Trả lời:
Theo Điều 4 Nghị định 34/2011/NĐ-CP, chưa xem xét xử lý kỷ luật đối với các trường hợp sau:
“1. Đang trong thời gian nghỉ hàng năm, nghỉ theo chế độ, nghỉ việc riêng được người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị cho phép.
2. Đang trong thời gian điều trị có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền.
3. Công chức nữ đang trong thời gian mang thai, nghỉ thai sản, đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
4. Đang bị tạm giữ, tạm giam chờ kết luận của cơ quan có thẩm quyền điều tra, truy tố, xét xử về hành vi vi phạm pháp luật”.
Như vậy, công chức nữ đang trong thời gian mang thai, nghỉ thai sản, đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì chưa xem xét xử lý kỷ luật.
Thời gian chưa xem xét xử lý kỷ luật công chức không tính vào thời hạn xử lý kỷ luật (khoản 5 Điều 2 Nghị định 34/2011/NĐ-CP).
Theo đó, thời hạn xử lý kỷ luật tối đa là 02 tháng, kể từ ngày phát hiện công chức có hành vi vi phạm pháp luật cho đến ngày cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật.
Trường hợp vụ việc có liên quan đến nhiều người, có tang vật, phương tiện cần giám định hoặc những tình tiết phức tạp khác thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền xử lý kỷ luật ra quyết định kéo dài thời hạn xử lý kỷ luật nhưng tối đa không quá 04 tháng (khoản 2 Điều 80 Luật Cán bộ, công chức năm 2008).
Do đó, phải đến khi công chức nữ qua thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi hội đồng kỷ luật mới xem xét hình thức kỷ luật.
Trong thời gian đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi, chưa xem xét xử lý kỷ luật thì người đó vẫn là công chức và vẫn được trả lương hàng tháng theo quy định.