰNG, những người ký tên dưới đây, được ủy quyền hợp thức của Chính phủ hai nước, đã ký và đóng dấu vào Bản ghi nhớ. Bản ghi nhớ được làm thành hai bản gốc, mỗi bản bằng tiếng Việt và tiếng Anh; tất cả các văn bản đều có giá trị như nhau.
Làm tại Hà Nội ngày 06 tháng 10 năm 2010./.
THAY MẶT CHÍNH PHỦ | THAY MẶT CHÍNH PHỦ |
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây