Trả lời:
Căn cứ theo Điều 2 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 thì đối tượng được áp dụng chế độ khi xảy ra lao động gồm:
“1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động; người thử việc; người học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động.
2. Cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân.
3. Người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động.
4. Người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng; người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
5. Người sử dụng lao động.
6. Cơ quan, tổ chức và cá nhân khác có liên quan đến công tác an toàn, vệ sinh lao động.”
Như vậy, dù không ký hợp đồng lao động thì người lao động khi xảy ra tai nạn lao động vẫn có thể được hưởng chế độ bồi thường, hỗ trợ từ người sử dụng lao động.
Tuy nhiên, do bạn không nêu rõ việc em bạn gặp phải tai nạn lao động này là do lỗi từ đâu. Chính vì vậy, có thể được chia làm hai trường hợp như sau:
Trường hợp thứ nhất: Nguyên nhân xảy ra tai nạn lao động hoàn toàn do lỗi của chính người lao động bị nạn gây ra.
Căn cứ khoản 1 Điều 4 Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Luật An toàn vệ sinh lao động 2015:
“Điều 4. Trợ cấp tai nạn lao động
1. Người lao động bị tai nạn lao động làm suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên hoặc thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động được hưởng chế độ trợ cấp tai nạn lao động, nếu nguyên nhân xảy ra tai nạn lao động hoàn toàn do lỗi của chính người lao động bị nạn gây ra (căn cứ theo kết luận của biên bản điều tra tai nạn lao động).”
Như vậy, nếu nguyên nhân xảy ra tai nạn lao động hoàn toàn do lỗi của chính người lao động bị nạn gây ra thì người sử dụng lao động chỉ có trách nhiệm trợ cấp tai nạn lao động, chứ không phải bồi thường tai nạn lao động.
Trường hợp thứ hai: Nguyên nhân xảy ra tai nạn lao động không phải hoàn toàn do lỗi của người lao động.
Căn cứ vào khoản 4 Điều 38 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của chính người này gây ra với mức:
“a) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương nếu bị suy giảm từ 5% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;
b) Ít nhất 30 tháng tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp”
Ngoài ra, người sử dụng lao động còn có trách nhiệm trả trợ cấp cho thân nhân của người lao động bị tại nạn căn cứ theo Điều 53 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015. Theo đó, thân nhân người lao động được hưởng trợ cấp một lần bằng ba mươi sáu lần mức lương cơ sở tại tháng người lao động bị chết và được hưởng chế độ tử tuất theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
Xem thêm: Tai nạn lao động: Chi tiết điều kiện và mức hưởng chế độ
Trên đây là nội dung tư vấn cho câu hỏi trách nhiệm bồi thường khi thợ xây bị tai nạn dựa trên những thông tin mà luật sư đã nhận được. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!