Xe gây tai nạn, chủ xe hay bảo hiểm chi trả tiền bồi thường?

Câu hỏi:

Xin hỏi LuatVietnam: Tôi gây ra tai nạn với một người tên là Hưng. Anh Hưng bị gẫy 1 tay và nằm viện điều trị 1 tuần. Xe của anh ấy bị hư hỏng nặng nhưng đã được cơ quan bảo hiểm mà anh ấy mua chi trả. Xin hỏi:
1. Tôi có phải bồi thường thiệt hại cho anh ấy đối với thiệt hại của chiếc xe do tôi gây ra nữa hay không? Theo tôi biết, ngoài bảo hiểm thân vỏ của xe anh ấy, tôi cũng đã mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, xe tôi gây ra tai nạn thì tôi sẽ được bảo hiểm chi trả phần trách nhiệm đó cho bên bị tai nạn. Vậy phần bảo hiểm trách nhiệm dân sự này tôi được nhận từ cơ quan bảo hiểm, rồi tôi mang phần đó đi bồi thường cho anh Hưng hay cơ quan bảo hiểm tự chi trả cho anh Hưng?
2. Với thiệt hại về sức khỏe do nằm viện, tôi có phải bồi thường hay không? Xin cảm ơn!

Trả lời:

1. Xe gây tai nạn, chủ xe hay bảo hiểm chi trả tiền bồi thường?

Theo quy định tại Bộ luận Dân sự hiện hành về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, trường hợp này bạn phải có trách nhiệm bòi thường thiệt hại về tài sản là chiếc xe bị hư hỏng nặng của anh Hưng.

Tuy nhiên, theo quy định pháp luật về bảo hiểm và quy định của Luật Giao thông đường bộ 2008 hiện hành thì các chủ xe cơ giới phải mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự, và phần thiệt hại này sẽ được cơ quan bảo hiểm chi trả.

Cụ thể, căn cứ khoản 1 Điều 14 Nghị định 03/2021/NĐ-CP về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới:

“Khi tai nạn xảy ra, trong phạm vi mức trách nhiệm bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thường cho người được bảo hiểm số tiền mà người được bảo hiểm đã bồi thường hoặc sẽ phải bồi thường cho người bị thiệt hại.”

Theo quy định này, chủ sở hữu xe sẽ là người được nhận tiền bảo hiểm, tuy nhiên điều kiện là chủ sở hữu xe phải là người có trách nhiệm bồi thường cho người bị thiệt hại. Như vậy, bạn sẽ phải bồi thường thiệt hại cho anh Hưng rồi sau đó Doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho bạn.

Cũng có nhiều người lo lắng về việc đến khi nào mới được bảo hiểm chi trả trong trường hợp này, tuy nhiên tại Điều 29 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 quy định về thời hạn trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường thì “Khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường theo thời hạn đã thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm; trong trường hợp không có thoả thuận về thời hạn thì doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ về yêu cầu trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường.”

Hồ sơ bồi thường tai nạn giao thông được quy định Điều 15 Nghị định 03/2021/NĐ-CP.

 

2. Thiệt hại về sức khỏe do nằm viện, ai phải bồi thường?

Theo Điều 584, 585 Bộ luật Dân sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 thì người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác thì phải bồi thường, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại.

Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình. Trường hợp bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây ra thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.

Như vậy, việc xác định người nào có lỗi trong việc gây ra tai nạn có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định chủ thể có trách nhiệm bồi thường những thiệt hại về tài sản, về tính mạng, sức khỏe con người xảy ra. Căn cứ vào kết luận điều tra của cơ quan công an, bạn xác định lỗi của bên gây tai nạn và mức bồi thường thiệt hại như thế nào. Bên gây tai nạn trong phạm vi lỗi sẽ phải bồi thường cho gia đình bạn các chi phí sau:

- Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

- Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

- Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;

Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm có thể phải bồi thường thêm khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Trên đây là nội dung tư vấn dựa trên những thông tin mà luật sư đã nhận được. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!

Nguyễn Văn Tuấn

Được tư vấn bởi: Luật sư Nguyễn Văn Tuấn

Công ty Luật TNHH TGS

https://tgslaw.vn- 1900.8698

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách pháp luật. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: [email protected]
Quý khách có bất kỳ vấn đề nào cần tư vấn, hãy đặt câu hỏi cho các luật sư để được tư vấn một cách nhanh chóng nhất!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

loading
Vui lòng đợiTổng đài Tư vấn Pháp luật