Xử phạt hành vi lừa đảo trong lĩnh vực xuất khẩu lao động

Câu hỏi:

Em đi xuất khẩu lao động Nhật về nước từ 10/2019 và có tham giam 1 công ty xuất khẩu lao động Nhật để đăng ký đi lần 2. Khi đi phỏng vấn và được tư vấn từ tuyển dụng và phát triển thị trường thì đến tháng 3/2020 sẽ có kỳ thi tay nghề. Khi bọn em thi đỗ và theo học được 1 thời gian thì biết là đến tháng 3 không có kỳ thi tay nghề; kiến nghị lên công ty cho em rút đơn và không theo nữa nhưng phía bên công ty không giải quyết, luôn tránh bọn em, hứa hết hôm này sang hôm khác, không trả lời em là có cho rút hay không! Đến hôm hẹn thì lại nói là không cho rút. Nếu em muốn rút thì làm việc với tuyển dụng; khi gọi cho tuyển dụng thì lại bảo phải hỏi đối ngoại, hỏi đối ngoại thì lại bảo hỏi tuyển dụng đến khi có mặt đối ngoại trưởng phòng tuyển dụng và giám đốc tuyển dụng hỏi em rút được không thì bảo làm việc với tuyển dụng. Đùn đẩy trách nhiệm từ tuyển dụng trực tiếp đến giám đốc tuyển dụng. Giờ em muốn rút đơn mà bên công ty không giải quyết thì có được cho là vi phạm luật lao động không ạ?

Trả lời:

Căn cứ điểm c, Tiểu mục 1, Mục 5 quy định về Tuyển chọn người lao động đi làm việc ở nước ngoài (điểm b và c khoản 2 Điều 27 của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006) thì:

“c) Doanh nghiệp dịch vụ phải cam kết với người lao động về thời gian chờ xuất cảnh sau khi người lao động trúng tuyển đi làm việc ở nước ngoài.

Trong thời gian doanh nghiệp dịch vụ đã cam kết, nếu người lao động không có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài nữa thì doanh nghiệp dịch vụ phải trả lại hồ sơ cho người lao động và người lao động phải chịu các khoản chi phí mà doanh nghiệp dịch vụ đã chi (nếu có) để làm thủ tục cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài, gồm: chi phí làm hồ sơ, khám sức khỏe, học phí bồi dưỡng kiến thức cần thiết, chi phí tài liệu học tập, ăn, ở trong thời gian đào tạo bồi dưỡng kiến thức cần thiết, chi phí làm thủ tục nhập cảnh (visa).

Nếu quá thời gian đã cam kết mà doanh nghiệp dịch vụ vẫn chưa đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài thì phải thông báo rõ lý do cho người lao động. Trường hợp người lao động không có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài nữa thì trong thời hạn mười lăm ngày kể từ này người lao động thông báo không có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài, doanh nghiệp dịch vụ phải hoàn trả cho người lao động hồ sơ, các khoản chi phí mà người lao động đã nộp cho doanh nghiệp, gồm: chi phí làm hồ sơ, học phí bồi dưỡng kiến thức cần thiết, chi phí làm thủ tục nhập cảnh (visa), vé máy bay, tiền dịch vụ, tiền môi giới và làm thủ tục hoàn trả tiền ký quỹ cho người lao động.”

Theo quy định trên, trường hợp hết tháng 3 công ty vẫn không đưa bạn đi xuất khẩu lao động theo cam kết nếu không có trở ngại khách quan hoặc trường hợp bất khả kháng thì hành vi này là hành vi vi phạm và bạn hoàn toàn có quyền rút hồ sơ và yêu cầu công ty phải hoàn trả các chi phí bạn đã nộp cho công ty như quy định trên.

Nếu công ty không cho bạn rút hồ sơ, theo quy định tại khoản 6, Điều 44 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006, bạn có quyền khởi kiện công ty tại Tòa án nơi công ty đóng trụ sở để yêu cầu công ty hoàn trả hồ sơ và các chi phí bạn đã nộp cho công ty.

Trên đây là toàn bộ ý kiến tư vấn của luật sư!

Trân Trọng.

Đào Trung Kiên

Được tư vấn bởi: Luật sư Đào Trung Kiên

Công ty luật TNHH MTV Hoàng Tín

http://luathoangtin.vn/- 789300660

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách pháp luật. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: [email protected]
Quý khách có bất kỳ vấn đề nào cần tư vấn, hãy đặt câu hỏi cho các luật sư để được tư vấn một cách nhanh chóng nhất!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

loading
Vui lòng đợiTổng đài Tư vấn Pháp luật