Thêm dấu hiệu vào chỉ dẫn địa lý được không?

Câu hỏi: Chỉ đẫn địa lý NGỌC LINH được bảo hộ cho sản phẩm sâm củ có được thêm dấu hiệu khác như KONTUM vào sau dấu hiệu NGỌC LINH không?

Trả lời:

Theo khoản 22, Điều 4, Luật Sở hữu trí tuệ 2005, thì chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể.

Theo Điều 79, Luật Sở hữu trí tuệ 2005 thì chỉ dẫn địa lý muốn được bảo hộ thì phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

1. Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý;

2. Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính chủ yếu do điều kiện địa lý của khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó quyết định.

Như vậy, để có thể được bảo hộ dưới danh nghĩa chỉ dẫn địa lý, thì cần phải tồn tại một địa danh và tại địa danh này một loại sản phẩm nào đó được sản xuất ra mà danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính chủ yếu của sản phẩm được quyết định bởi những điều kiện địa lý của địa danh đó.

Ví dụ: bưởi Đoan Hùng; vải thiều Thanh Hà; gạo Tám Xoan; chè san tuyết Mộc Châu … là một số chỉ dẫn địa lý nổi tiếng của nước ta.

Theo Điều 83 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 thì khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý có ranh giới được xác định một cách chính xác bằng từ ngữ và bản đồ

Như vậy, chỉ dẫn địa lý được bảo hộ phải có đặc điểm khác biệt nổi bật: sâm Ngọc Linh có đặc điểm khác biệt nổi bật với sâm ở vùng khác như: Danh tiếng, tính chất và chất lượng đặc thù của sâm Ngọc Linh có được là do điều kiện thổ nhưỡng rất phù hợp với điều kiện sinh trưởng và phát triển của sâm Ngọc Linh, đặc điểm khác biệt nổi bật giữa sâm ở Ngọc Linh và sâm tại các vùng khác...

Việc cung cấp bản đồ khu vưc địa lí tương ứng với chỉ dẫn địa lý Ngọc Linh cũng là một yêu cầu quan trọng trong việc nêu rõ điểm khác biệt nổi bật khi đăng ký chỉ dẫn địa lý sâm Ngọc Linh.

Theo Điều 80, Luật Sở hữu trí tuệ 2005, điểm a, điểm b, khoản 4, Điều 2 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ năm 2019 thì các đối tượng sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa chỉ dẫn địa lý:

1. Tên gọi, chỉ dẫn đã trở thành tên gọi chung của hàng hóa theo nhận thức của người tiêu dùng có liên quan trên lãnh thổ Việt Nam. Trường hợp Whisky, Vodka (sản phẩm rượu) đều là địa danh của nước Anh và Nga nhưng đã nổi tiếng đến mức nhầm lẫn thành nhãn hiệu hàng hóa, mất khả năng chỉ dẫn nguồn gốc địa lý và không được coi là chỉ dẫn địa lý nữa;

2. Chỉ dẫn địa lý của nước ngoài mà tại nước đó chỉ dẫn địa lý không được bảo hộ, đã bị chấm dứt bảo hộ hoặc không còn được sử dụng;

3. Chỉ dẫn địa lý trùng hoặc tương tự với một nhãn hiệu đang được bảo hộ hoặc đã được nộp theo đơn đăng ký nhãn hiệu có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn, nếu việc sử dụng chỉ dẫn địa lý đó được thực hiện thì có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc thương mại của hàng hóa;

4. Chỉ dẫn địa lý gây hiểu sai lệch cho người tiêu dùng về nguồn gốc địa lý thực của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đó.

Như vậy chỉ dẫn địa lý sâm NGỌC LINH đã được bảo hộ cho sản phẩm sâm củ không được thêm hay bớt các yếu tố (thêm dấu hiệu KONTUM) vào chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ.

Việc thêm Kontum như chỉ dẫn thông tin phía dưới dưới dạng thông tin cụ thể hơn (thông tin nhãn hàng hóa) về xuất xứ hàng hóa thì hoàn toàn được vì Kontum là xuất xứ của loại sâm này.

Hoàng Tuấn Vũ

Được tư vấn bởi: Luật sư Hoàng Tuấn Vũ

Công ty luật TNHH Tuệ Anh

090 165 9868

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách pháp luật. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: [email protected]
Quý khách có bất kỳ vấn đề nào cần tư vấn, hãy đặt câu hỏi cho các luật sư để được tư vấn một cách nhanh chóng nhất!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

loading
Vui lòng đợi