Xử lý như thế nào khi người mua nhà trả góp chết?

Câu hỏi:

Xin hỏi LuatVietnam:Mẹ tôi có mua một căn nhà chung cư và đang trả góp, cha tôi đã mất từ lâu. Nay mẹ tôi cũng không may qua đời, vậy việc trả góp này có được tiếp tục thực hiện không? Xử lý như thế nào khi người mua nhà trả góp chết? Ngôi nhà đang trả góp có phải là di sản thừa kế không? Rất mong được giải đáp. Xin cảm ơn!

Trả lời:

Thông thường, hiện có hai hình thức mua nhà trả góp: Mua trả góp hay còn gọi là mua trả chậm, trả dần được quy định tại Điều 125 Luật Nhà ở năm 2014 (do các bên thoả thuận và ghi rõ trong hợp đồng mua nhà ở) và mua trả góp vay vốn của ngân hàng.

Tại tình huống của bạn không nhắc đến việc vay vốn ngân hàng, do đó chúng tôi sẽ tư vấn trên giả định trường hợp của bạn là mua trả chậm theo quy định tại Điều 125 Luật Nhà ở năm 2014.

Ngôi nhà đang trả góp có phải là di sản thừa kế không?

Theo quy định tại Điều 612 Bộ luật Dân sự năm 2015, di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.

Như vậy, có thể thấy, bất cứ tài sản nào thuộc sở hữu của người chết thì đều được xem là di sản thừa kế. Và nếu người này có để lại di chúc thì di sản sẽ được chia theo di chúc. Nếu không có di chúc hoặc di chúc không hợp pháp… thì di sản sẽ được chia theo pháp luật căn cứ vào hàng thừa kế của người chết.

Do đó, nhà dù đang trả góp thi vẫn được xem là di sản thừa kế.

nguoi-mua-nha-tra-gop-chet

Việc trả góp này có được tiếp tục thực hiện không? Xử lý như thế nào khi người mua nhà trả góp chết?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 125 Luật Nhà ở năm 2014, trường hợp trong thời hạn trả chậm, trả dần mà bên mua nhà ở chết thì người thừa kế hợp pháp được thực hiện tiếp các quyền, nghĩa vụ của bên mua nhà ở và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận sau khi người thừa kế đã trả đủ tiền mua nhà cho bên bán.

Theo quy định tại Điều 615 Bộ luật Dân sự năm 2015:

1. Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

2. Trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thoả thuận của những người thừa kế trong phạm vi di sản do người chết để lại.

3. Trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

4. Trường hợp người thừa kế không phải là cá nhân hưởng di sản theo di chúc thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như người thừa kế là cá nhân.

Như vậy, các đồng thừa kế hợp pháp sẽ được tiếp tục thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định tại hợp đồng mua nhà trả góp của mẹ bạn.

Xem thêmNhà đang trả góp có phải là di sản thừa kế?

Trên đây là nội dung tư vấn cho câu hỏi “Xử lý như thế nào khi người mua nhà trả góp chết?’’ dựa trên những thông tin mà luật sư đã nhận được. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!

Bạch Minh Thắng

Được tư vấn bởi: Luật sư Bạch Minh Thắng

Đoàn luật sư Hà Nội

0948246868

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách pháp luật. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: [email protected]
Quý khách có bất kỳ vấn đề nào cần tư vấn, hãy đặt câu hỏi cho các luật sư để được tư vấn một cách nhanh chóng nhất!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

loading
Vui lòng đợi