Trả lời:
Hiểu thế nào là tội khai báo gian dối?
Trước hết, hành vi khai báo gian dối có thể là căn cứ để xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng quy định tại Điều 13 Pháp lệnh 02/2022/UBTVQH15.
Trong trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì đây là một trong những dấu hiệu định tội danh quy định tại Điều 382 Bộ luật Hình sự 2015, điểm u, khoản 1, Điều 2 Bộ luật Hình sự sửa đổi, bổ sung 2017.
Cụ thể, tội danh được quy định như sau:
Điều 382. Tội cung cấp tài liệu sai sự thật hoặc khai báo gian dối
1. Người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật, người bào chữa nào mà kết luận, dịch, khai gian dối hoặc cung cấp những tài liệu mà mình biết rõ là sai sự thật, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
a) Có tổ chức;
b) Dẫn đến việc giải quyết vụ án, vụ việc bị sai lệch.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
b) Dẫn đến việc kết án oan người vô tội hoặc bỏ lọt tội phạm hoặc người phạm tội.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Tội phạm này được quy định tại Chương XXIV phần các tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp của Bộ luật Hình sự 2015.
Từ quy định trên, suy ra, dấu hiệu nhận biết cơ bản của tội khai báo gian dối như sau:
Dấu hiệu nhận biết cơ bản | Mô tả cụ thể |
Tên đầy đủ của tội phạm | Tội cung cấp tài liệu sai sự thật hoặc khai báo gian dối: Đây là tội danh được quy định ghép từ hai tội là tội cung cấp tài liệu sai sự thật hoặc tội khai báo gian dối. |
Hành vi định tội danh (thuộc mặt khách quan của tội phạm) | Người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật, người bào chữa khai báo gian dối là: Người làm chứng khai báo những thông tin không đúng sự thật khách quan, chỉ dựa trên phán đoán mà không có căn cứ cụ thể, rõ ràng để chứng minh. Hoặc giao nộp các tài liệu, văn bản, giấy tờ cho cơ quan tiến hành tố tụng không đúng sự thật mặc dù họ đã biết rõ tài liệu này là không đúng sự thật khách quan; Người giám định, người định giá giao nộp kết luận giám định, văn bản định giá không đúng với tính chất khách quan của vụ việc; Người phiên dịch/người dịch thuật thực hiện phiên dịch, dịch thuật các thông tin không đúng với hồ sơ, giấy tờ có trong vụ việc hoặc không đúng với những trao đổi trực tiếp bằng lời nói giữa các bên; Người bào chữa cung cấp các thông tin bào chữa, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của thân chủ không đúng với sự thật khách quan, hồ sơ vụ việc; |
Khách thể của tội khai báo gian dối | Hành vi khai báo gian dối xâm phạm trực tiếp đến hoạt động tư pháp, các hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng. Ví dụ như hoạt động thu thập chứng cứ, hoạt động hỏi cung… |
Lỗi của người phạm tội | Người phạm tội thực hiện tội phạm với lỗi cố ý. |
Chủ thể của tội phạm | Người phạm tội là người tham gia tố tụng gồm người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật, người bào chữa; Những người này có độ tuổi từ đủ 16 tuổi trở lên và có năng lực chịu trách nhiệm hình sự; |
Như vậy, tội khai báo gian dối có một số dấu hiệu nhận biết cơ bản như chúng tôi đã nêu trên.
Tội khai báo gian dối phải chịu hình phạt ra sao?
Điều 382 Bộ luật Hình sự 2015, điểm u, khoản 1, Điều 2 Bộ luật Hình sự sửa đổi bổ sung 2017 quy định 2 khung hình phạt chính và 3 hình phạt bổ sung áp dụng đối với tội danh này.
Cụ thể, các khung hình phạt, mức phạt cụ thể như sau:
Khung hình phạt, mức phạt cụ thể | Trường hợp áp dụng | Căn cứ pháp lý |
Khung hình phạt cơ bản: Phạt cảnh cáo; Hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 1 năm; Hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm; | Thỏa mãn đầy đủ yếu tố cấu thành tội phạm | Khoản 1 Điều 382 Bộ luật Hình sự 2015 |
Khung hình phạt tăng nặng thứ 1: | Có các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng bao gồm: Hành vi phạm tội là có tổ chức; Hành vi phạm tội dẫn đến hậu quả là việc giải quyết vụ án, vụ việc bị sai lệch: Dấu hiệu hậu quả là yếu tố bắt buộc nếu người phạm tội bị khởi tố tại điểm này; | Khoản 2 Điều 382 Bộ luật Hình sự 2015 |
Khung hình phạt tăng nặng thứ 2: Phạt tù có thời hạn từ 3 năm đến 7 năm | Có các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng bao gồm: Hành vi phạm tội thuộc trường hợp phạm tội từ 2 lần trở lên; Hành vi phạm tội dẫn đến hậu quả là kết án oan người vô tội hoặc bỏ lọt tội phạm hoặc người phạm tội | Khoản 3 Điều 382 Bộ luật Hình sự 2015, điểm u khoản 1 Điều 2 Bộ luật Hình sự sửa đổi bổ sung 2017 |
Hình phạt bổ sung: Cấm đảm nhiệm chức vụ từ 1 đến 5 năm; Hoặc cấm hành nghề từ 1 đến 5 năm; Hoặc cấm làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm; | Có thể áp dụng đối với tội khai báo gian dối bị khởi tố ở tất cả các điểm của Điều 382 Bộ luật Hình sự 2015 | Khoản 4 Điều 382 Bộ luật Hình sự 2015 |
Như vậy, tội khai báo gian dối có thể phải chịu mức phạt cao nhất lên đến 7 năm tù giam và còn có thể bị áp dụng một hoặc một số hình phạt bổ sung quy định tại khoản 4, Điều 382 Bộ luật Hình sự 2015.
Xem thêm: Người làm chứng khai sai sự thật bị xử lý ra sao?
Trên đây là nội dung tư vấn về “Tội khai báo gian dối bị đi tù không? Đi tù mấy năm?” dựa trên những thông tin mà luật sư đã nhận được. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!