Thế nào được coi là tình thế cấp thiết?

Câu hỏi:

Xin hỏi LuatVietNam: Ngày 24/5/2021, tôi có điều khiển xe ô tô tải trên quãng đường từ đèo Hải Vân đến Nghệ An. Trong quá trình tôi đổ đèo thì xe bị mất phanh và lao xuống với tốc độ rất là nhanh. Lòng đường chỉ rông có 5 m và phân ra 2 làn. Khi tôi đang đổ đèo tự do thì gặp 1 người đứng ở làn đường thứ nhất và 10 người đứng ở làn đường thứ hai. Do không muốn đâm chết 10 người ở làn đường thứ hai nên tôi đã chạy xe đâm vào người đứng ở làn đường thứ nhất. Vậy trong trường hợp này tôi có bị phạm tội không? Xin cảm ơn!

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 23 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 về tình thế cấp thiết như sau:

“Điều 23. Tình thế cấp thiết

1. Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh gây thiệt hại cho quyền, lợi ích hợp pháp của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.

Hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải là tội phạm.

2. Trong trường hợp thiệt hại gây ra rõ ràng vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết, thì người gây thiệt hại đó phải chịu trách nhiệm hình sự.”

Hành vi được thực hiện trong khi tình thế cấp thiết xảy ra là quyền của công dân vừa nghĩa vụ pháp lý. Nhận thức được tình thế xảy ra, người thực hiện hành vi khi có tình thế cấp thiết vì họ muốn tránh những thiệt hại thực tế sẽ xảy ra với cá nhân, cơ quan, tổ chức, Nhà nước với trách nhiệm của một người công dân nên đã thực hiện hành vi này.

Để được áp dụng “Tình thế cấp thiết” đòi hỏi phải xuất hiện các điều kiện sau:

1) Phải có sự nguy hiểm thực tế đang gây ra hoặc đe dọa gây ra những thiệt hại nhất định cho những lợi ích được pháp luật bảo vệ. Sự nguy hiểm đó có thể bắt nguồn từ người, từ con vật, từ sức mạnh tự nhiên, từ những sự cố kĩ thuật vv.;

2) Việc gây thiệt hại là biện pháp duy nhất để khắc phục sự nguy hiểm vì trong tình thế đó không còn cách nào khác;

3) Thiệt hại gây ra phải nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.

Như vậy, trong trường hợp của bạn để được áp dụng tình thế cấp thiết bạn phải chứng minh cơ bản hai nội dung sau:

- Sự kiện xe đổ đèo không kiểm soát được hoàn toàn do lỗi kỹ thuật mà không do bất kỳ vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ nào;

- Không có bất kỳ lựa chọn nào khác ngoài hai lựa chọn bạn đã nêu trên và lựa chọn bạn đã thực hiện chắc chắn gây thiệt hại nhỏ hơn đối với lựa chọn còn lại;

Trong trường hợp được cơ quan chức năng có thẩm quyền xác định bạn đủ điều kiện áp dụng “Tình thế cấp thiết” trong vụ việc thì bạn không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trên đây là nội dung tư vấn dựa trên những thông tin mà luật sư đã nhận được. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!

Nguyễn Hồng Tâm

Được tư vấn bởi: Luật sư Nguyễn Hồng Tâm

Công ty luật TNHH Chí Công & Thiện Tâm

Luatcongtam.com.vn- 0972810901

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách pháp luật. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: [email protected]
Quý khách có bất kỳ vấn đề nào cần tư vấn, hãy đặt câu hỏi cho các luật sư để được tư vấn một cách nhanh chóng nhất!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

loading
Vui lòng đợi