Trả lời:
Cơ sở pháp lý
- Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch.
Hồ sơ đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 38 Luật Hộ tịch năm 2014 và Điều 30 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch quy định về hồ sơ đăng ký kết hôn gồm những giấy tờ sau:
- Hai bên nam, nữ có thể khai chung vào một Tờ khai đăng ký kết hôn;
- Giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài là giấy do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp còn giá trị sử dụng xác nhận hiện tại người đó không có vợ hoặc không có chồng; trường hợp nước ngoài không cấp xác nhận tình trạng hôn nhân thì thay bằng giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài xác nhận người đó có đủ điều kiện kết hôn theo pháp luật nước đó.
Nếu giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài không ghi thời hạn sử dụng thì giấy tờ này và giấy xác nhận của tổ chức y tế chỉ có giá trị 6 tháng, kể từ ngày cấp.
- Trường hợp người nước ngoài không có hộ chiếu để xuất trình theo quy định gồm những giấy tờ sau: xuất trình bản chính một trong các giấy tờ là hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân thì có thể xuất trình giấy tờ đi lại quốc tế hoặc thẻ cư trú.
Về thẩm quyền cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân
Căn cứ Điều 21 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch quy định về thẩm quyền cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân như sau:
1. Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi thường trú của công dân Việt Nam thực hiện việc cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.
Trường hợp công dân Việt Nam không có nơi thường trú, nhưng có đăng ký tạm trú theo quy định của pháp luật về cư trú thì Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi người đó đăng ký tạm trú cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.
2. Quy định tại khoản 1 Điều này cũng được áp dụng để cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho công dân nước ngoài và người không quốc tịch cư trú tại Việt Nam, nếu có yêu cầu.
Thẩm quyền thực hiện đăng ký kết hôn
Điều 37 Luật Hộ tịch 2014 quy định thẩm quyền thực hiện đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài thuộc về Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam.
Trường hợp người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có yêu cầu đăng ký kết hôn tại Việt Nam thì Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của một trong hai bên thực hiện đăng ký kết hôn.
Như vậy, trong trường hợp bạn trai người Tây Ban Nha của con gái bạn không sinh sống tại Việt Nam thì phải có Giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân do cơ quan có thẩm quyền của Tây Ban Nha cấp và phải thoả mãn về mặt thời hạn.
Nếu giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân không ghi thời hạn sử dụng thì giấy tờ này và giấy xác nhận của tổ chức y tế chỉ có giá trị 6 tháng, kể từ ngày cấp. Ngoài ra, con bạn và bạn trai cần chuẩn bị các giấy tờ để đăng ký đã nêu trên và thực hiện đăng ký kết hôn tại Uỷ ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của con bạn.
Xem thêm: Có thời gian ở nước ngoài xác nhận tình trạng hôn nhân thế nào?
Trên đây là nội dung tư vấn cho câu hỏi “Xin xác nhận tình trạng hôn nhân cho người nước ngoài ở đâu?” dựa trên những thông tin mà luật sư đã nhận được. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!