Tư vấn về giải thể hợp tác xã đúng quy định

Câu hỏi:

Ngày 01/02/2018, Đại hội thành viên Hợp tác xã được triệu tập họp theo đề nghị của 3 thành viên. Cuộc họp vắng mặt một người nhưng vẫn được diễn ra. Trong cuộc họp, các thành viên bàn về vấn đề giải thể Hợp tác xã; kết quả có 6 thành viên biểu quyết chấp thuận nên Đại hội thành viên đã thông qua Nghị quyết giải thể Hợp tác xã. Xin hỏi, Nghị quyết giải thể Hợp tác xã có được coi là hợp pháp không ạ? Và nếu hợp pháp thì cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết phá sản Hợp tác xã khi Hợp tác xã bị mất khả năng thanh toán?

Trả lời:

Vấn đề bạn hỏi qua LuatVietnam được Luật sư Mai Đức Đông - Công ty Luật TNHH Tuệ Anh tư vấn cho bạn như sau:

1. Điều kiện thông qua Nghị quyết giải thể

Thứ nhất, cuộc họp vắng mặt 1 thành viên nhưng vẫn diễn ra là phù hợp với quy định tại khoản 6 Điều 31 Luật Hợp tác xã số 23/2012/QH13, theo đó, "Đại hội thành viên được tiến hành khi có ít nhất 75% tổng số thành viên tham dự" - với 8/9 người tham dự, tỷ lệ tham dự là trên 88%, phù hợp quy định của pháp luật;

Thứ hai, theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 34 Luật Hợp tác xã số 23/2012/QH13 thì nội dung về giải thế Hợp tác xã sẽ được đại hội thành viên thông qua khi có ít nhất 75% tổng số đại biểu có mặt biểu quyết tán thành.

Đối chiếu với thực tế của Hợp tác xã nêu trên, cuộc họp có mặt 8 thành viên và có 6 thành viên tán thành việc giải thể Hợp tác xã - đạt tỷ lệ 75% tổng số thành viên có mặt tán thành, vì vậy, Nghị quyết về việc giải thể Hợp tác xã được thông qua là hợp pháp.

 

2. Thẩm quyền giải quyết phá sản

Theo quy định tại Điều 55 Luật Hợp tác xã 2012 thì việc giải quyết phá sản đối với hợp tác xã được thực hiện theo quy định của pháp luật về phá sản.

Tại Điều 8 của Luật Phá sản 2014 quy định về thẩm quyền giải quyết phá sản trong trường hợp này như sau:

Tòa án nhân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết phá sản đối với hợp tác xã tại tỉnh đó và thuộc một trong các trường hợp sau:

- Vụ việc phá sản có tài sản ở nước ngoài hoặc người tham gia thủ tục phá sản ở nước ngoài;

- Hợp tác xã mất khả năng thanh toán có chi nhánh, văn phòng đại diện ở nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh khác nhau;

- Hợp tác xã mất khả năng thanh toán có bất động sản ở nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh khác nhau;

- Vụ việc phá sản thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện mà Tòa án nhân dân cấp tỉnh lấy lên để giải quyết do tính chất phức tạp của vụ việc.

Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết phá sản đối với hợp tác xã có trụ sở chính tại huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đó và không thuộc trường hợp quy định nêu trên.

Chú thích: Nội dung về “Vụ việc phá sản có tài sản ở nước ngoài hoặc người tham gia thủ tục phá sản ở nước ngoài” và “vụ việc phá sản có tính chất phức tạp” được hướng dẫn bởi Điều 2 và Điều 3 Nghị quyết 03/2016/NQ-HĐTP.

Như vậy, tùy vào từng trường hợp mà việc giải quyết yêu cầu phá sản của Hợp tác xã sẽ được Tòa án nhân dân cấp tỉnh hoặc Tòa án nhân dân cấp huyện giải quyết theo quy định nêu trên.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư, hi vọng giúp bạn làm sáng tỏ vấn đề mà bạn đang quan tâm. Nếu bạn còn băn khoăn hoặc cần tư vấn chi tiết hơn nữa, vui lòng kết nối đến điện thoại 094 567 2266 hoặc email [email protected] để được hỗ trợ.

Trân trọng./.

Mai Đức Đông

Được tư vấn bởi: Luật sư Mai Đức Đông

Công ty Luật TNHH Tuệ Anh

https://law.tueanhgroup.vn/- 19006226

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách pháp luật. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: [email protected]
Quý khách có bất kỳ vấn đề nào cần tư vấn, hãy đặt câu hỏi cho các luật sư để được tư vấn một cách nhanh chóng nhất!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

loading
Vui lòng đợiTổng đài Tư vấn Pháp luật