Video: Hướng dẫn cách phân chia thừa kế khi bố mẹ đã mất hơn 30 năm

Theo Bộ luật dân sự, thời hiệu khởi kiện yêu cầu phân chia di sản là bất động sản là 30 năm. Vậy khi bố mẹ mất hơn 30 năm thì việc phân chia thừa kế thực hiện thế nào? Cùng theo dõi Video hướng dẫn chia thừa kế khi bố mẹ đã mất hơn 30 năm dưới đây nhé.

Theo quy định, bố mẹ đã mất hơn 30 năm thì quyền quản lý di sản sẽ thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản ấy. Trường hợp không có người nào đang quản lý tài sản đó thì di sản sẽ thuộc về Nhà nước.

Nếu sau hơn 30 năm, đã chia xong quyền thừa kế nhưng lại xảy ra tranh chấp về quyền thừa kế di sản và yêu cầu đòi lại tài sản thừa kế thì cần phải xem xét thời hiệu khởi kiện.

Theo đó, nếu đã kết thúc thời hạn 10 năm phân chia di sản mà các đồng thừa kế không có tranh chấp gì về việc phân chia ấy thì di sản sẽ trở thành tài sản chung của các đồng thừa kế.

Hiện nay, việc xác định thời hiệu chia di sản được xác định như sau:

(1) Thời hiệu thực hiện việc phân chia di sản: 30 năm đối với bất động sản và 10 năm đối với động sản từ khi mở thừa kế. Hết thời hạn trên, di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản.

(2) Thời hiệu để xác nhận/từ chối quyền thừa kế: 10 năm kể từ lúc mở thừa kế.

(3) Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản: 03 năm từ lúc mở thừa kế.

Để hiểu được cách phân chia di sản, hãy xem Video hướng dẫn chia thừa kế khi bố mẹ đã mất hơn 30 năm dưới đây:

>> Đăng ký theo dõi Kênh Youtube của LuatVietnam tại đây

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục