(1) Tăng mức tiền lương theo tháng, theo giờ
Hiện nay, theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 74/2024/NĐ-CP, mức lương tối thiểu tháng và mức lương tối thiểu giờ đối với người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo vùng tăng lên như sau:
Vùng | Mức lương tối thiểu tháng (Đơn vị: đồng/tháng) | Mức lương tối thiểu giờ (Đơn vị: đồng/giờ) |
Vùng I | 4.960.000 | 23.800 |
Vùng II | 4.410.000 | 21.200 |
Vùng III | 3.860.000 | 18.600 |
Vùng IV | 3.450.000 | 16.600 |
(2) Tăng tiền lương ngừng việc
Khi tăng lương tối thiểu vùng, NLĐ phải ngừng việc do lỗi của NLĐ khác hoặc vì sự cố điện, nước, do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm,… thì người lao động sẽ được trả lương trong thời gian ngừng việc.
Mà khi ngừng việc, NLĐ được nhận lương ít nhất bằng lương tối thiểu vùng. Do vậy, từ 01/7/2024, NLĐ sẽ được tăng mức lương ngừng việc.
(3) Tăng tiền lương tối thiểu khi điều chuyển công việc
khi người lao động chuyển sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động thì sẽ được trả theo lương mới. Tiền lương theo công việc mới không thấp hơn mức lương tối thiểu.
Và khi lương tối thiểu vùng tăng, tiền lương tối thiểu trả cho người lao động bị điều chuyển công việc cũng phải điều chỉnh tăng thêm.
(4) Gây thiệt hại lớn hơn mới phải bồi thườngTrường hợp người lao động gây ra thiệt hại không nghiêm trọng vì sơ suất với giá trị không quá 10 tháng lương tối thiểu vùng áp dụng tại nơi làm việc thì người lao động bồi thường nhiều nhất là 03 tháng tiền lương.
Điều này đồng nghĩa với việc, khi lương tối thiểu vùng tăng, giá trị tài sản thiệt hại phải lớn hơn thì người lao động mới phải bồi thường.
(5) Tăng mức đóng bảo hiểm xã hội(6) Tăng mức đóng bảo hiểm thất nghiệp
(7) Tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đaĐể tìm hiểu chi tiết về 7 quyền lợi người lao động được hưởng khi tăng lương tối thiểu vùng từ 01/7/2024, hãy cùng theo dõi ngay Video tin vui cho người lao động từ 01/7/2024 khi tăng lương tối thiểu vùng dưới đây:
>> Đăng ký theo dõi Kênh Youtube của LuatVietnam tại đây