Trách nhiệm bồi thường nếu tử vong khi tiêm vắc xin Covid-19

Câu hỏi:

Xin hỏi LuatVietNam: Hiện nay, có một vài trường hợp qua đời sau khi tiêm Vaccine Covid 19. Vậy xin hỏi trách nhiệm sẽ thuộc về bên nào? (Bên bán thuốc hay Bên tiêm). Nếu trường hợp nguyên nhân dẫn đến tử vong là sốc phản vệ trên nền cơ địa thì liệu thân nhân của người chết có được bồi thường không

Trả lời:

Tử vong do tiêm Vaccine Covid 19, trách nhiệm thuộc về ai?

Liên quan đến vấn đề này, khoản 1 Điều 15 Nghị định 104/2016/NĐ-CP có quy định như sau: “Khi sử dụng vắc xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng và tiêm chủng chống dịch nếu xảy ra tai biến nặng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe hoặc gây thiệt hại đến tính mạng của người được tiêm chủng, Nhà nước có trách nhiệm bồi thường cho người bị thiệt hại.”

Như vậy, đối với Chương trình tiêm chủng mở rộng và tiêm chủng chống dịch thì nếu người được tiêm chủng xảy ra tử vong khi tiêm vaccine Covid-19, Nhà nước sẽ có trách nhiệm bồi thường cho người bị thiệt hại.

Nếu xác định lỗi này thuộc về tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, bảo quản vaccine, sinh phẩm y tế hoặc người làm công tác tiêm chủng thì tổ chức, cá nhân này phải bồi hoàn cho Nhà nước theo quy định của pháp luật (Căn cứ quy định tại khoản 6 Điều 30 Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm 2007).

Lưu ý: Quy định trên áp dụng đối với Chương trình tiêm chủng mở rộng và tiêm chủng chống dịch.

Còn đối với trường hợp xảy ra tai biến nặng sau tiêm chủng vaccine ngoài Chương trình tiêm chủng mở rộng và tiêm chủng chống dịch, cơ sở nơi xảy ra tai biến nặng sau tiêm chủng có trách nhiệm thực hiện bồi thường theo quy định của pháp luật về dân sự nếu có lỗi gây ra tai biến nặng sau tiêm chủng (Theo quy định tại khoản 4 Điều 5 Nghị định 104/2016/NĐ-CP).

 

Nếu nguyên nhân dẫn đến tử vong là sốc phản vệ thì thân nhân được bồi thường không?

Sốc phản vệ là một triệu chứng của phản ứng bất thường sau tiêm chủng, có thể đe dọa tính mạng (thuộc loại tai biến nặng sau tiêm chủng).

Điều 6 Nghị định 104/2016/NĐ-CP đã quy định khi xảy ra trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng thì phải thực hiện điều tra, đánh giá nguyên nhân gây tai biến nặng sau tiêm chủng; xác định trường hợp được bồi thường; xác định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc sản xuất, kinh doanh, bảo quản, sử dụng vaccine có liên quan đến tai biến nặng sau tiêm chủng.

Nếu kết luận cuối cùng xác định trường hợp người được tiêm chủng tử vong do sốc phản vệ được bồi thường thì thân nhân của người này sẽ được bồi thường các khoản chi phí theo quy định.

Mức bồi thường theo quy định khoản 2 Điều 16 Nghị định 104/2015/NĐ-CP bao gồm:

- Các chi phí do phải khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở y tế trước khi tử vong;

- Chi phí mai táng phí bằng 10 tháng lương cơ sở (lương cơ sở tại thời điểm hiện tại là 1.490.000 đồng);

- Chi bù đắp tổn thất về tinh thần là 100.000.000 đồng cho thân nhân của người bị thiệt hại;

- Các chi phí do thu nhập bị mất hoặc giảm sút theo quy định tại khoản 4 Điều 16 Nghị định 104/2016/NĐ-CP.

Thủ tục bồi thường, trình tự, thủ tục cấp và chi trả tiền bồi thường được quy định tại Điều 18, Điều 19 Nghị định 104/2016/NĐ-CP.

Trên đây là nội dung tư vấn dựa trên những thông tin mà luật sư đã nhận được. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!

Công ty Minh Long Legal

Được tư vấn bởi: Luật sư Công ty Minh Long Legal

Công ty TNHH Minh Long Legal

http://minhlonglegal.com/index.html- 03 7777 3369

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách pháp luật. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: [email protected]
Quý khách có bất kỳ vấn đề nào cần tư vấn, hãy đặt câu hỏi cho các luật sư để được tư vấn một cách nhanh chóng nhất!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

loading
Vui lòng đợi