Thanh lý tài sản cầm cố như thế nào là hợp pháp?

Câu hỏi:

Xin hỏi LuatVietnam: Có những cách thanh lý tài sản cầm cố nào theo quy định pháp luật? Nếu trong trường hợp tài sản cầm cố phải thanh lý thì thứ tự ưu tiên thanh toán tiền thu được sau khi thanh lý tài sản cầm cố như thế nào? Xin cảm ơn!

Trả lời:

1. Có những cách thanh lý tài sản cầm cố nào?

Cầm cố tài sản là một trong những biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.

Do vậy, những biện pháp xử lý tài sản bảo đảm quy định tại Điều 303 Bộ luật Dân sự cũng là phương thức xử lý tài sản bảo đảm được áp dụng đối với trường hợp vay tiền, cầm cố tài sản.

Theo đó, có các phương thức xử lý tài sản cầm cố bao gồm:

- Một là, bán đấu giá tài sản

Nếu lựa chọn cách thức này, các bên sẽ thuê/ký hợp đồng dịch vụ với bên tổ chức bán đấu giá tài sản và thực hiện đấu giá, bán tài sản cầm cố;

Bên trúng đấu giá, mua tài sản cầm cố là bên được nhận chuyển giao tài sản và có quyền sở hữu tài sản sau khi nhận chuyển giao;

- Hai là, bên nhận cầm cố tự bán tài sản

Nếu các bên có thỏa thuận về việc bên nhận cầm cố tự bán tài sản thì khi phát sinh căn cứ xử lý tài sản cầm cố, bên nhận cầm cố có quyền được bán tài sản nhận cầm cố;

Thực tế cho thấy, đối với cách xử lý tài sản cầm cố này, giữa các bên thường sẽ lập một văn bản ủy quyền xử lý tài sản cầm cố để đảm bảo đầy đủ căn cứ về hình thức và nội dung;

- Ba là, bên nhận cầm cố nhận chính tài sản cầm cố để thay thế/bù trừ cho việc trả nợ của bên cầm cố

Đây là trường hợp mà các bên trong hợp đồng cầm cố thỏa thuận phương thức xử lý tài sản bảo đảm nhận chính tài sản cầm cố để thay thế/bù trừ cho việc trả nợ;

Về hình thức, các bên cần phải lập hợp đồng chuyển giao tài sản hoặc thỏa thuận xử lý tài sản cầm cố để hợp pháp hóa quá trình sang tên;

Đồng thời, nếu có tranh chấp, các bên có quyền yêu cầu tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết;

- Bốn là, phương thức khác theo sự thỏa thuận của các bên

Lưu ý, nếu các bên trong hợp đồng cầm cố tài sản không thỏa thuận về hình thức xử lý thì bán đấu giá tài sản là phương thức được lựa chọn để thực hiện.

Trước khi xử lý tài sản cầm cố, các bên nên tiến hành định giá lại tài sản để có các quyết định thanh lý tài sản, thanh toán nghĩa vụ sau khi bán tài sản cầm cố phù hợp.

Như vậy, cách thức thanh lý tài sản cầm cố là 4 cách thức được quy định tại Điều 303 Bộ luật Dân sự 2015.

Các bên được quyền thỏa thuận, lựa chọn một trong những hình thức xử lý tài sản cầm cố mà pháp luật đã nêu trên và có quyền khởi kiện yêu cầu tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết nếu phát sinh tranh chấp.

2. Thanh toán tiền khi tài sản cầm đồ bị thanh lý thế nào?

Căn cứ Điều 307, Điều 308 Bộ luật Dân sự 2015, số tiền có được từ việc xử lý tài sản cầm cố có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn nghĩa vụ/số tiền phải trả.

Lúc này, thứ tự ưu tiên thanh toán từ số tiền có được từ việc xử lý tài sản cầm cố cũng sẽ khác nhau.

Bên cầm cố sẽ không nhận được tiền khi xử lý tài sản cầm cố nếu sau khi xử lý, số tiền này nhỏ hơn nghĩa vụ trả tiền mà bên cầm cố đang phải thực hiện.

Cụ thể, thứ tự thanh toán từ số tiền xử lý tài sản cầm cố được thực hiện theo trình tự sau đây:

Thứ tự thanh toán

Trường hợp số tiền có được từ việc xử lý tài sản cầm cố lớn hơn số tiền mà bên cầm cố phải trả

Trường hợp số tiền có được từ việc xử lý tài sản cầm cố nhỏ hơn số tiền mà bên cầm cố phải trả

Thứ nhất

Chi phí bảo quản, thu giữ

Thứ hai

Thanh toán nghĩa vụ theo thứ tự ưu tiên tại Điều 308 như:

Theo thứ tự hiệu lực đối kháng được xác lập;

Thanh toán cho bên có biện pháp bảo đảm có hiệu lực đối kháng với người thứ ba trước khi thanh toán cho bên không có biện pháp bảo đảm;

Hoặc theo thứ tự xác lập biện pháp bảo đảm nếu không phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba;

Nếu sau khi thanh toán số tiền ưu tiên thứ nhất mà không còn tiền hoặc số tiền còn lại nhỏ hơn số tiền thuộc nghĩa vụ thanh toán của bên cầm cố thì xử lý như sau:

Bên cầm cố bổ sung tài sản cầm cố tương ứng với phần nghĩa vụ còn thiếu nếu các bên có thỏa thuận;

Hoặc bên cầm cố tài sản có nghĩa vụ phải thanh toán phần nghĩa vụ trả tiền còn thiếu cho bên nhận cầm cố và phần nghĩa vụ còn thiếu được coi là phần nghĩa vụ không có bảo đảm;

Thứ ba

Bên bảo đảm

Như vậy, sau khi có được số tiền thanh lý tài sản cầm cố thì số tiền này được trừ đầu tiên là vào chi phí bảo quản, thu giữ tài sản cầm cố.

Sau khi đã thanh toán xong số tiền ở khoản chi này, các bên thực hiện thanh toán chi phí cho các bên theo hiệu lực đối kháng được xác lập hoặc theo thứ tự xác lập biện pháp bảo đảm…
 

Xem thêm: Cầm cố tài sản là gì? Có bắt buộc phải lập hợp đồng không?

Trên đây là nội dung tư vấn về “Thanh lý tài sản cầm cố như thế nào là hợp pháp?” dựa trên những thông tin mà luật sư đã nhận được. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!

 

Nguyễn Văn Tuấn

Được tư vấn bởi: Luật sư Nguyễn Văn Tuấn

Công ty Luật TNHH TGS

https://tgslaw.vn- 1900.8698

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách pháp luật. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: [email protected]
Quý khách có bất kỳ vấn đề nào cần tư vấn, hãy đặt câu hỏi cho các luật sư để được tư vấn một cách nhanh chóng nhất!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

loading
Vui lòng đợi