Trả lời:
Theo khoản 3 Điều 11 Nghị định 27/2012/NĐ-CP, hình thức kỷ luật cảnh cáo áp dụng đối với viên chức “sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được tham gia đào tạo, bồi dưỡng; được dự thi hoặc xét thay đổi chức danh nghề nghiệp”.
Một trong những nguyên tắc xử lý kỷ luật đối với viên chức là được nêu tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 27/2012 chính là thái độ tiếp thu, sửa chữa và chủ động khắc phục hậu quả của viên chức có hành vi vi phạm pháp luật là yếu tố xem xét tăng nặng hoặc giảm nhẹ khi áp dụng hình thức kỷ luật.
Do vậy, việc bổ sung chứng chỉ mới ngay sau khi được thông báo chứng chỉ không hợp pháp có thể được xem xét là yếu tố giảm nhẹ khi áp dụng hình thức kỷ luật.
Thêm vào đó, tùy thuộc vào tính chất và mức độ vi phạm của hành vi sử dụng chứng chỉ giả mà người sử dụng có thể bị xử lý hành chính hoặc xử lý hình sự.
Xử phạt hành chính
Cụ thể, Điều 16 Nghị định 138/2013/NĐ-CP quy định:- Phạt tiền từ 02 - 03 triệu đồng đối với hành vi sử dụng văn bằng, chứng chỉ của người khác hoặc sử dụng văn bằng chứng chỉ bị tẩy, xóa, sửa chữa.
- Phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng đối với hành vi mua bán, sử dụng văn bằng, chứng chỉ giả.
Ngoài việc bị phạt tiền, người vi phạm còn bị tịch thu chứng chỉ không hợp pháp đã sử dụng.
Xử lý hình sựNgười nào sử dụng giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình theo quy định tại Điều 341 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017.
Căn cứ tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi mà người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 30 - 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng - 02 năm. Ngoài ra người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 05 - 50 triệu đồng.