Trả lời:
Sau khi nghiên cứu tình huống của bạn, tôi biết rằng bạn đang rất lo lắng rằng mình có bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý hiếm” hay không. Trước tiên, bạn không nên quá lo lắng và hãy tham khảo ý kiến tư vấn của tôi để hiểu rõ hơn về tình huống mà bạn đang gặp phải.
Thứ nhất, tay gấu và tê tê thuộc loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ theo quy định tại Phụ lục I Danh mục các loài nguy cấp, quý hiếm (Kèm theo Nghị định số 64/2019/NĐ-CP ngày 16 tháng 7 năm 2019 của Chính phủ).
Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý hiếm được quy định tại Điều 244 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), cụ thể như sau:
“Điều 244: Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý hiếm
1. Người nào vi phạm về quy định bảo vệ động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm nhóm IB hoặc Phụ lục I Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt từ từ 1 đến 5 năm:
b) Tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép cá thể, bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống hoặc sản phẩm của động vật quy định tại điểm a khoản này.
[…]”
Pháp luật hình sự quy định thống nhất rằng người phạm tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý hiếm là trường hợp người phạm tội với lối cố ý.
Cụ thể, cố ý phạm tội là việc:
- Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xẩy ra; hoặc
- Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xẩy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.
Như vậy, trong trường hợp trên, thực tế bạn đang vận chuyển động vật nguy cấp, quý hiếm, nhưng bạn không hề hay biết về việc khách hàng của bạn cất giấu động vật quý hiếm trong hành lý. Việc bạn đồng ý vận chuyển khách và hành lý của khách hoàn toàn là do vô tình. Trong trường hợp này, bạn không có lỗi cố ý thực hiện hành vi vận chuyển động vật nguy cấp, quý hiếm.
Để bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì bạn phải thỏa mãn toàn bộ những dấu hiệu trong cấu thành tội phạm. Trong trường hợp của bạn, bạn không hề có lỗi cố ý, vì vậy không thỏa mãn dấu hiệu về mặt chủ quan của tội phạm. Vì vậy, bạn sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý hiếm”.
Thứ hai, bạn không phạm tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý hiếm, do đó có cở sở khẳng định chiếc xe ô tô của bạn không phải là vật chứng của vụ án.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 106 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015:
“3. Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:
a) Trả lại ngay tài sản đã thu giữ, tạm giữ nhưng không phải là vật chứng cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp tài sản đó;”
Vì vậy, để nhận lại chiếc xe ô tô, bạn cần làm đơn gửi đến Cơ quan điều tra đang thụ lý giải quyết vụ án, trình bày nguyện vọng và chứng minh mình là chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp để nhận lại chiếc ô tô trên.
Xem thêm: Hướng dẫn các tội vi phạm về bảo vệ động vật hoang dã
Trên đây là nội dung tư vấn dựa trên những thông tin mà luật sư đã nhận được. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!