Trao nhầm con ở bệnh viện, ai phải chịu trách nhiệm?

Câu hỏi:

Xin hỏi LuatVietnam: Ngày 15/8/2010 tôi có sinh ở bệnh viện đa khoa huyện Phúc Thọ. Hiện tại con tôi đã 11 tuổi, do nghi ngờ nên tôi cho bé đi xét nghiệm AND thì phát hiện bé không phải là con đẻ của vợ chồng tôi. Hiện nay tôi liên hệ lại bệnh viện thì bệnh viện không cung cấp thông tin, tôi không biết liên hệ với bên nào để nhờ can thiệp. Xin hỏi trường hợp này tôi phải làm như thế nào để tìm lại con đẻ? Bệnh viện có phải chịu trách nhiệm do trao nhầm trẻ sơ sinh không? Xin cảm ơn!

Trả lời:

Trường hợp của bạn đã xảy ra thời điểm năm 2010, do vậy, cần xác định yếu tố lỗi cố ý hoặc vô ý để xử lý trách nhiệm như sau:

Nếu là hành vi cố ý thì sẽ bị xử lý trách nhiệm hình sự về Điều 120 Bộ luật Hình sự 1999, sửa đổi năm 2009 quy định về Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em. Theo đó thì khung hình phạt thấp nhất từ 03 - 10 năm tù và cao nhất là tù chung thân. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 05 - 50 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 - 05 năm hoặc phạt quản chế từ 01 - 05 năm.

Nếu là hành vi trao nhầm con do Cán bộ chăm sóc y tế được thực hiện do lỗi vô ý thì tùy theo mức độ có thể bị xử lý kỷ luật và Cơ sở y tế phải bồi thường theo qui định của Bộ luật Dân sự 2005.

Theo Điều 618 Bộ luật Dân sự 2005 thì Pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người của mình gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao; nếu pháp nhân đã bồi thường thiệt hại thì có quyền yêu cầu người có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật.

Điều 611 Bộ luật Dân sự 2005 quy định về Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm như sau:

(i) Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân bị xâm phạm, thiệt hại do danh dự, uy tín của pháp nhân, chủ thể khác bị xâm phạm bao gồm: (a) Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại; (b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút.

(ii) Người xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.

Như vậy, nếu xác định được đây là lỗi vô ý thì bệnh viện phải có trách nhiệm bồi thường cho gia đình bạn. Đồng thời, bệnh viện phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tinh thần cho gia đình bạn bị trao nhầm con. Mức bồi thường sẽ do các bên thỏa thuận. Nếu không tự thỏa thuận được thì gia đình bạn có quyền khởi kiện ra tòa án có thẩm quyền để được giải quyết.

Xem thêm: Tráo con gái mới đẻ, người mẹ phạm tội gì?

Trên đây là nội dung tư vấn dựa trên những thông tin mà luật sư đã nhận được. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ 19006199 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!

Hoàng Trọng Giáp

Được tư vấn bởi: Luật sư Hoàng Trọng Giáp

Công ty Luật TNHH Hoàng Sa

http://luathoangsa.vn- 0914522626

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách pháp luật. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: [email protected]
Quý khách có bất kỳ vấn đề nào cần tư vấn, hãy đặt câu hỏi cho các luật sư để được tư vấn một cách nhanh chóng nhất!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

loading
Vui lòng đợi