Trả lời:
Luật Bầu cử Đại biểu Quốc hội và Đại biểu HĐND năm 2015 chỉ quy định hai hình thức vận động bầu cử là thông qua hội nghị tiếp xúc cử tri do MTTQ tổ chức và qua phương tiện thông tin đại chúng của các địa phương nơi ứng cử. Các hình thức vận động bầu cử khác luật không quy định.
Hình thức phát tờ rơi luật không quy định, tức là luật không cấm. Tuy nhiên, nếu người ứng cử là cán bộ, công chức thì theo quy định, cán bộ, công chức chỉ làm những gì pháp luật quy định, còn người dân mới được phép làm những gì pháp luật không cấm.
Luật Bầu cử quy định việc vận động bầu cử phải dân chủ, công khai, bình đẳng, đúng pháp luật. Vì thế, nếu trong cùng một đơn vị bầu cử có người là cán bộ, công chức, có người không thì sẽ dẫn đến việc có người được sử dụng hình thức khác, có người lại không được, vi phạm nguyên tắc bình đẳng trong vận động bầu cử.
Như vậy, có thể thấy hình thức vận động bầu cử phát tờ rơi mặc dù không thuộc điều cấm của Luật Bầu cử Đại biểu Quốc hội và Đại biểu HĐND năm 2015 nhưng xét trên cương vị của những người tham gia ứng cử thì không bình đẳng, công khai.
Trên đây là nội dung tư vấn dựa trên những thông tin mà luật sư đã nhận được. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!
Xem thêm: Luật Bầu cử: Toàn bộ thông tin quan trọng cần biết