Trả lời:
Luật sư cho rằng căn cứ theo khoản 1 Điều 122 Bộ luật Lao động 2019 thì việc xử lý kỷ luật lao động được quy định như sau:
(a) Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động.
Ở đây công ty anh đã chứng minh được anh A đã làm giả giấy tờ, tài liệu nội bộ, do vậy bên anh đã có đủ điều kiện để xử lý kỷ luật lao động đối với anh A.
Về thời hiệu xử lý kỷ luật lao động thì theo khoản 1 Điều 123 Bộ luật Lao động 2019, thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 06 tháng kể từ ngày xảy ra hành vi vi phạm; trường hợp hành vi vi phạm liên quan trực tiếp đến tài chính, tài sản, tiết lộ bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh của người sử dụng lao động thì thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 12 tháng.
Trong trường hợp này thì anh A đã thực hiện hành vi vào tháng 12 năm 2019, tuy nhiên đến tháng 11 năm 2021, tức là gần 2 năm sau anh B mới phát hiện ra hành vi của anh A và báo cáo lên cấp trên để xử lý kỷ luật lao động. Như vậy, bên công ty anh đã quá mất thời hiệu để xử lý kỷ luật với anh A.
Về trách nhiệm hình sự của anh A
Theo Điều 341 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định: Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.
Như vậy, trường hợp của anh A là làm giả giấy tờ, tài liệu nội bộ nếu đủ căn cứ sẽ bị xử lý hình sự theo Điều 341 Bộ luật Hình sự hiện hành.
Phát hiện, đấu tranh các hành vi phạm pháp luật hình sự là trách nhiệm của mỗi cá nhân, tổ chức. Do đó, Công ty anh nên thực hiện gửi đơn tố giác tội phạm đối với anh A về hành vi làm giả giấy tờ, tài liệu đến cơ quan điều tra có thẩm quyền.
Xem thêm: Xử lý hành vi làm giả giấy tờ, tài liệu của cơ quan, tổ chức
Trên đây là nội dung tư vấn dựa trên những thông tin mà luật sư đã nhận được. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!